Tiểu luận

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Tiểu luận

Trich tu mang www.ykien.net - Dương Thu Hương - Ha noi - Viet nam

Trước hết, tôi xin được nói vài lời phi lộ: Tôi không chỉ là người chuyên đấu tranh cho dân chủ, tôi cũng c̣n là người viết văn, v́ lẽ đó, chắc chắn trong vài năm tới, nếu trời phật c̣n cho sống tôi sẽ không có cơ hội gặp gỡ mọi người, trả lời các cuộc phỏng vấn hoặc tham gia bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước. Do đó, nhân dịp này tôi xin được tŕnh bày một cách đầy đủ những ư nghĩ của riêng tôi về cuộc đấu tranh dân chủ ở V.N. Nếu bảo rằng: "Nói một lần cho tất cả" là quá vội vă và hàm hồ th́ chí ít bài phát biểu này cũng sẽ bao hàm tất thảy những ư nghĩ của tôi trong một giai đoạn dài, và tôi sẽ không trở lại vấn đề này lần nữa.

Thứ hai, tuy đă từ lâu xác định hy sinh cuộc đời ḿnh cho lợi ích của nền dân chủ, nhưng tôi không nuôi mộng cầm quyền không bao giờ h́nh dung ḿnh trong vai tṛ thủ lĩnh của bất cứ một đảng phái nào, dù là Tự do, Dân chủ, Cánh tả hay Cánh hữu nếu như chúng có thể xuất hiện một ngày nào đó trong tương lai, xa xôi hay gần gũi. Tôi tự biết một cách đích xác rằng tôi không có phẩm chất của chính khách hành nghề chính trị, thứ nghề đ̣i hỏi trước hết khả năng tập hợp và chỉ dụ một đám đông. Bởi lẽ, về bản chất, tôi là người một ḿnh, tôi không thích lănh đạo ai và cũng không để ai lănh đạo. Nói cho minh bạch để một mặt, những ai ước vọng cầm quyền, dù ở trong nước hay hải ngoại có thể yên tâm tuyệt đối, và mặt khác tất cả những ǵ tôi sẽ nói đều xuất phát trên cái nh́n trước hết của một nhà văn và sau đó, của một người tranh đấu cho lợi quyền của dân chúng, không phải nhăn quan một chính khách.

Thứ ba, tôi phải xin lỗi trước tất cả những ai vốn coi ḷng tự hào dân tộc như một di sản bất biến và đinh ninh đó là một kho tàng vô hạn bởi những điều tôi sắp nói chắc chắn không phải mía lùi hay mật ngọt và nó có nguy cơ làm thương tổn ḷng tự ái, vốn là một thứ t́nh cảm vô cùng mănh liệt không chỉ riêng có ở người VN mà có tính phổ biến của nhân loại.

Giờ, xin đề cập tới vấn đề chính: Việc bắt bớ hàng loạt những người đấu tranh cho dân chủ kể từ năm 2002 tới nay và vụ xử án ông Phạm Quế Dương sắp tới. Theo lá thư thứ hai của bà Đỗ Thị Cư vợ ông Phạm Quế Dương gửi nhà cầm quyền, tôi được biết ông bị kết tội làm gián điệp (mười ba năm trước họ cũng đă từng kết tội tôi là gián điệp, bán bí mật quốc gia cho ngoại bang) ông bị đe doạ lănh án từ 12, 20 năm tù đến chung thân hoặc tử h́nh theo điều luật 80 - Bộ luật h́nh sự.

Ở đây, tôi không cần nhấn mạnh vào tính chất phi lư, phi pháp, phi nhân biểu hiện ở bản luận tội vừa tàn bạo vừa đê tiện của người đại diện cho chính quyền và Ban văn hoá tư tưởng VN, cái thứ tổ chức đặc trưng cho các Nhà nước xây dựng theo mô h́nh phát xít, tôi chỉ bàn tới tính Ngạo ngược hiển hiện ra trong từng lời từng chữ của họ. Vu khống, sỉ nhục, tàn diệt vốn là hành xử tự nhiên của kẻ cầm quyền ở những xứ sở chưa phát triển, dân trí thấp kém. Tuy thế, cách hành xử này dù muốn hay không cũng phải t́m một h́nh thức thoả hiệp với thời đại, hoặc nói nôm na nó phải uốn ḿnh theo cuộc thế, chí ít là để nguỵ trang để tránh các phản ứng bất lợi và t́m hiệu quả. Bản luận tội ông Phạm Quế Dương không cần xử dụng chút nào nguyên tắc đó, nó bộc lộ tính tàn ác, phi lư một cách trắng trợn và Ngạo ngược. Sự ngạo ngược này chỉ có thể h́nh thành trên hai yếu tố tâm lư sau:

- Thứ nhất, nhà cầm quyền có ḷng tin tuyệt đối ở sức mạnh của họ. Sức mạnh đó tỳ trên Ṇng súng và sự Sợ hăi thâm căn cố đế đă trở thành một phần bản thể của dân chúng (Une peur viscérale- không có từ chính xác để dịch).

- Thứ hai, họ cũng tin tuyệt đối vào sự bất khả và sự mong manh của phong trào dân chủ nói chung và những người đấu tranh cho dân chủ nói riêng.

Bất hạnh thay, ḷng tin của họ lại có cơ sở thực tiễn. Đó chính là điều cần phải nghĩ. Điều này đă ám ảnh đă theo đuổi tôi ít cũng gần hai thập kỷ, kể từ 1985 là thời điểm tôi dấn thân vào cuộc đấu tranh này. Ai cũng biết rằng tất thảy những nhà nước thuộc phe xă hội của chủ nghĩa đều xây dựng trên sức mạnh đàn áp, theo công thức của Lénine. Cái nôi của chính thể bao giờ cũng là một cuộc chiến tranh rộng lớn, khá dài lâu để sự xáo trộn đủ thời gian gây ra một hiệu ứng hai chiều: Sự tôn vinh bạo lực và tâm lư ṭng phục trong dân chúng. Chính thể tiêu biểu cho hệ thống này đương nhiên là Liên Bang Xô Viết. Chính thể đó đă sụp đổ hơn một thập kỷ nay. Muốn hay không, dù cho rằng các đảng phái đối lập ở Nga chỉ là một đám vỏ ốc, dân chúng không có thói quen sinh hoạt chính trị và Putin chỉ là một Pie Đại đế tái sinh … nhân loại vẫn buộc phải công nhận rằng ở Nga xă hội đă chuyển biến, đă có nền móng của một xă hội dân chủ dẫu rằng nền móng đó c̣n mong manh và giai đoạn tập sự xem ra c̣n khá dài lâu. Chỉ c̣n lại ba quốc gia bé nhỏ, xem ra là di tích vững chắc nhất của một hệ thống đă sụp đổ: Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. V́ không có ước vọng trở thành nhà phân tích chính trị xuyên quốc gia nên tôi xin tập trung vào vấn đề hiện đang làm nhức nhối tất thảy những ai quan tâm đến tiền đồ của xứ sở: Nhà cầm quyền VN lấy ở đâu sức mạnh và niềm tự tin ấy ? Nguồn suối nào đă và đang nuôi dưỡng một chính quyền thối rữa một cách công khai, vô năng một cách hiển nhiên trên nhiều lĩnh vực và tàn bạo một cách ngạo ngược trong việc đàn áp dân chúng ? Sự tồn tại của khối mâu thuẫn này là một phương tŕnh không dễ dàng t́m ẩn số. Tuy nhiên, công việc của chúng ta buộc phải t́m ra các ẩn số đó bằng mọi giá. Để có cơ sở tham chiếu tôi xin mượn lời một nhà báo Pháp, Claude Allègre trong bài Cực hữu, Cực tả (Extrême droite, Extrême gauche - L’Express/page 40/ 29-8-2002) sau cơn khủng hoảng của nền dân chủ Pháp, sự đột phát của làn sóng Cực hữu mà đại biểu là Le Pen. Trong bài viết này ông Claude xác nhận:

“… Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khmer đỏ, những trại tập trung cải tạo Cambodgiens, những cuộc tàn sát hàng ngh́n trẻ em hay người lớn. Và Ceausescu ở Roumanie ? … Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm này đă chiến thắng các siêu cường quốc (ce peuple courageux a bouté hors les murs les super – puissances) người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thi thố trên xứ sở đó cũng như ở tất thảy các quốc gia “dân chủ nhân dân khác”. Đương nhiên cụm từ "Dân chủ nhân dân" được đặt trong ngoặc kép. Ông Claude Allègre đă nói đúng một phần của sự thật: Dưới cái cớ là dân tộc can đảm này đă chiến thắng các siêu cường quốc, người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi ở đó … Một phần khác của sự thật mà ông Claude Allègre chưa nhắc đến, đó là chủ nghĩa bài Mỹ là chất xi- măng gắn kết rất nhiều quốc gia.

Chính thứ Antiaméricanisme này là lư do ngầm ẩn để người ta giàu ḷng khoan dung với Việt Nam, một Việt Nam trên danh nghĩa chung mà không biết rằng Việt Nam là một thực thể mơ hồ trong đó nhào trộn máu của những kẻ bị đàn áp lẫn vàng của kẻ thống trị, ân sủng của kẻ cầm quyền lẫn nỗi thống khổ của dân đen, sự ngạo mạn tàn ác của kẻ mạnh lẫn sự khiếp nhược hèn mọn của kẻ yếu … và tất thảy ch́m đắm trong một thứ vinh quang lịch sử vừa mờ mịt khói sương huyền thoại vừa óng ánh trang kim của sân khấu tuồng chèo. Danh từ Việt Nam giờ đây được dùng như một thứ biểu tượng nhằm hạ nhục Mỹ và thoả măn phức cảm Antiaméricanisme. Bất cứ ở xó xỉnh nào trên hành tinh này xảy ra xung đột với Mỹ, người ta nêu tên Việt Nam như lời cảnh cáo:

- … Hăy coi chừng một Việt Nam mới …

- … Các nhà quan sát cho rằng rất có thể trong một tương lai không xa lịch sử sẽ lặp lại lần nữa điều mà người ta thường gọi là Hội chứng Việt Nam …

- … Như ở Việt Nam năm xưa, giờ đây lính Mỹ đă bắt đầu chán nản … vân vân và vân vân …

Đương nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam lợi dụng tối đa điều này. Dưới bàn tay cắt cúp, dàn dựng của các đạo diễn da vàng tóc đen, nhiều đoạn tản đàm trong báo chí phương Tây cũng như các châu lục khác được sử dụng như một thứ chất liệu quư báu để dựng lên bức tượng đài vĩnh cửu, tôn vinh tinh thần quả cảm và sức mạnh bất khả chiến bại của một dân tộc nhỏ bé nhưng anh dũng vô song. Điều này có khiến cho dân chúng hănh diện không ? … Tôi tin là có, không chỉ người Việt sống trong biên thuỳ mà c̣n cả một bộ phận người Việt sống nơi hải ngoại. Hơn nữa, không chỉ người trưởng thành mà c̣n cả đám trẻ thơ. Vào những ngày cuộc chiến tranh liên quân Mỹ – Anh với Irắc bùng nổ, ở những nơi tôi thường lui tới, lũ trẻ bàn tán sôi nổi:

- Chúng ta cần phải sang giúp người Irắc, họ không đánh Mỹ thiện chiến như dân ta.

- Rồi ta sẽ lập các đội quân t́nh nguyện, cả thanh niên và thiếu niên sẽ được phiên chế hết. Ở Bát - đa, tổng thống Sadam kêu gọi nhập ngũ cả những đứa tuổi mười hai …

Vậy là, thừa nhận hay không, tinh thần lính đánh thuê và óc hiếu chiến đă xâm nhập vào năo trạng của thế hệ trẻ, một trạng thái bệnh hoạn chắc chắn chưa từng xẩy ra trong tâm lư dân tộc Việt từ thuở dựng nước tới nay. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đă trôi qua hơn một phần tư thế kỷ, xuưt xoát ba thập niên nhưng toàn bộ hoạt động tinh thần của xứ sở vẫn sống trong cuộc chiến tranh ấy. Một cách hoàn toàn chủ ư, nhà nước Việt Nam giáo dục và bắt buộc công dân phải tưởng niệm cuộc chiến tranh này một cách liên tục, không ngưng nghỉ: Các chủ đề chỉ định cho báo chí, các cuộc triển lăm, các trương tŕnh văn hoá, nghệ thuật. Mọi người phải sống với cuộc chiến đă qua như sống với vị hôn thê, phải nghe những bài hát lặp đi lặp lại ba mươi năm liền, từ đài phát thanh quốc gia đến thứ loa ra rả gào thét ở phường khóm, phải xem những vở kịch, những cuốn phim về lịch sử chống Mỹ cứu nước ṛng ră ba thập kỷ, phải tham dự những cuộc họp, những cuộc tŕnh diễn mà dù bất cứ chủ đề nào bóng dáng của chiến thắng lẫy lừng năm xưa cũng phải tái hiện cho dù lạc lơng … Một nhà văn cho ra đời cuốn tiểu thuyết mang tên: “Ăn mày dĩ văng". Vô t́nh hay hữu ư th́ cái nhan đề này khá chính xác với tính cách của chính phủ hiện hành. Nói một cách khác, chính quyền Việt Nam là chính quyền mắc chứng dâm thi. Nó chỉ có thể làm t́nh với thây ma v́ điều đó đem lại sự thoả măn và cho nó lư do tồn tại. Bản thân nó vô giá trị. V́ thế, không có cách nào khác nó phải dựng thây ma của quá văng lên, tô son vẽ phấn cho vị thần hộ mệnh.

Vâng, đúng như vậy, vị thần hộ mệnh của chế độ này chính là cuộc chiến tranh đă qua được gọi tên là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Dù đă qua ba mươi năm, cuộc chiến tranh này vẫn là bức tường thành che chắn cho những kẻ cầm quyền. V́ sao ?… V́ ba lẽ:

- Thứ nhất, cuộc chiến tranh nào cũng đ̣i hỏi một bộ máy thực thi chiến lược lẫn chiến thuật. Cuộc chiến càng rộng lớn, càng khốc liệt, bộ máy càng đồ sộ, phức hợp và chặt chẽ để đáp ứng các đ̣i hỏi của nó. Khi chiến tranh kết thúc bộ máy quân sự khổng lồ này sẽ chuyển thành tường luỹ của Nhà nước cầm quyền, và sức mạnh bạo lực của nó sẽ hướng tới một đối tượng mới, không c̣n là kẻ ngoại xâm mà là những anh em nội tộc nhưng bất tuân phục.

- Thứ hai, cuộc chiến tranh chống Mỹ là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử, số người thiệt mạng lên tới ngót một chục triệu, tổn thất lớn lao này không thể nào tránh gây ra những chấn thương tinh thần trong năo trạng chung. Sự sợ hăi bạo lực được khắc phục trong chiến tranh do trạng thái thăng hoa của tinh thần yêu nước giờ đây trở lại nguyên trạng hoặc sa sút trở thành sự khiếp nhược trước sức mạnh đàn áp của kẻ cầm quyền. Thêm nữa, tâm lư tự thoả măn với một sự tồn tại tối thiểu … Cũng c̣n hơn là chết … làm cùn ṃn tất thảy những khát vọng và khả năng tranh đấu nơi dân chúng.

- Thứ ba: Bức tượng đài “Chiến thắng vĩnh cửu” được dựng lên đem lại một thứ lợi ích kép cho nhà cầm quyền: Đối với ngoại bang, họ được hưởng thứ đặc ân như tôi vừa phân tích, đối với dân chúng, ḷng tự hào dân tộc là món tiền chuộc lớn lao, một thứ Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân, để chuộc lại những khoản tham nhũng liên miên hàng trăm tỷ, những vụ đổ bể tai tiếng như vụ án Năm Cam, sự hiện diện ô nhục của những con người mà tiếng tăm về sự ngu dốt cũng như về phẩm hạnh đă trở thành đề tài tiếu lâm hàng ngày ở cửa miệng dân chúng … Như thế, một thứ vô h́nh mà chuộc lại được những thứ đếm được, cân đong được, biến chúng thành các Compte ở các ngân hàng ngoại bang quả là đáng giá lắm. Cho nên, việc tô son trát phấn thậm chí nói khoác, nói thêm cho một vinh quang trong quá khứ là món đầu tư béo bở, hiệu quả gấp nhiều lần các vụ đầu tư thông thường trên thương trường.

Dân chúng, không phải quá nhu nhược đến mức tự nguyện ch́a chân ra cho đỉa hút máu, nếu không những người nông dân Hải Hưng đă chẳng đặt tên mới cho Đảng cộng sản VN là Đảng Cộng đớp, rồi sau đó, đám dân đen đô thị tục tĩu hơn đổi thành Cộng mút …

Dân chúng, cũng không quá ngu dốt đến mức không biết rằng một chế độ tham nhũng trên b́nh diện toàn quốc ắt hắn phải liên kết và sử dụng bọn xă hội đen, Năm Cam ra toà nhưng Sáu Quưt, Bảy Chanh, Tám Ḅng, Chín Thanh Yên, Mười Phật Thủ … vẫn c̣n lại trong lâu đài biệt thự của các ông lớn … Nhưng một thứ triết lư cho ḿnh: Thôi th́, cũng c̣n hơn là phải chết … Và một thứ triết lư dành cho kẻ cầm quyền: Thôi, dầu sao các ông ấy cũng đă thắng Mỹ … Cặp ư tưởng song trùng này trói chân tay họ lại, bít bùng cái nh́n của họ, làm tan loăng mọi ư chí ở trong họ. Đó là lư do chính giải thích tại sao kẻ cầm quyền lại vững tin đến thế, và phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam lại non yếu, cô đơn đến như vậy. Cuộc chiến tranh đă xoá đi sinh mạng của hàng chục triệu người để lại tàn tích không chỉ một mà tới ba thế hệ về phương diện thể chất: Tàn phế, tâm thần, quái thai hoặc thiểu năng do chất độc da cam. Nhưng sự tổn thất tồn tại trên b́nh diện tinh thần c̣n trầm trọng hơn nhiều: ở ngoài các trại thương binh, các nhà thương điên, những trẻ khuyết tật, những trung tâm điều trị chiến binh tâm thần … ở ngoài tất thảy những nơi chốn mà nỗi đau thương của con người hiện lên rơ rệt, một thứ chấn thương khác, trùm lợp, lan tràn, chế ngự xứ sở chúng ta:

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 01, 2004

Answers

(Tiep theo)

Sự tê liệt của ư chí.

Sự tê liệt ư chí của dân chúng, đặc biệt ở tầng lớp tinh hoa là dấu hiệu suy đồi sức sống của một dân tộc và là biểu hiện rơ rệt nhất cho sự cố kết của các lực lượng cản trở tiến bộ trong xă hội. Các lực lượng phản tiến bộ càng mạnh, trạng thái tê liệt càng kéo dài, càng trầm trọng và khả năng phục hồi càng khó khăn.

Lư thuyết chỉ cho chúng ta thấy rằng muốn phục hồi ư chí cho một con bệnh suy nhược tâm thần cần phải giải toả những dồn nén tàng trữ trong họ. Cũng không khác biệt quá nhiều giữa một cá thể với một tập hợp cá thể: một đám đông. Sự tê liệt ư chí hiện nay được h́nh thành từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất, là mặc cảm Hàm ơn.

… Dù sao, Đảng cũng đă dẫn dắt nhân dân qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ …

Đại bộ phận dân chúng Việt Nam cho tới lúc này vẫn nghĩ như thế, do đó họ khoanh tay thở dài trước những hành vi tham tàn, đồi bại, táng tận lương tâm của nhà cầm quyền. Thêm nữa h́nh ảnh Vị cha già dân tộc, râu tóc bạc phơ vẫn chỉ đạo cuộc “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" là biểu tượng hết sức thơ mộng cho cuộc chiến. Nó quyến rũ hàng chục triệu con người, nó lay động hàng chục triệu con tim, làm thổn thức tâm hồn dân chúng và không ít những người ngoài biên giới. Điều mỉa mai là chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là người thứ nhất phản bác lại cuộc chiến tranh này trong Đại hội Đảng lần thứ ba. Do ông tuyệt đối thiểu số nên ông đă phải phục tùng tuyệt đại đa số phe chủ chiến dưới sự lănh đạo của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Phần cuối đời, vị Chủ tịch nước đă phải hành động như một con rối dưới những ngón tay giật dây của hai nghệ sỹ họ Lê thay v́ chịu bị giam vĩnh viễn trong một nhà nghỉ mát sang trọng nào đó, ở Quảng Đông hoặc Quảng Tây chẳng hạn … Nhưng đây không phải lúc bàn về ông Hồ Chí Minh, tôi chỉ đưa sự kiện này ra như một bằng chứng về tính sân khấu hài hước của cái thường được mệnh danh là lịch sử. Và như thế, yếu tố đầu tiên của cuộc chiến tranh là yếu tố gi. Nói một cách khác nó là một Dữ kiện Sai.

Điều thứ hai cần phải bàn đó là: Cuộc chiến tranh Thần Thánh! có Cuộc chiến tranh thần thánh nào là thật Thần Thánh hay không ?… Có, đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là ngày hội của một dân tộc sau một trăm năm tối tăm nô lệ t́m lại được bản diện của ḿnh và sẵn sàng chết một trăm lần chết để ǵn giữ bản diện ấy. Nó là cuộc chiến tranh thần thánh v́ nó biểu hiện ư chí bất khuất và t́nh yêu Tự do của người Việt. Cuộc đấu tranh đó là cú nhẩy ngoạn mục của Ê- dôp xuống vực thẳm để được Chết như một người tự do. Nhưng ngay cả thời khắc ư chí của mấy chục triệu người sôi sục như lửa cháy, ông Hồ cũng văn phải t́m mọi biện pháp mềm dẻo hy vọng né tránh hoặc tŕ hoăn cuộc chiến. Hẳn không ai quên được Hội nghị sơ bộ ngày 6 tháng 3 và một hội nghị Fontainebleau. Cũng khó quên được lời trần t́nh của Ông trước dân chúng: "Hồ Chí Minhh không bán nước …". Sự thận trọng và kiên tŕ đó biện minh cho tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh: Dân tộc Việt không thích chiến tranh nhưng sẽ làm nó với toàn bộ sức mạnh của ḿnh khi không c̣n cách nào khác.

Thời gian đó, chúng ta không c̣n cách nào khác bởi sự tham tàn và thủ cựu của Chính phủ De Gaule, mặc dù De Gaule là một chính khách quyết đoán, tài ba, một vị tướng đă cứu văn danh dự nước Pháp nhưng ông ta đă tỏ ra vô cùng sai lạc trong đối sách với nước Việt Nam non trẻ. Cái giá đă trả là Điện Biên Phủ. Và sau đó, như một hiệu ứng Dominique, Angérie. Khép lại trang này, tôi xin khẳng định một lần nữa, đối với tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp thực sự là cuộc chiến tranh Thần Thánh.

Giờ, tính đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, nó là một cuộc chiến tranh "Thần thánh" (?), được dẫn dắt dưới ánh sáng các thần linh hay ngược lại nó là một cơn binh đao đưa dẫn dưới ánh lửa của mưu ma chước quỷ ?...

Toàn bộ sức mạnh của cuộc chiến tranh tựa trên hai từ Cứu Nước. Cứu nước, là tiếng kèn lệnh kêu gọi truyền thống đấu tranh của người Việt. Truyền thống này tồn tại hàng ngh́n năm như một yếu tố vĩnh định trong cấu trúc tâm lư. Tống, Nguyên, Minh, Thanh … Thái thú Tô Định, Tướng Thoát Hoan, núi Yên Ngựa, Bạch Đằng Giang … những cái tên lịch sử trước khi ghi trên giấy trắng bằng quốc ngữ đă ghi trên giấy quyến bằng chữ Nôm, chữ Hán và được truyền khẩu rộng răi trong dân chúng. Một truyền thống như thế lẽ đương nhiên tạo ra những nét hằn trong cách nghĩ, cách ứng xử, cách sống, cấu thành một bộ phận của tính cách lẫn thói quen, một bản năng thứ hai nơi con người. Do đó, thế hệ của tôi đă lên đường: xẻ dọc Trường Sn đi Cứu nước. Bản thân tôi, cũng từ chối một cuộc sống may mắn hơn để t́nh nguyện vào tuyến lửa. Sẽ không có ǵ đáng phải phàn nàn nếu đây là một cuộc chiến tranh thực sự nhằm Cứu Nước. Nhưng cùng với tháng năm, tất cả những màn kịch dựng lên đă phải hạ hồi. Những bí ẩn tưởng quyền lực có thể măi măi che dấu cũng tới lúc bị phanh phui. Cùng với dữ kiện: Bác Hồ kính yêu buộc phải tuân theo đa số và v́ yếu thế, phải sắm vai hề theo ư của hai người đồng chí đă trở thành Cai ngục. Chúng ta có được dữ kiện thứ hai: Cuộc chiến tranh chống Mỹ không phải là cuộc chiến tranh Cứu nước như mọi người ngộ nhận, đó là cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến:

Vào thời gian đó, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống chính trị trái ngược đă lên đến cao điểm. Bên nào cũng muốn chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh. Đối thủ của Mỹ không phải nước Việt Nam bé tí mà là nước Trung Hoa khổng lồ man rợ trong sự kiêu ngạo tối tăm của nó. Việt Nam là một dân tộc nhỏ nhưng Antichinois dai dẳng và quyết liệt, v́ thế Chính phủ Mỹ đă chọn Việt Nam như một đội quân tiên phong ngăn chặn Làn sóng Đỏ. Về phía miền Bắc, Đảng cộng sản Việt Nam được khích lệ bởi người cầm lái vĩ đại họ Mao: Mỹ là con Hổ giấy, đừng sợ, đánh Mỹ các đồng chí sẽ được lịch sử ghi danh, những chiến sĩ tiền đồn chống đế quốc Mỹ và bè lũ tư bản thối tha, cắm ngọn cờ hồng Mác- Lê nin trên khắp địa cầu … đă huy động toàn dân cầm vũ khí.

Tóm lại tiến hành cuộc chiến này chủ động cả hai phía.

Dưới sự chiêu dụ của những lư lẽ hào hoa dân tộc Việt bị xé làm đôi, một cách vô thức đă tự nguyện biến thành hai đội quân đánh thuê cho hai hệ thống chính trị đối nghịch, một cách vô thức biến ḿnh thành một thứ tampon giữa hai toa tàu lịch sử, một cách vô thức biến giang san cha ông để lại thành chiếc cối xay thịt khổng lồ, tự lao vào như những đám thiêu thân trong một cuộc binh đao huynh đệ tương tàn chưa từng có trong quá khứ.

Thời gian là người tạc tượng khổng lồ. Với thời gian tất thảy mọi o vọng tan nát, mọi giấc mộng ngông cuồng tan thành mây khói, mọi lầm lạc được tháo cởi. Với thời gian, chúng ta hiểu được những sự thật về bản thân cũng như về dân tộc ḿnh. Chúng ta là những kẻ ngu ngơ, dại dột, lầm lạc bởi chúng ta sinh ra trong một dân tộc ngu ngơ, dại khờ lầm lạc vào chính thời đại này. Xưa kia, cha ông ta chưa bao giờ tự đem thân ḿnh làm lính đánh thuê như thế. Tổ tiên ta không bị huyễn hoặc bởi những thứ vinh quang kiểu:

"Thành mây sừng sững ngăn sóng đỏ”.

“Chiến sĩ tiền đồn chống Mỹ và phe tư bản thối tha, lịch sử sẽ ghi danh các đồng chí …”

Như thế, cuộc chiến tranh chống Mỹ, với tôi, là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc. Nó là sự sung đột giữa hai thế lực hiếu chiến, Mỹ một bên, những người cộng sn Việt Nam một bên, cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm trước mười triệu linh hồn đau khổ. Những thế hệ tiếp nối cần phải ghi nhớ cuộc chiến tranh này như một lầm lạc gây nhiều tổn thất nhất trong lịch sử dân tộc Việt kể từ buổi khai sinh. Ra khỏi một cuộc chiến tranh như thế, thân tàn lực kiệt. Bởi một dân tộc cũng như một cá thể, chịu những giới hạn về thể chất cũng như tâm thần. Sự huy động nỗ lực kéo dài trong chiến tranh sẽ để lại di chứng trong thời b́nh, những chịu đựng quá ngưỡng sau một thời gian thường đẩy chủ thể sang trạng thái đối nghịch. Sự tê liệt ư chí, sự ù ĺ về tinh thần trong xă hội chúng ta hôm nay là sự trả giá cho một thời gian dằng dặc chịu đựng tổn thất và khổ đau. Thêm nữa, một dân tộc chưa vượt khỏi những bức xúc tối thiểu của cái Đói, cái Rét, Nơi trú thân, dân tộc ấy khó có thể có Khát Vọng Tự do và Dân chủ. Đối với đại đa số dân chúng hiện nay những khái niệm về Quyền sống, quyền Công dân, thể chế về giải pháp dân chủ … vẫn là những khái niệm mơ hồ, một thế giới mới lạ, quyến rũ nhưng c̣n quá xa xôi. Và, do bản tính bảo tồn sự sống, người ta không thể liều thân chiến đấu với cường quyền chỉ để đạt tới một thế giới hứa hẹn nhưng c̣n ở ngoài tầm tay. Trước t́nh h́nh đó, lẽ đương nhiên những người đấu tranh cho Dân chủ ở đất nước ta phải chấp nhận sự lẻ loi và những hy sinh, và Sự lẻ loi này sẽ c̣n kéo dài. Điều mà chúng ta có thể làm được hiện nay là phá vỡ bức màn huyền thoại Chống Mỹ Cứu nước, là chỉ rơ tính chất tàn bạo của nhà cầm quyền trong vụ án Xét Lại và vạch rơ bản chất cuộc chiến tranh ngu xuẩn đă qua. Khi lá bùa hộ mệnh của chính thể rơi xuống, nó sẽ không c̣n dám giữ thái độ tàn bạo và ngạo ngược như hiện nay. ở đâu t́nh cảm và khát vọng lấn lướt, ở đó chân lư câm lặng và huyền thoại nảy sinh. Một khi đám đông nhận thức được rằng họ đă bị lừa, rằng cuộc chiến tranh thần thánh mà kẻ cầm quyền vẫn rêu rao thực chất chỉ là tṛ trẻ con bị xui ăn cứt gà sáp, và rằng đó là một cuộc dấn thân mù loà vô tích sự mà bài học đắng cay sẽ lưu truyền hậu thế … Khi đó, chính quyền Việt Nam sẽ được lănh đủ …

Nhưng giờ đây, trước số phận những người cùng đứng trong cuộc đấu tranh, chúng ta không có cách nào hơn là kêu gọi nhân loại tiến bộ ủng hộ. Chúng ta kêu gọi nhân dân Mỹ, một dân tộc có lương tri chính trực và cao cả đă góp phần ngăn chặn cuộc vận hành của cỗ máy xay thịt khổng lồ năm xưa. Tôi hy vọng rằng một nhân dân như thế sẽ giúp đỡ lực lượng dân chủ mong manh đang bị chà sát ở Việt Nam. Một nhân dân như thế sẽ cảm thông được với đau khổ và mất mát của dân tộc chúng ta cho dù giữa con người với con người luôn luôn tồn tại những vực thẳm cách biệt do lịch sử và văn hoá. Chính quyền Việt Nam có thể ngạo mạn với dư luận trong nước, có thể chà đạp tàn bạo những người có ư kiến trái ngược với họ, có thể đổi trắng thay đen, để mà vu cáo vô liêm sỉ một ông già hiền lành cả tin và có phần ngây thơ để mà vào những lời lẽ: Chống tham nhũng của họ, để mà viết đơn xin Lập Hội chống tham nhũng như ông Phạm Quế Dương … Họ có thể làm mọi thứ trong lănh địa này, trước một đám đông thiếu ư chí, thiếu hiểu biết và khiếp nhược, nhưng chắc chắn họ không thể ngạo mạn với dư luận tiến bộ trên thế giới, họ không thể dối láo hoặc phỉ báng những đối tác có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sự tồn tại của họ.

Đến Asile cũng c̣n bị đánh quỵ chỉ v́ có gót chân, huống hồ nhà cầm quyền Việt Nam ?… Một chính thể chỉ tồn tại trên hai bệ đỡ: Sự thiếu hiểu biết và sự khiếp nhược của dân chúng.

Tôi cũng xin trở lại với một hiện thực mà ông Claude Allègre đă xác nhận: Dưới cái cớ là dân tộc can đảm này đă chiến thắng các siêu cường quốc, người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi ở đó.

Vâng, sự lăng quên này đă kéo dài ba thập kỷ. Núp trong bóng của lăng quên của những tên tiểu bạo chúa hoành hành trên cơi đất bùn lầy. Máu những người vô tội khô kiệt trong các trại giam. Tên các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ được nêu lên như các ví dụ để khủng bố dân chúng, một dân chúng vốn đă kiệt sức v́ nghèo đói và khiếp nhược … V́ lẽ đó, tôi xin kêu gọi những ai có lương tri hăy bước ra khỏi lăng quên, hăy giúp cho những Phạm Quế Dương, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Khuê, Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Lê Chí Quang, Giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy thoát khỏi sự chà đạp của kẻ cầm quyền. Đó là cách tốt nhất để dân tộc Việt Nam có cơ hội nhích thêm vài bước trên con đường đi tới nền dân chủ.

Dương Thu Hương

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 01, 2004.


Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

---------------------------------------------------------------------- ---------------------

NGÀY 30.4.1975, MỘT KHÁT VỌNG HOÀ B̀NH BỊ CƯỠNG BỨC !

Trich tu www.ykien.net - Nguyen Hai Son

Ngày 30 tháng 4, cách đây tṛn hai chín năm, người dân Sài g̣n (SG) đổ xô ra đường; một phần muốn thoát khỏi cảnh bức bách, sau nhiều ngày đóng cửa ở trong nhà; một phần v́ ṭ ṃ, muốn biết chuyện ǵ đang xăy ra trên đường phố. Họ hoà cùng ḍng người, tay vẫy cờ hoa, không ngừng ḥ reo: "Hết chiến tranh, ḥa b́nh đến rồi!" "Hoan hô hoà b́nh!". Hoàn toàn không có ai hoan hô quân Giải phóng (chỉ trừ mấy đám Cộng Sản nằm vùng).

Trên các ngă đường, lính Cộng Hoà ră ngủ, vứt bỏ súng ống, quân phục, trên người chỉ c̣n chiếc quần xà lỏn và áo may-ô, người nào may mắn lắm th́ kiếm được bộ áo quần sa-vin đi chân không, chân dép trở về với gia đ́nh. Thật là hạnh phúc sau những ngày cắm trại căng thẳng, chiến đấu cam go, mệt mỏi và mất tinh thần họ trở về trong sự lo lắng và mong đợi của gia đ́nh. Gia đ́nh là nơi che chở nhiệt thành nhất, trong những cơn nguy khốn của một kiếp người.

Sau bao nhiêu năm chiến tranh chết chóc, tàn phế, chia ĺa, con người ta tự an ủi ḿnh bằng hai chữ hoà b́nh. Cái khát vọng hoà b́nh quá lớn, đến nổi người dân bất chấp ai là người mang ḥa b́nh đến và mang đến bằng phương tiện ǵ. Và cũng v́ khát vọng ḥa b́nh mà người dân không reo ḥ chống Cộng. Ḥa b́nh là một danh từ trừu tượng, dễ chấp nhận và độ lượng nhất.

Một điều trớ trêu là người dân reo ḥ hoà b́nh, trong khi xe tăng đang rầm rầm tiến vào dinh Độc lập và bộ đội cụ Hồ với súng AK lăm lăm trên tay, sẵn sàng nă đạn vào bất cứ những ai cản trở bước tiến quân của họ. Một nền hoà b́nh đầy cưỡng bức vàđe doạ, một nền hoà b́nh vừa thức dậy sau bao năm dài chiến tranh và chỉ những người thức thời, mới nắm bắt cơ hội hoà b́nh trong buổi sáng giao thời hiếm hoi đó. Trong hoàn cảnh như vậy, những ai kêu gọi chiến tranh đều mở một con đường đi vào cỏi chết. Cộng sản (CS) chiếm Ban Mê Thuột không ai hô hào hoà b́nh, CS vượt qua lá chắn Xuân Lộc cũng không ai đề cập đến hoà b́nh, hoà b́nh chỉ được tạo dựng sau lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh (DVM). Nếu không có sự kêu gọi đầu hàng đó, chắc chắn là máu sẽ đổ, thịt sẽ văng và cái thành phố mang tên Bác cũng tan hoang. Như vậy, đầu hàng có nghĩa là hoà b́nh, c̣n chống chọi là c̣n chiến tranh; hoà b́nh đă làm cho những cái đầu hiếu chiến ở Hà Nội đi từ ngạc nhiên đến vui mừng. Từ ngày đó trở đi, người dân miền Nam viết những ḍng đầu tiên trong đơn từ là:

CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Hoà b́nh - Trung lập - Thống nhất.

Khát vọng hoà b́nh là bản năng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam (VN) suốt bốn ngàn năm dựng nước !

Có trời mới biết được tập đoàn Lê Duẩn đă tính toán những ǵ, sau những lời ḥ reo ḥa b́nh của dân chúng miền Nam ? Sau một thời gian ngắn ngủi của hoà b́nh, những người liên quan đến chế độ cũ phải ra tŕnh diện trước Ủy Ban Quân Quản; không có chuyện dùng kềm rút móng tay dài của phụ nữ, không có chuyện chôn sống những người đàn ông như trong dịp Tết Mậu thân, nhưng lại có trại cải tạo tập trung. Đó là nơi rừng thiêng nước độc, đường sá cách trở, khí hậu khắc nghiệt. Đó là nơi được cai quản bởi bọn đầu trâu mặt ngựa, ḷng lang dạ sói. Đó là nơi đày đoạ kiếp người cho đến khi tắt thở. Đó là nơi người tù ban ngày phải lao động khổ sai, ban đêm về học chính trị đường lối và chủ trương của Đảng, học những bài giáo huấn của Bác nhằm biến đầu óc con người trở thành những cổ máy u mê. Hai tiếng hoà b́nh chỉ c̣n lại trong kư ức của những người tù !

Sau Đại hội Đảng CS lần thứ 4, hai chữ hoà b́nh cũng biến mất một cách đột ngột như lúc nó xuất hiện vào sáng ngày 30 tháng 4. Thay vào đó, trong đơn từ phải viết là CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Sự thay đổi gây sự ngạc nhiên và khó hiểu cho nhiều người !

Tôn Tử đă từng nói rằng, chiến tranh là việc hệ trọng nhất của quốc gia. Những người lănh đạo quốc gia khi tiến hành một cuộc chiến tranh, cần phải cân nhắc hết sức kỷ lưỡng, bởi v́ chiến tranh tàn phá đất nước, đưa muôn dân vào chổ lửa binh, chết chóc, chiến tranh kéo dài sẽ đưa dân tộc vào chổ suy tàn. Nhưng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại coi chiến tranh là một cứu cánh và theo đuổi chiến tranh bằng mọi giá ? Cuộc chiến tranh nhân dân đă hút kiệt sức của cả một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến.

CSVN thích so sánh sự đầu hàng của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ (ĐBP) và tướng Dương Văn Minh ở SG. Có chuyện kể rằng, trưa ngày 30.4 khi người đại diện quân Bắc Việt tiến vào tiếp quản Dinh Độc lập, sào huyệt của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà:

DVM nói rằng: Tôi ngồi đây, chờ quư Ông đến để bàn giao !
Vị sĩ quan Cách mạng đốp chát lại: Ông c̣n ǵ nữa đâu mà để bàn giao ? (Thật là một câu trả lời trịch trượng và láu cá.)

Nếu tôi là DVM, tôi sẽ nói rằng : Có chứ, đó là một khát vọng hoà b́nh !

Ông De Castries và DVM là tướng lĩnh đă tốt nghiệp trường vơ bị Pháp, đă từng lăn lộn trên chiến trường, nên hai ông luôn cân nhắc cái giá phải trả cho một cuộc chiến tranh và ư niệm về sự đầu hàng.

Theo tôi nghĩ, các học viện quân sự nên dạy thêm môn học Đầu hàng; đó là cách giải quyết tốt nhất, trong hoàn cảnh mà các vị chỉ huy không có khả năng chống lại sức mạnh của đối phương, nhằm bảo vệ tính mạng cho binh sĩ và đồng bào, từ đó quay lại việc giải quyết chiến tranh bằng con đường chính trị, cũng như trước đây người ta dùng chiến tranh để giải quyết những vấn đề không thể thương lượng được. Trong cuộc hội thảo Pháp và Việt vừa qua, th́ tổn thất nhân mạng của hai bên trong trận Điện Biên Phủ là: 20.000 Việt Minh/ 600 quân Pháp, tỉ lệ 33/1, (tỉ lệ này cho thấy hậu quả của chiến thuật biển người). Việt Minh chết nhiều đến nổi, năm 1956 Ông Hồ đến thăm nghĩa trang ĐBP phải lấy khăn lau nước mắt ! Đây là lần đầu tiên, một phần nhân loại đau thương trông thấy những giọt nước mắt của ông ta.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông Giáp khuyên thế hệ trẻ hôm nay, nối gót cha anh chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu. Thật là buồn cười, ông ta làm như cái nghèo nàn, lạc hậu mới xuất hiện ngày hôm qua vậy ? Trong những năm tháng kháng chiến, ông Hồ đă từng nói đến ba thứ giặc; đó là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. CSVN chỉ lôi kéo toàn dân chống giặc ngoại xâm, c̣n lại họ coi giặc đói và giặc dốt như một thứ bạn đồng hành, là có nguồn gốc của nó. Giặc ngoại xâm có lẽ là thứ dễ tiêu diệt nhất, c̣n giặc đói và giặc dốt th́ không dễ ǵ; bởi vậy, những kẻ anh hùng của chủ nghĩa cách mạng là những người thất học hoặc nghèo đói. Vơ Thị Sáu mới 13- 14 tuổi đă bỏ học làm giao liên, đem lựu đạn ném vào quân Pháp; Nguyễn Văn Trổi mới 10 tuổi, đă bỏ học để vào SG học nghề thợ điện và giác ngộ cách mạng, sau đó đem bom đặt ở cầu Công lư đ̣i giết Mac Namara; c̣n chị Út tịch th́ đánh giặc, c̣n cái lai quần cũng đánh !. Do vậy, những ai không muốn học hành, không chí thú làm ăn th́ hăy đi theo CS, đó là con đường ngắn nhất để trở thành anh hùng và là con đường dễ dàng nhất để vinh thân ph́ da và mang lại bổng lộc cho gia đ́nh, ḍng tộc.

50 năm qua, lịch sử VN đă chứng minh một điều là xây dựng quốc gia trở nên hùng cường th́ khó hơn là xúi giục dân chúng đánh đấm, hy sinh. Dù được che đậy dưới những từ ngữ đẹp đẽ như thế nào chăng nữa, th́ tự t́m đến cái chết cũng là sự chọn lựa của những kẻ quẩn trí. Ở miền Nam, những năm 1977-1980 tôi đă từng chứng kiến những người nông dân uống thuốc rầy hoặc treo cổ tự tử chết, v́ không chịu đựng nổi sự cùng cực của cuộc sống. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu có một kẻ thù nào đó th́ họ sẽ lao vào cùng chết với kẻ thù, đó là sự chọn lựa có ư nghĩa nhất để quyên sinh.

Có lẽ, chiến tranh nhân dân đă có từ ngàn xưa, lúc mà con người mới sống thành bộ tộc, người ta dùng sức mạnh của cả một bộ tộc để chống lại sự xâm chiếm và cướp bóc của các bộ tộc khác, người đàn ông khi bước ra khỏi nhà là mang trên ḿnh đủ cung tên, giáo mác; ngày ấy làm ǵ có quân đội chính quy như bây giờ; cứ hể ai c̣n sức khỏe, c̣n leo lên được lưng ngựa bắn tên, th́ cứ xông ra chiến trận. Sau này, Mao Trạch Đông đă dùng chiến tranh nhân dân trong cuộc vạn lư trường chinh của ḿnh, để đánh đuổi Tưởng Giới Thạch. Ưu thế của chiến tranh nhân là mỗi người dân là một chiến sĩ, ở đâu có đất ở đó có dân, trận chiến đi đến đâu kêu gọi dân chúng ở nơi đó tham gia chiến tranh, binh sĩ không cần phải mất thời gian huấn luyện và đào tạo; một h́nh thức phù hợp với chiến tranh nhân dân là phải trường kỳ kháng chiến và sử dụng chiến tranh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh. Một cuộc chiến tranh như vậy, th́ kết cục là dân tộc đó phải chiến thắng hoặc là bị diệt vong.

Trong lịch sữ cũng có những dân tộc đă bị diệt vong dưới vó ngựa của giặc ngoại xâm, nhưng dân tộc VN may mắn không thuộc vào số đó; ngược lại dưới áp lực hàng ngàn năm xâm lược của các vương triều phương Bắc, đă làm con người VN trở nên bất khuất !. Do vậy, nếu có bị thôn tính th́ dân tộc VN đă bị đồng hoá bởi các triều đại phong kiến phương Bắc từ lâu rồi, chứ không phải chờ đến người Pháp hay người Mỹ.

Chiến tranh nhân dân cũng để lại quá nhiều nhược điểm, nếu không bị diệt vong sau chiến tranh th́ đất nước đó cũng bị tàn phá, con người ở xứ sở đó trở nên hằn học và manh động, chính quyền khó quản lư dân chúng … Con người sống trong xă hội cần phải có những quy tắc, ràng buộc để hạn chế hành động bản năng của họ, nếu không xă hội sẽ loạn; không biết, có phải do ảnh hưởng của chiến tranh nhân dân hay không mà con người VN hôm nay không thích chăm lo học hành, không muốn chí thú làm ăn, nhưng lại thích giải quyết những mâu thuẩn xă hội bằng dao búa, nói nôm na theo kiểu của những người làm Tư pháp là h́nh sự hoá những quan hệ dân sự ? Một chính phủ đă sai trái, khi lùa hết dân chúng vào một cuộc chiến tranh, bởi v́ một cuộc chiến dù kéo dài bao lâu th́ cũng có thời hạn của nó, c̣n mục tiêu của nhà chính trị là phải xây dựng một nền hoà b́nh ổn định và lâu dài. Chỉ có hoà b́nh, quốc gia mới có cơ hội xây dựng thành phú quốc, hưng bang được !

Cuộc chiến tranh chống Mỹ xăy ra ngay trên đất miền Nam, hằng ngày dân chúng phải chứng kiến biết bao cảnh bom rơi, đạn lạc, chết chóc, tàn phá. Do vậy, dân miền Nam chẳng thích chiến tranh nhưng họ cũng chẳng thích ǵ CS; nên khi CS đến, họ phải chào đón bằng phương pháp hoà b́nh, rồi sau đó có người lẳng lặng khăn gói ra đi … vượt biên. Miền Nam là lănh thổ duy nhất của 4 nước XHCN c̣n sót lại hiện nay, mà trước đây đă trải qua chế độ bầu cử dân chủ, do vậy người dân đă có những khái niệm sơ khai về tự do, dân chủ.

Tiếng súng im lặng chưa lâu, th́ tháng 12/1978 CSVN xua quân xâm chiếm Campuchia, họ có mưu đồ thực hiện thế giới đại đồng CS. Đảng dạy những bài học chính trị cho thanh niên và bộ đội là phát động chiến tranh ở Campuchia để lôi kéo thế giới vào cuộc chiến tranh thế giới lần III. Họ lư luận rằng, cuộc chiến tranh thế giới lần I đă tạo điều kiện cho việc ra đời Nhà nuớc Xô Viết đầu tiên, cuộc chiến tranh thế giới lần II ra đời hàng loạt nước XHCN ở Đông Âu và cuộc chiến tranh lần này sẽ ra đời hàng loạt nước XHCN ở Nam Mỹ (Nicaragoa), Châu Phi (Mô dăm bich, Aêngola) và Trung Cận Đông (Apganixtan), ép Mỹ vào thế đơn độc; thúc đẩy phong trào CS và tài trợ cho các Đảng CS trong ḷng nước Mỹ, Tây Âu để nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm. Tham vọng của họ không phải là vừa. Những người yêu chuộng hoà b́nh không khỏi ngơ ngác với kiểu lư luận đó !

Ai nói rằng CSVN không có tham vọng chiến tranh bành trướng ? VN là một nước nhỏ nhưng tham vọng của những người cai trị không nhỏ. Tháng 2/1979 Đăïng Tiểu B́nh tuyên bố với thế giới là muốn dạy cho VN một bài học, bằng một cú dộng từ trên đầu dộng xuống. Một đất nước đang bị cấm vận, một dân tộc đang ăn bo-bo, sắn lát mà phải chịu đựng cả hai cuộc chiến tranh cùng một lúc, th́ quả thật phi thường !

Chỉ có những kẻ dại khờ hoặc là a-dua mới tin vào đường lối hoà b́nh của CS. CSVN không bao giờ muốn hoà b́nh và không bao giờ đạt được nền hoà b́nh thật sự !. Họ sợ diễn biến hoà b́nh c̣n hơn là sợ tà ma bóng quế.

CSVN thích chơi con bài chiến tranh, những kẻ chơi dao ắt có ngày đứt tay !

Saigon ngày 30/4/2004

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 01, 2004.


Moderation questions? read the FAQ