Kinh Tế Hậu Cộng Sản, một vấn đề chính của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Kinh Tế Hậu Cộng Sản, một vấn đề chính của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam

Trich tu Nguoi Viet On Line - Monday, June 14, 2004 1:04:48 PM

Nguyen Huy

Vào chiều Chủ Nhật cuối tuần qua, tại pḥng sinh hoạt của Nhật Báo Người Việt, một tổ chức có tên là Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Hậu Cộng Sản đă tổ chức cuộc ra mắt trước cộng đồng người Việt hải ngoại.

Hàng trăm nhân sĩ trí thức và đồng hương đă đến tham dự. Sau những nghi lễ chào kính quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm trang trọng, ban tổ chức đă giới thiệu ông Trần Đ́nh Lạc Long - Trung Tâm Trưởng, lên khai mạc buổi ra mắt trung tâm.

Phát biểu trong bài diễn văn khai mạc, ông Trần Đ́nh Lạc Long đă nhận định rằng chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ phải sụp đổ, chúng ta cần phải chuẩn bị. Cuộc đấu tranh của chúng ta là cuộc đấu tranh từ xa chưa đạt được kết quả trong khi đó th́ tuổi trẻ Việt Nam cũng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Một tương lai cho Việt Nam sẽ ra sao?

Ông Trần Đ́nh Lạc Long đă “nh́n” thấy được tương lai ấy. Qua thực tế của các nước Cộng Sản sau khi đế quốc Cộng Sản tan ră, hầu hết các nước theo Cộng Sản đă lâm vào t́nh trạng kinh tế lẹt đẹt không thể phát triển lên được. Việt Nam trong nay mai cũng vậy, khi chế độ Cộng Sản sụp đổ th́ Việt Nam sẽ rơi vào những bạo động vũ trang, những khủng bố của t́nh trạng vô chính phủ. Để tránh t́nh trạng như vậy, chúng ta ở ngoài nước phải có những chuẩn bị để đất nước khỏi tụt hậu khi mà nền kinh tế toàn cầu đă h́nh thành. Công việc chuẩn bị ấy không thể chỉ là một người, một tổ chức mà phải là sự đóng góp của quần chúng của các giới thức giả ở hải ngoại. Nay chúng ta đă gặt hái được những thành công lớn là giương cao được ngọn cờ Vàng chính nghĩa do từ chúng ta đă biết đoàn kết đấu tranh trong lănh vực này. Vậy cũng nên tiếp tục đoàn kết trong công cuộc phục hưng xứ sở mà một nền kinh tế cho thời gian hậu cộng sản rất là cần thiết. Bởi thế mà Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Hậu Cộng Sản ra đời. Ước mong trung tâm sẽ được sự tiếp tay đóng góp của mọi thành phần người Việt từ trong và ngoài nước.

Tiếp sau đó, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - một trí thức lớp trẻ hải ngoại, đă bày tỏ ḷng mơ ước của ông cho một Việt Nam không c̣n Cộng Sản. Đó là một căn nhà mà mọi đóng góp là công sức của nhiều thành phần trong cộng đồng người Việt. Căn nhà ông mơ là một căn nhà ba gian tượng h́nh của Tam Giáo Khổng Phật Lăo rất quen thuộc trong kiến trúc của dân tộc Việt. Căn nhà khang trang là nhờ từ những anh chị em Quốc Gia Hành Chánh trước đây đă dày công xây đắp nền tảng. Dưới những mái nhà vững chắc là đàn trẻ khỏe mạnh hồng hào vui đùa, là do từ công sức của các bác sĩ đă thâu lượm kinh nghiệm kiến thức ở hải ngoại trong những năm qua... có nghĩa là Việt Nam thời hậu Cộng Sản sẽ là một Việt Nam của mọi công sức, trí tuệ của người dân Việt trong và ngoài nước cùng ḥ nhau vào kiến thiết xây dựng.

Đến phần phát biểu của một chính trị gia trước năm 1975, cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc - cố vấn của trung tâm, th́ người tham dự lại được thêm một lần nữa tin rằng Cộng Sản phải sụp đổ. Cựu Thượng Nghị Sĩ cho rằng Cộng Sản Việt Nam nay chỉ là một ḥn đá cản trên đường chúng ta đi tới mà thôi, chỉ cần gạt nó sang một bên là xong. Ông Lộc cho biết đáng lẽ ông đă vui thú điền viên ở tuổi “thất thập cổ lai hi” này rồi, nhưng v́ thấy các bạn trẻ trong Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Hậu Cộng Sản rất thiện chí và tích cực với đất nước và dân tộc nên cũng gắng sức giơ vai gánh chung trách nhiệm. Ông Lộc cũng cho biết mục tiêu chính của trung tâm nghiên cứu là nhằm thực hiện tự do dân chủ muôn đời cho đất nước và dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ là việc dẹp bỏ chế độ Cộng Sản mà thôi.

Sau những lời phát biểu tổng quát về sự hoạt động của trung tâm nhắm tới của các vị trong trung tâm, ban tổ chức thấy có cả cựu Dân Biểu Bùi Văn Nhân, tức nhà báo Vi Anh, đă chuyển sang cuộc hội thảo đóng góp ư kiến của cử tọa. Cuộc hội thảo được ban tổ chức sắp xếp không có chủ tọa đoàn như thường lệ mà chỉ có những hội thảo viên lần lượt đóng góp ư kiến.

V́ là buổi hội thảo nhân dịp ra mắt trung tâm nên cuộc hội thảo chưa đi sâu được vào vấn đề nào nhất là vấn đề được ban tổ chức đưa ra là “Cộng Sản coi như đă chết rồi, chúng ta nên nhắm đến cứu cánh là tự do dân chủ cho Việt Nam.” Đây là một vấn đề mà theo nhiều người tham dự rất thắc mắc mong được trung tâm cũng như cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc giải thích thêm.

Nguyên Huy

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 16, 2004

Answers

Response to Kinh Tế Hậu Cộng Sản, một vấn đề chĂ­nh của Trung TĂ¢m NghiĂªn Cứu PhĂ¡t Triển Kinh Tế Việt Nam

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Tại sao cần nhích lại gần nhau?

Trich tu www.bbc.co.uk/vietnamese

Trong gần 3 thập niên, người Việt sống ở các nước phương Tây, hay c̣n gọi là Việt Kiều (VK), luôn đả kích kịch liệt chính quyền CSVN. Phản ứng tiêu biểu của chính quyền là xem cộng đồng là những kẻ phản bội đất nước và họ - những người cầm quyền VN - luôn né tránh bất kỳ sự tiếp xúc công khai nào với cộng đồng này.

Nước VN thống nhất, dưới sự nắm quyền của chính quyền CSVN gần 30 năm, vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với mức thu nhập đầu người chừng $430 đô la Mỹ, kém xa thu nhập của người Mỹ (một nước theo phe bại trận trong cuộc chiến VN) chừng $36,000. Chính quyền CSVN thừa nhận rằng, sự thành công trong việc phát triển kinh tế của VN tùy thuộc phần lớn vào sự thành công trong sự hội nhập kinh tế của VN vào khối các nước phương Tây, chứ không phải với khối CS đang tan ră ở giai đoạn chót.

Và nó cực quan trọng cho chính quyền CSVN chuyển đổi cộng đồng VK từ những kẻ phản quốc thành một lược lượng tối cần thiết trong sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Sau nhiều thập niên nỗ lực làm việc thành đạt và thích nghi được với các lối sống và suy nghĩ của Tây phương, VK có thể cống hiến nhiều cho việc hội nhập của VN vào thế giới Tây phương.

Ư thức được điều đó, chính quyền CSVN đang thay đổi thái độ, dùng những lời ngon ngọt ḥa đồng, và mở rộng ṿng tay đón VK về nước. Sự thay đổi đó được thể hiện qua sự trải thảm đỏ lần đầu tiên đón mừng viên chức cao cấp thứ hai của chính quyền Sài G̣n cũ (hay viên chức cao cấp nhất hiện c̣n sống), ông Nguyễn Cao Kỳ.

Nếu không kịp tẩu thoát vào năm 1975, ông Kỳ cũng đă cùng chung số phận với những binh sĩ Sài G̣n, bị vào tù học cải tạo và bị quản lư tại gia dài hạn, v́ người CS coi ông là một người phản quốc đầu xỏ lớn nhất.

Những người ủng hộ chính quyền CSVN đều cho rằng VK là những kẻ cực đoan nuôi măi hận thù xuất phát từ thời chiến tranh. Đă đến lúc VK nên bỏ hận thù chiến tranh này để yêu thương lại mảnh đất cội nguồn của ḿnh v́ những người CS đang sẵn sàng quên quá khứ và mở rộng ṿng tay chào đón họ.

Phân tích một cách cặn kẽ cho thấy VK không hận thù dân tộc VN. Họ chỉ chống chính quyền CSVN thôi. Ví dụ, hàng năm cả trăm ngàn VK đi về VN thăm thân nhân và gởi hàng tỉ dollars về VN cho thân nhân. Tuy nhiên chỉ có vài cá nhân chính thức phục vụ chính quyền CSVN. VK chống chính quyền CSVN v́ hai lư do: thứ nhất là sự độc tài và thối nát của chính quyền nay, và thứ hai là những ngược đăi nặng nề có tính cách hệ thống mà nhà cầm quyền CSVN đă áp dụng đối với họ khi họ c̣n ở VN vào thời hậu chiến.

Xét về khía cạnh độc tài tham nhũng, đại đa số người phương Tây đều công nhận rằng tất cả các chính quyền CS như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, v.v. đều là những chính quyền độc tài, và sự độc tài này không được người dân phương Tây ủng hộ.

Freedom House, Nhà Của Sự Tự Do (http://www.freedomhouse.com), một tổ chức phi chính phủ đặt văn pḥng tại Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, cho chính quyền CSVN một điểm rất thấp về tự do chính trị và nhân quyền.

Riêng về mặt tham nhũng, chính quyền CSVN được đánh giá là tham nhũng quá mức so với tiêu chuẩn của các quốc gia phương Tây.

Transparency International, Minh Bạch Quốc Tế (http://www.transparency.org), một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận đặt tai Anh cũng cho chính quyền CSVN một điểm rất tệ về mặt tham nhũng.

Người VN đang sống trong nước (gồm luôn những người CS trong sạch) lẫn người VK đều có ác cảm với những kẻ cầm quyền tham nhũng thối nát v́ họ bần cùng hoá đất nước để được những cái lợi cá nhân khổng lồ.

VK rất hổ thẹn cho chính sách độc tài tuyệt đối và tệ nạn tham nhũng đầy rẩy trong bộ máy chính quyền CSVN. VK sẽ có cái nh́n tốt hơn đối với chính quyền CSVN khi họ cải tổ nhiều hơn về tham nhũng, độc tài chính trị và nhân quyền.

Những đau khổ và bất công mà cộng đồng người Việt hải ngoại đă hứng chịu từ chính quyền CSVN là những điều có thật. Không giải quyết những đau khổ này chỉ kéo dài tinh thần chống cộng của họ.

Thế th́ chính quyền CSVN phải làm ǵ để thu phục nhân tâm của những người từng là công dân của nước VN này? Nếu không có sự ủng hộ của họ, con đường đi đến sự thịnh vượng sẽ dài và nhiều chông gai hơn mà chính quyền CSVN khó tự ḿnh vượt qua được.

Bài của Tiến Sĩ Dương Vinh Hiển (USA)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 16, 2004.


Moderation questions? read the FAQ