TUYÊN NGÔN CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THUỘC LƯU VỰC SÔNG MEKONG

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

TUYÊN NGÔN CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THUỘC LƯU VỰC SÔNG MEKONG

Sông Mun, Tỉnh Ubon Ratchani, Thái Lan, Tháng 11 năm 2002.

Trả Tự Do cho con Sông, Quyền Sống cho các Cộng Đồng Lưu Vực.

Ghi chú: Thái Lan, với một nền quân chủ pháp trị và với một chính sách phát triển độc tôn, đă nhượng bộ cho phép người dân nói lên tiếng nói phản kháng của họ về các sai lầm của Chính phủ trong xử lư môi trường, có ảnh hưởng tai hại đến hạ lưu s ông Mekong. “Sông Cửu Long” xin chuyển ngữ bản tuyên ngôn nầy với suy nghỉ rằng những ǵ đang xẩy ra ở Thái lan có thể tái diễn ở các nước hạ lưu c̣n lại.

Chúng tôi, đại diện cho các Cộng Đồng địa phương sống trong lưu vực Sông tại Thái Lan, tập hợp bên bờ Sông Mun, tại tỉnh Ubon Ratchathani, đễ “Bàn thảo về Phát Triển lưu vực và cái gọi là “Nhóm Kiến Tạo” (Civil Society) đối với Sông Mekong.” Cuộc Hội Thảo đă tạo cho chúng tôi một dip đễ gặp gở các đại diện Cộng Đồng địa phương từ các quốc gia Lào, Cao Miên và Việt Nam. Cùng với họ, chúng tôi đă chia sẽ những kinh nghiệm sống đă qua, những cuộc tranh đấu chung và mối lưu tâm của chúng tôi về cộng đồng và dân sinh ven sông.

Chúng tôi, đại diện các Cộng Đồng địa phương sống trong Lưu Vực Sông thuộc Thái Lan, nh́n nhận rằng lối sống, văn hóa và mưu sinh của Cộng Đồng phụ thuộc vào và liên kết mật thiết với Sông Cửu Long, các phụ Lưu của sông , và sự đa dạng sinh thái thiên nhiên của ḍng sông, bao gồm cả thác ghềng, ao hồ, khu rừng và vùng ngập nước liên hệ.

Năm 1995, các Chính Phủ Cao Miên, Cộng Ḥa Dân Chủ Lào, Thái Lan và Việt Nam đă đạt đến một Hiệp Ước hợp tác “phát triển bền vửng“ Lưu Vực Sông Cửu Long. Hiếp ước nầy sau đó đă tiến tới định nghỉa danh từ “Nhóm Kiến Tạo” (Civil Society) ám chỉ nhóm tài trợ cho việc khuếch trương gia tăng kinh tế cho hạ lưu vực sông. Hiệp ước nầy cũng sinh ra “Ủy Ban Sông Mekong” (MRC), có nhiệm vụ thúc đẩy sự “hợp tác” giửa các Chính phủ trong vùng.

Chúng tôi khẳng định rằng Hiệp ước giửa các Chính phủ trong vùng, sự định nghỉa “Nhóm Kiến Tạo” (Civil Society), sự thành lập các cơ chế như Ủy Ban Sông Mekong, đă loại bỏ sự tham gia của các Cộng đồng trong mọi quyết định về phát triển Lưu Vực Sông.

Chúng tôi, v́ lẽ ấy, đặt ra nghi vấn tính chất thật sự của “phát triển” ấy, xuất phát từ sự “hợp tác” ấy và “sự tài trợ phát triển” do “Nhóm Kiến Tạo” đài thọ. Chúng tôi xin hỏi sự “phát triển” ấy trên thực tế đă có khả năng duy tŕ sự đa dạng mưu sinh và có gia tăng phẩm chất của đời sống cộng đồng địa phương hay không ? Chúng tôi khẳng định rằng các Cộng Đồng địa phương đang bị hy sinh v́ danh nghỉa “phát triển”. “Phát triển” hiện nay đang hủy diệt đời sống, dân sinh, văn hóa, và hệ sinh thái thiên nhiên của Cộng Đồng địa phương trong lưu vực sông.

Các Chính phủ thuộc lưu vực Mekong, Ủy Ban Sông Mekong, các cơ quan tài trợ như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), và các Chính phủ phương Bắc (Northern countries), cho rằng họ đang hợp sức với nhau đễ thực hiện mục tiêu “giăm nghèo”. Nhân danh công tŕnh “giăm nghèo”, các Chính phủ và cơ quan đang bần cùng hóa dân chúng địa phương, truất hữu nhà cửa, ruộng vườn, và của cải của họ, đồng thời lấy đi quyền quyết định của họ về tổ chức tương lai của họ.

Chúng tôi, đại diện các Cộng Đồng địa phương lưu vực sông tại Thái Lan, biết rằng sông Mekong vốn chứa một sự đa dạng dồi dào về dân sinh, mưu sinh, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngử, dân tộc và sắc tộc bản sứ. Nhựng “Nhóm Kiến tạo” được thành lập do nhu cầu của sự phát triển ngày nay không hề tôn trọng sự đa dạng ấy, cũng như không nh́n nhận các nhu cầu cần thiết của nó. Công tŕnh phát triển hiện tại và “Nhóm Kiến Tạo” của nó, đang phá hủy xă hội, hệ sinh thái của chúng tôi, và đang làm hao ṃn nhân loại phong phú của vùng hạ Mekong. “Nhóm Kiến Tạo” thuộc các chương tŕnh phát triển đang toan tính thay thế sự đa dạng của vùng hạ Mekong bằng cách bắt dân chúng vùng phải chấp nhận một loại văn hóa duy nhất - một thứ văn hóa dựa theo đồ án phát triển được các chính phủ trong vùng cưởng đặt với sự ủng hộ của các nước vá cơ quan tài trợ. Thứ văn hóa độc nhất và cái “Nhóm Kiến Tạo” nhân tạo ấy do các chính phủ và cơ quan như Ủy Ban Sông Mekong sắp đặt, đang hủy diệt kiến thức và sự khôn ngoan của các cộng đồng địa phương và toan tạo nên sự quả quyết rằng dân chúng không đũ khả năng quyết định về sự phát triển của họ.

Chúng tôi, đại diên cho các Cộng đồng địa phương của hạ lưu vực sông Mekong, tại Thái Lan, nhận định rằng nguyên tắc cơ bản đễ hướng dẩn và thành lập nền tảng cho việc xây dựng xă hội trong vùng hạ lưu Mekong, phải gồm có sự tham gia của các Cộng đồng trong các quyết định về tương lai của họ. Quan điểm về “quyền hạn của Cộng đồng” bao gồm các sự hiểu biết về địa phương, sự sáng suốt của dân chúng vùng Mekong và quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên, không thể tách rời khỏi kế hoạch của “Nhóm Kiến tạo”. Nhóm nầy cần được thành h́nh qua sư trao đổi công bằng ư kiến và kinh nghiệm với cộng đồng địa phương, không phân biệt giàu nghèo. “Nhóm Kiến tạo” hiện tại của các chính phủ và cơ quan như Ủy Ban sông Mekong, có hướng đi ngược lại các nguyên tắc tôn trọng quyền lợi và quyền hạn tham gia của cộng đồng địa phương, v́ họ tước đoạt quyền quyết định và thẩm quyền của nhân dân trong sự phát triển chính của họ. Trong phạm vi nầy, cộng đồng địa phương phải được bảo đảm rằng “Nhóm kiến tạo” nhân tạo do chính phủ và Ủy ban sông Mekong đặt ra, không được phép chi phối đời sống và xă hội của chúng tôi. Nhầm mục đích nầy, chúng tôi xin được quyền theo dơi các chính phủ trong lưu vực, đễ biết chắc chắn rằng họ hành động cho quyền lợi tối ưu của cộng đồng.

Chúng tôi, đại diện các Cộng Đồng địa phương lưu vực sông tại Thái Lan, khẳng định rằng Ủy Ban Sông Mekong đă gây thiệt hại quyền lợi của các nước lưu vực sông Mekong, của cộng đồng địa phương và hệ sinh thái trực thuộc. Bằng chứng sự dối trá phỉnh gạt của Ủy Ban Sông Mekong: khi liên hệ với các chính phủ trong vùng, Ủy Ban cho rằng các cộng đồng địa phương ngu dốt, nghèo nàn, không có khả năng phát triển và là thủ phạm phá hủy mội trường. Nhưng khi Ủy Ban Mekong đối đầu với cộng dồng chúng tôi, họ qui trách các chính phủ nhận tiền của các cơ quan tài trợ và lệ thuộc nơI viện trợ nước ngoài. Với danh nghỉa “thúc đẩy phát triển”, các nhà tham vấn của Ủy Ban sống vương giả nhờ tiền đóng thuế của dân chúng, cùng một lúc hổ trợ cho các đồ án đă hủy diệt xă hội, môi trường của chúng tôi và gây nên xung đột giửa các cộng đồng và giửa các quốc gia.

Do đó, chúng tôi kêu gọi các chính phủ trong vùng sông Mekong, lập tức ngưng xúc tiến các đồ án trong lưu vực sông, đă được Ủy Ban Mekong đặt kế hoạch, hổ trợ hay thực hiện. Chúng tôi, đại diện các Cộng Đồng địa phương lưu vực sông tại Thái Lan, có mặt tại đây bên bờ sông Mun, đă trao đổi những bài học về những cố gắng của chúng tôi đễ dành quyền quyết định về phát triển, về những cuộc tranh đầu chống các công tŕnh “phát triển” hiện hữu, và chống “nhóm kiến tạo” giả tạo đă được cưởng đặt cho xă hội chúng tôi. Nơi đây tại bờ sông Mun, chúng tôi mục kích một trong những biểu tượng của sự “phát triển hủy hoại” mà các chính phủ vùng sông Mekong đang khuyến khích: đập Pak Mun.

Chúng tôi tuyên bố không chấp nhận những đồ án “phát triển” như đập Pak Mun đang đứng sờ sửng nơi đây, chúng tôi hy vọng rằng con Sông Mun sẽ cuốn trôi loại “phát triển hủy hoại nầy, và Nhóm kiến tạo của nó. Trong niềm chia sẽ kinh nghiệm và thảo luận về phát triển qua suốt bốn ngày nay, chúng tôi đă duyệt khám những vấn đề liên quan đến việc xử dụng và quản lư lưu vực sông Mekong. Chúng tôi xem sự chia sẽ và trao đổi nầy như là điểm bắt đầu và cũng là một dấu móc trong những cố gắng của chúng tôi nhầm bảo đảm rằng việc phát triển phải có trách nhiệm và có ư nghỉa cho những cộng đồng có mức xă hội và kinh tế thấp.

Chúng tôi kỳ vọng rằng sự trao đổi và chia sẽ tâm tư nầy giửa các cộng đồng ven sông Mun, sẽ tiếp diễn ở các nước trong lưu vực Mekong đễ cho những quyền lợi về tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng sẽ trở thành nguyên tắc kim chỉ nam của mọi phát triển trong vùng.

Quyền hạn của các cộng đồng địa phương muon năm !

Cộng Đồng địa phương lưu vực sông tại Thái Lan. 12 tháng 11, 2002, tỉnh Ubon Ratchathani. MOI BAN BAM VAO LINK !...http://www.mekongriver.org/declmekrivn.htm



-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), June 23, 2004


Moderation questions? read the FAQ