Giao duc Viet Nam di ve dau ?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Bao lao dong 25.06.2004Giáo dục đại học VN: 3 mâu thuẫn, 6 bất cập
Lê Hạnh Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đưa ra tại Diễn đàn quốc tế "Đổi mới giáo dục ĐH và hội nhập quốc tế" tổ chức trong hai ngày 22 - 23.6. Một lần nữa, những yếu kém của giáo dục ĐH VN lại được đưa ra "mổ xẻ".
Đầu tư ít ỏi Quang cảnh diễn đàn quốc tế "Đổi mới giáo dục ĐH và hội nhập quốc tế". GS Đào Trọng Thi - Giám đốc ĐH Quốc gia HN đưa ra một so sánh: Tỷ lệ đầu tư cho GD mới đạt 3% GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2%, ở Thái Lan là 5,4% và ở Malaysia là 6,7%; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đă là 5,3%, ở Anh là 5,5%, ở Canada là 7,3%. Một cách so sánh khác: Chính phủ hiện quy định mức trần thu học phí đối với các trường ĐH công lập là 1,8 triệu đồng/ năm/ SV, chỉ bằng khoảng 20 - 25% định mức chi phí đào tạo thường xuyên cho một SV (định mức này ở hai ĐH Quốc gia là 9.360.000 đồng/ SV, các trường ĐH công lập khác vào khoảng 7 - 8,5 triệu đồng).
C̣n các trường ĐH dân lập trên thực tế thu học phí ở mức thấp hơn rất nhiều ví dụ ở Trường ĐHDL Quản lư và Kinh doanh HN thuộc loại cao nhất cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng/ năm học. Với định mức và mức thu học phí như hiện nay, khoảng cách chênh lệch với các nước khác là rất lớn. Ơ Mỹ học phí của Trường ĐH California, Berkeley, một trong những trường ĐH công lập nổi tiếng, vào năm 1999 chỉ là 4.355USD, trong khi đó học phí ở các trường ĐH tư thục rất cao: Trường ĐH Harvard là 22.802USD, Yale là 23.700USD, Stanford là 21.389 USD...
V́ vậy, theo PGS.TS Trần Quốc Toản, Tổng Thư kư Hội đồng Quốc gia GD, "Sẽ không công bằng nếu chỉ phê phán về chất lượng mà không tính đến khoảng cách trong đầu tư cho GDĐH giữa VN và các nước trong khu vực và thế giới".
Người "nhập", ta "xuất" GS Phạm Phụ, ĐH Quốc gia TPHCM đưa ra con số: VN hiện nay đă có trên 20.000 SV đang du học tự túc ở nước ngoài, chi phí ước tính không dưới 200 triệu USD/ năm. Nhà nước cũng đă có Chương tŕnh học bổng từ ngân sách quốc gia để du học với tổng kinh phí 1.000 tỉ đồng trong 5 năm. Về du học sinh trong cuộc hội thảo "Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức" do Bộ GDĐT tổ chức cách đây không lâu, GS Hồ Sĩ Hiệp, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận định: "Chúng tôi sang nước ngoài khảo sát th́ thấy SV ḿnh rất kém, không làm cái ǵ được, chỉ có cộng trừ nhân chia là giỏi. SV VN ở nước ngoài nh́n chung thể lực yếu, rụt rè, ít chủ động, làm được những bài tập tự luận nhưng không biết phát triển lên cao. Vai tṛ cá nhân của SV VN trong trường học không thể sánh được với SV bạn. Hầu hết là SV đi du học tự túc, không phải là tinh hoa của SV VN".
Nước láng giềng trong khu vực - Malaysia - lại theo con đường khác: Cho rằng việc để SV của họ đi du học quá nhiều (đến 1997 có khoảng 35.000 SV) là mất chất xám và tổn thất ngoại tệ không đáng có, đạo luật về GD năm 1998 của họ cũng đă cho phép mở rộng sang mô h́nh "Mở chi nhánh ĐH ở nước ngoài". Từ đó, đến năm 2001, đă có đến 27.000 SV từ 134 quốc gia khác nhau đến Malaysia học tập. V́ vậy, nên chăng, đă đến lúc nghĩ đến một chiến lược hội nhập thích hợp để tiết kiệm ngoại tệ, giảm thiểu việc mất chất xám?
Trích phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm
Ba mâu thuẫn đó là: Mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng trong điều kiện giới hạn về nguồn lực; Yêu cầu đa dạng hoá các loại h́nh đào tạo đối đầu với những yêu cầu về chuẩn mực, liên thông và hội nhập; Yêu cầu về phát huy tính tự chủ của các nhà trường giằng co với nếp quản lư tập trung tồn tại từ nhiều năm nay. 6 bất cập: Các trường ĐH c̣n tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn; Cơ cấu tŕnh độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền chưa phù hợp, C̣n lúng túng trong vấn đề quản lư các loại h́nh trường ĐH, vấn đề chức năng cũng như sở hữu của từng loại trường; Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, một bộ phận không nhỏ c̣n hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học; Pḥng thí nghiệm c̣n thiếu nhiều trang thiết bị; Chương tŕnh và phương pháp giảng dạy chậm chuyển đổi, phần lớn vẫn theo những ǵ vốn có của hai, ba mươi năm về trước, và đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học
-- trbapi (trbapi@yahoo.de), June 25, 2004
Hoc hanh o Viet Nam dao tao toan ra nhung con vet, noi phet, noi lao, cai gi cung biet, toan la biet chut chut khong a ? Trung uong dang co ai hoc hanh gi ?May chu cong mo mieng la yeu nuoc, hanh dien minh dang o Viet Nam khong bi song luu vong. Oi Toan la dan doi tra. Bang chung ranh ranh o Forum nay. Oi toi chi toi nghiep cho dan ngheo. Sinh ra o Viet Nam la bat hanh roi ? Chinh quyen ( an may, an xin tren the gioi ) khong co chut gi kha nang, khong mot chut hieu biet gi ve kinh te, toan la tham nhung lua doi, bip bom.
-- trbapi (trbapi@yahoo.de), June 25, 2004.