Cái nghèo và cái dốt

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Cái nghèo và cái dốt

Trich tu www.suthat.net - Kim Khánh - 10/02/2004

Có hai điều liên quan mật thiết khi nói đến vấn đề dân chủ cho dân tộc đó là: cái nghèo và cái dốt. Hăy xoá bỏ thù hằn, nghi kỵ một cách thiếu sáng suốt. Hăy biết thông cảm và tha thứ v́ mục đích chung là dân chủ và tự do cho quê hương Việt Nam. Làm như vậy chúng ta mới có thể làm giảm đi cái dốt và cái nghèo của bản thân trong khía cạnh văn hoá.

-----------------------------

"Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe" câu nầy nghe quen thuộc, nhưng chúng ta hay quên áp dụng khi cần. Mỗi khi thao thao bất tuyệt người ta lại quên mất rằng hăy mau nghe mà chậm nói, rồi cứ tuôn ra tràn giang đại hải, cả những điều ḿnh không biết hoặc không biết chắc v́ đă nghe lại. Nói nhiều thành quen, ta cứ nghĩ rằng ḿnh đă lịch duyệt trong một lĩnh vực nào đó mà trên thực tế th́ "dốt đặc cán cuốc (mai)." Những câu nói hớ hênh, vô duyên, hay lỡ lời c̣n dễ dàng nhận thấy chớ cái nghèo và cái dốt về văn hoá th́ rất khó nhận ra. Thông thường người ta thích nói ra thật nhiều những điều ḿnh biết để che lấp đi những khuyết điểm của bản thân. Thật không dễ cho chúng ta khi phải nhận rằng ḿnh dốt và nghèo. Không ai tự hào về những cái dốt của ḿnh, nhưng mong rằng nói ra để chúng ta c̣n phải đối diện. Có lần đọc bài viết của một người Việt ái quốc định cư tại Pháp, ông ta đưa ra những cái xấu và cái dở của người Việt làm cho tôi tự ái dân tộc. Tai tôi nóng bừng, ḷng bứt rứt và cảm thấy xấu hổ v́ những điều ông ta nói là thật. Tôi không phải là nhà đạo đức, triết gia, hay học giả uyên thâm. Tôi chỉ là một trong những đứa con Việt Nam tầm thường rời quê hương với ḷng khắc khoải muốn nói lên ưu tư của ḿnh. Có thể các bạn cùng trang lứa t́m thấy nơi đây những lời lẽ thiếu khiêm nhường và các bậc trưởng thượng nói tôi là thằng mất gốc chăng?

Trong nhiều năm qua, người Việt tại hải ngoại đă thành lập ra rất nhiều đoàn thể, tập hợp, và tổ chức chính trị chủ trương bạo động có, bất bạo động (ôn hoà) có, nhằm mục đích duy nhất là t́m cho người dân nơi quê nhà một nền dân chủ thật sự để qua đó mưu cầu sự tự do, ấm no, và hạnh phúc. Có lẽ bạn đọc bắt đầu thấy bối rối v́ không biết điều tôi đang nói đây có liên hệ ǵ đến những ǵ tôi sắp tŕnh bày. Cái nghèo và cái dốt

Sinh ra tại Việt Nam, trưởng thành và lớn lên có tên Việt hẳn hoi mà nói tôi là người dốt về văn hoá là điều sỉ nhục. Nhưng đó là sự thật. Cũng như hầu hết người Việt Nam, gia đ́nh tôi chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng Mạnh. Điều đáng buồn là tôi chưa bao giờ có cơ hội t́m ra để đọc quyển sách đạo lư thánh hiền (Khổng Giáo) mà tôi đă tôn quư. Những lời truyền khẩu từ thời xa xưa, nghe mà chẳng biết bắt nguồn từ đâu. Tôi không biết rơ về "Tam cương, ngũ thường", hay "Tam ṭng, tứ đức", mà vẫn tuân theo rất mực. Năm má của tôi 26 tuổi, ba tôi tử trận trong cuộc chiến năm 1974. V́ c̣n trẻ nên bà muốn đi bước nữa sau khi chịu tang chồng được 5 năm. Tôi phản đối kịch liệt và đă tuôn ra câu: "Tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử". Gia đ́nh trong lúc gặp khó khăn cần người nương tựa để nuôi dạy các con nên má tôi quyết định tái giá mà không quan tâm đến sự phản kháng của tôi. Tôi căm giận lắm và sau đó không lâu rời gia đ́nh lên thị xă đeo đuổi chuyện học cho đến ngày rời quê hương. Gần hơn 10 năm sau khi tôi ra đi sống tại Mỹ, học được văn hoá xứ người, mà văn hoá của ḿnh tôi vẫn dốt. Tôi cho rằng việc từ chối người mẹ sinh ra tôi là điều đúng và lư luận rằng má tôi không xứng đáng v́ đă làm sai lời giáo huấn của người xưa. Thế là khi có ai hỏi đến tôi đều bảo rằng má tôi đă qua đời trong nhớ thương sau khi tôi đă rời quê hương. Những đêm khuya im ắng, ḷng thương nhớ nơi chôn rau cắt rốn và mẹ già làm tôi trăn trở. C̣n má tôi, trong những năm dài ṃn mơi chờ đợi tin của đứa con hoang đàng biền biệt và đă hoàn toàn thất vọng nên bà bảo các em lập bàn thờ tôi (Má tôi đă nghĩ rằng tôi đă chết trong lúc vượt biển). Dĩ nhiên, tôi sẽ không biết được những điều nầy nếu tôi vẫn c̣n bảo thủ và nhất nhất tuân theo đạo lư của người xưa. Tôi đă hoàn toàn không biết đạo lư thánh hiền mà tôi cung phụng như là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam đă làm nghẹt ng̣i t́nh yêu thương. Tôi đă không biết đạo lư người xưa đă tạo ra cái truyền thống quân chủ chuyên chế, độc tài, ngu dân và áp bức. Khi hiểu được phần nào văn hoá xứ người và thấy cái hay cái đẹp của nó, tôi so sánh với 4000 năm văn hiến của ḿnh. Té ra, tôi là thằng dốt. Tôi t́m hiểu tại sao người Việt ḿnh có nhiều đạo đến thế, tại sao người ta thờ cúng ông bà và thờ cúng đến bao giờ th́ thôi? Và tôi đă khám phá ra một điều quan trọng là người Việt không biết nhiều về văn hoá chính ḿnh, trong đó có tôi.

"Biết th́ nói biết. Không biết th́ nói không. Ấy là biết vậy", không nhớ rơ vĩ nhân nào đă nói câu nầy v́ tôi đă đọc qua trong một cuốn sách dạy làm người của nhà sách Khai Trí khi hồi c̣n ở trung học. Không chỉ riêng người Việt, nhưng đa số người ta không biết rơ chính ḿnh. Hay nói đúng hơn nhiều lúc ta sợ t́m ra con người thật của ḿnh và thấy cái dốt của bản thân. Người Mỹ cũng thích ba hoa, được dịp là cho lời khuyên không tốn tiền. Người Việt th́ khiêm tốn, nhưng có khuyết điểm là hay "gật ẩu" (nhận bừa). Trong một buổi tiệc cách đây không lâu, tôi quen được anh nhà thơ và tôi đoán anh chừng 40. Sau khi giới thiệu th́ anh nói là 53 rồi. Tôi cảm thấy mến anh hơn khi biết anh cũng nặng ḷng cho quê hương. Hơn nữa, anh từng là sĩ quan trong quân đội VNCH cũ. Thấy anh ta lưu loát, chừng mực và chính xác trong ngôn từ làm cho tôi càng phục. Nói chuyện hồi lâu tôi có hỏi rằng anh có nghe nói đến “THTL” không v́ tôi nghe nói tổ chức nầy có có những quy ước sinh hoạt và dự án chính trị khác biệt so với những nhóm hoạt động chính trị từ trước đến nay. Tôi không biết anh nhà thơ tại v́ nghe không rơ hay không hiểu tiếng Việt mà nói gọn hơ: "Tôi biết rành về nhóm nầy!". Tôi khoái chí hỏi tiếp: "Dự án chính trị của họ nhấn mạnh những điểm nào vậy anh, chia sẻ cho tôi với!". Hai người ngồi bên và tôi ngồi yên không dám thở chờ đợi và nh́n mặt anh nhà thơ từ đỏ chuyển sang xanh xám. Không biết về văn hoá của chính ḿnh là điều đáng buồn, nhưng cố t́nh không biết về bản thân ḿnh là điều đáng buồn hơn. Có nhiều người khi nói chuyện họ không biết ḿnh là ai, hiểu ǵ và nói ǵ. Có phải chăng là khi ta ngồi trong ghế nhà trường các bậc "gơ đầu trẻ" đă dạy cho ta phát huy cái hay cái giỏi của thầy. Nên chỉ nghe mà không dám phát biểu ư kiến. Sợ rằng khi nói điều không đúng với cái tư tưởng cao đẹp hay cái đỉnh cao trí tuệ của dân tộc th́ ta sẽ bị khó khăn. Lớn lên, ta đă trở thành một cái máy và lập lại tư tưởng đă thuộc ḷng mà không biết nhận xét điều ḿnh nói đúng hay sai hoặc có ư nghĩa ǵ. Người Mỹ có câu: "Không biết th́ dạy, biết th́ làm" (If you don't know, teach. If you know, do), nghe châm biếm và hài hước làm sao. Tôi không có ư thất kính với các nhà giáo. Trên thực tế, nhiều khi người ta nói nhiều điều, dạy nhiều điều mà chính bản thân người đó không làm được. Điều nầy nói rằng ta không hiểu được chính ḿnh và đây là cái dốt thứ hai. Không biết những điều ta không biết th́ sẽ mất đi cơ hội học hỏi v́ không ai có thể dạy một người đă thông biết mọi sự.

Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Từ xa xưa, ông bà đă khuyên dạy chúng ta hăy yêu thương nhau, dù khác giống ṇi, sắc tộc. Từ em bé đến cụ già, ai cũng thuộc ḷng câu ca b́nh dị trên. Nhưng nh́n lại th́ đau xót khi nói rằng dân tộc ta thiếu t́nh yêu thương. Đă gần ba thập niên từ ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt và cũng trong khoảng thời gian đó hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn nghi kỵ nhau. Không chỉ riêng những người Việt tỵ nạn ở Đông Âu, nơi mà người miền Bắc và miền Nam vẫn c̣n có một khoảng cách vô h́nh. Cũng cùng là người chạy tỵ nạn trên đất người mà lại phân biệt coi ai “quốc gia” hơn ai! C̣n ở Bắc Mỹ th́ đa số dân tỵ nạn ra đi từ miền Nam, nhưng đừng tưởng rằng họ đồng tâm t́nh và ư tưởng mà yêu thương nhau. Người Bắc năm tư th́ có khi chê người Nam là quê mùa và kém lịch sự. Đối lại, người Nam nghĩ rằng người Bắc khó tin v́ khách sáo. Chỉ có bao nhiêu đó thôi là cũng đủ đau đầu, chưa kể đến là khác biệt về tôn giáo, tư tưởng, và tŕnh độ. Làm sao có thể có t́nh yêu thương khi ta vẫn c̣n mang nặng sự nghi kỵ, thù hằn, và thành kiến trong một dân tộc có cùng văn hoá. Tôi có bi quan và tiêu cực quá không? Dĩ nhiên, đây là vấn nạn chung không chỉ riêng người Việt, nhưng mà là nan đề chúng ta cần nói đến. Thiên Chúa Giáo (Tin Lành và Công Giáo), lấy t́nh yêu thương và tha thứ làm nền tảng. Không ít người Việt hải ngoại là tín đồ Tin Lành, một tôn giáo có truyền thống văn hoá cởi mở của Hoa Kỳ từ ngày lập quốc. Dù tin kính, nhiều người Việt chưa ư thức được t́nh yêu thương trong đó có t́nh yêu thương dân tộc. Thí dụ, tôi biết nhiều mục sư Tin Lành người Việt kịch liệt phản đối, không muốn nói là ngăn cấm tín đồ tham gia các tổ chức chính trị hay những cuộc vận động cho dân chủ tại Việt Nam. Tôi tin rằng t́nh yêu thương phải được bày tỏ từ sự việc nhỏ nhất, gần gũi nhất, trong tinh thần gia đ́nh, cộng đồng, dân tộc, rồi sau đó cho tất cả mọi người trên thế giới. Văn hoá ta nghèo t́nh yêu thương v́ đă bắt nguồn từ di sản của thời Xuân Thu Chiến Quốc, một chế độ quân chủ chuyên chính tập trung. Rời Việt Nam, ta vẫn không bỏ hết được tinh thần phong kiến độc tôn. Vẫn chưa học được t́nh yêu thương dân tộc của nền văn hóa mới. Đây là cái nghèo của người Việt.

Chúng ta chắc ai cũng mong ước một nước Việt Nam dân chủ thật sự, người dân có được b́nh an, cơm no, áo ấm, và hạnh phúc triền miên. Nhưng nếu chúng ta vẫn cung phụng nền văn hóa phong kiến lỗi thời một cách mù quáng, vô t́nh ta ngăn cản mức tiến của dân tộc. Tôi không có ư bài bác văn hoá Việt Nam. Tôi tha thiết mong đợi sự ư thức của từng cá nhân. Hăy nh́n lại và hiểu hơn về văn hoá Khổng Mạnh để gạt bỏ những ước lệ đă lỗi thời không c̣n thích hợp trong thời đại ngày nay, nhất là khi chúng ta đang nói về dân chủ. Cùng là những người Việt tỵ nạn có ḷng cho quê hương chúng ta hăy cùng nhau bày tỏ t́nh yêu thương dân tộc. Nền dân chủ thật sự không thể nào thực thi nếu chúng ta chưa biết ḿnh là ai và không biết được những cái hay cái dở của văn hoá. Đừng nghi kỵ, hăy thông cảm, và tha thứ v́ mục đích chung. Làm như vậy chúng ta mới có thể làm giảm đi cái dốt và cái nghèo của bản thân trong khía cạnh văn hoá. Sẽ bắt đầu từ đâu, là một thách thức cho tôi và bạn.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004

Answers

Response to CĂ¡i nghèo vĂ  cĂ¡i dốt

HANG KHONG MAU HAM CUA CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIETNAM !

SU VAN MINH TIEN BO CUA DAT TA SAU 30 NAM DANH MY THANG

-- lu cho" thui (vanphongbttvh@cpt.gov.vn), May 30, 2004.

Moderation questions? read the FAQ