Giờ Chơi Đă Hết - Kinh Tế Thị Trường Cắt Đuôi Định Hướng XHCN

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Giờ Chơi Đă Hết - Kinh Tế Thị Trường Cắt Đuôi Định Hướng XHCN

Trich Tu www.ttvncc.net

Thứ bẩy 22/11/2003, chiến hạm USS Vandegrift nhổ neo sau bốn ngày thăm viếng cảng Sài G̣n. Thủy thủ đoàn Hoa Kỳ rời bến Bạch Đằng theo sông về biển nh́n cảnh sắc cũng chẳng khác ǵ với những điều mà cha anh của họ đă thấy cách đây 30 năm. Dĩ nhiên, các bảng quảng cáo của Coke và Siemens trên ṿm trời thành phố là mới đấy, nhưng dọc ḍng sông họ vẫn thấy người đánh cá quăng lưới từ chiếc thuyền gỗ tẻo teo, vẫn những người phụ nữ quần xắn ống ở giữa đồng xanh, bên bờ những con trâu già đang gậm cỏ dưới ánh nắng chang chang của miền nhiệt đới. Thơ mộng quá, cảnh đẹp như bài thơ Nguyễn Khuyến! Buồn thay, đây là Sài G̣n năm 2003!

Dân cứ tiếp tục toát mồ hôi hột bên sông khi quan chức Việt Nam ráo riết chuẩn bị trở lại bàn hội nghị với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organisation, WTO) ở bờ hồ Thụy Sĩ với hi vọng sẽ kéo được nền kinh tế Việt Nam vào thế kỷ thứ 21.

Tiến tŕnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thị trường và WTO gần thập niên qua ŕ rề và đen đủi như nước sông Sài G̣n hay nước kinh Nhiêu Lộc. Kể từ 1995, Việt Nam đă ngồi vào bàn đàm phán với WTO cả thẩy 6 lần, ngồi đấy nhưng cũng chẳng đi đến đâu Lần họp sau cùng hồi tháng 5, 2003, chủ tịch phái bộ đàm phán WTO, Seung Ho, thẳng thừng tuyên bố “Việt Nam phải nhẩy bước lượng tử” may ra được gia nhập WTO vào năm 2005 như Hà Nội mong ước.

Sau nhận định của Seung Ho, nhà nước CHXHCN Việt Nam vào tháng 9/03 đă nhốn nháo đưa ra lộ tŕnh mới để đi vào WTO; nào là những mốc mới hợp lư hơn hay khả dĩ thảo luận được về việc giảm thiểu thuế hàng nhập cảng, và một loạt các đề xuất mới tŕnh ở các phiên nhóm vào tháng 12. Susan J Adams, đại diện Quỹ tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) nhận định “Họ (Hà Nội) đă hiểu bây giờ là lúc để thành hay bại.”

Theo các chuyên gia thế giới, Việt Nam hiện nay cần đàm phán và đạt thoả hiệp với 20 quốc gia thành viên WTO - chủ yếu là các nước phát triển trong đó có Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu (the European Union, EU), Canada, Australia, Uruguay, Switzerland, Japan, Cộng hoà Korea, Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có ảnh hưởng lớn đến 126 thành viên c̣n lại. Đặc biệt, Mỹ, EU, và Trung Quốc đang có những đ̣i hỏi Việt Nam phải rộng răi chào mở thị trường cũng như cần có một hệ thống luật pháp thật minh bạch.

Sân Chơi gập ghềnh

Càng chần chờ Việt Nam sẽ càng trả giá đắt; vào đầu năm 2005 Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) sẽ bỏ tất cả hạn ngạch hàng dệt may cho tất cả hội viên WTO và giữ lại rào cản này cho các quốc gia ngoài tổ chức. Lúc ấy, nếu chưa gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thua lớn trước các bạn hàng như Bangladesh, Philippines, và Trung Quốc. Hàng dệt-may của những quốc gia này sẽ tràn ngập thị trường các nước tiên tiến. Lê Quốc Ân, Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng “Việt Nam sẽ phải đương đầu với vấn nạn cạnh tranh cực lớn nếu chúng ta vẫn bị hệ thống hạn ngạch kềm chế”. Một đại diện mua hàng của một tập đoàn hàng tiêu dùng lớn của Hoa Kỳ ở Sài G̣n nói thẳng “Nếu Việt Nam không xong, chúng tôi sẽ đi ra v́ không có hạn ngạch th́ các xí nghiệp Trung Quốc với hiệu năng cao hơn sẽ bán hàng rẻ hơn.”

Mất mối xuất cảng hàng may dệt ở Mỹ chắc chắn ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế; năm 2003, hàng may dệt đă vượt cả dầu thô trở thành hàng xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Ngành dệt may dự phóng thu hoạch được khoảng 3.6 tỉ dollars; tăng gần 30% so với 2.8 tỉ năm 2002. Mực nhảy vọt này có được chính nhờ vào Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ bắt đầu hiệu lực từ cuối năm 2001. Dù vẫn bị hạn ngạch nhưng thuế nhập cảng vào hàng bán cho JC Penney với Nike đă giảm xuống 17% thay v́ 51% như trước kia. Hàng may dệt Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ tăng 20 lần, lên đến 952 triệu dollars, và năm nay con số này có thể đến cả 1.7 tỉ.

Tuy nhiên, khi vẫn chưa là hội viên của WTO, Việt nam sẽ gặp khó khăn khi gọi vốn đầu tư ngoại quốc. Những năm đầu thập niên 90, thương nhân nước ngoài chen nhau vào Việt Nam đầu tư v́ họ tưởng đây là rồng, là hổ mới của Á châu. Đến những năm cuối thế kỷ 20, ḷng thơ thới phởn phơ đă trở thành nỗi ê chề thất vọng v́ Việt Nam vẫn chỉ là mèo là cáo với tệ nạn tham nhũng tràn lan, v́ mê hồn trận quan liêu, và v́ phân biệt đối xử trắng trợn làm lợi cho các xí nghiệp địa phương như đ̣i giá điện nuớc cao hơn, luật lệ đầu tư khó khăn hơn với các công ty ngoại quốc. Đầu tư nước ngoài đến nay đă giảm xuống 2.06 từ 8.64 tỉ dollars - mất hơn 76% ngoại tệ đầu tư so với 1996.

Trong hơn 7 năm đàm phán để vào WTO, Việt Nam đă chuẩn bị ǵ cho ngành nông nghiệp hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi 70% lao động là nhà nông đóng góp khoảng ¼ tổng sản lượng nội địa và gần 1/3 giá trị hàng xuất cảng? Hiện nay Việt Nam chỉ mới đề nghị mức trợ cấp cho nông gia khoảng 10% trị giá ngành nông nghiệp (thực tế thấp hơn nhiều) khi các nước phát triển có mức trợ cấp (Producer Support Estimate, PSE) hiện thời từ 18-20% ở Mỹ, Canada, đến 36% như EU và xấp sỉ hay hơn 60% như Nhật và Korea; Khi đă là hội viên WTO, liệu Việt Nam có thể xâm nhập thị trường của các nước tiên tiến ở vùng lân cận hay bên trời Âu Mỹ hay không? Việt Nam sẽ đào đâu ra tiền để trợ cấp nông nghiệp trong những năm sắp đến hay chỉ “mang lại cho nông dân Việt Nam cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cơ hội lẫn thách thức” như Lê Văn Minh, vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến?

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 19, 2004

Answers

Response to Giờ Chơi ĐĂ£ Hết - Kinh Tế Thị Trường Cắt ĐuĂ´i Định Hướng XHCN

Trợ cấp bảo hộ nông nghiệp

1999 (mỗi nông dân, $US) 2002, $US
- Nhật 26000 47
- Mỹ 21000 49
- EU 17000 93
- Canada 9000 6.2
- Ấn Độ 66 5.6

Một lỗi lầm lớn

Khi gia nhập WTO, Việt nam lại có cơ hội kêu gọi đầu tư trở lại v́ nếu đă là thành viên của WTO Việt Nam phải đối xử công bằng, không phân biệt dù là công ty nước ngoài hay của người trong nước. Lê Đăng Doanh, Cố vấn Bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư hỏi “Có ai muốn bỏ tiền vào đây nếu Viện Nam không phải là hội viên của WTO?”

Các công ty chế tạo xe hơi có lẽ cũng đặt câu hỏi tương tự thế. Từ 1990 đến 1996, Việt Nam cấp 15 giấy phép sản xuất cho Toyota, Peugeot Citroen, và Mercedes-Benz. Các công ty này đào rừng lấp ruộng thiết kế các xí nghiệp bóng nhoáng mong đưa ra thị trường Việt Nam đủ loại xe du lịch, và xe tải. Nhưng cái đuôi định hướng xă hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường hiện nay chỉ cho mỗi người thu nhập b́nh quân khoảng 400 dollars th́ tiền đâu mà mua xe du lịch; bóng dáng xe hơi ở đô thị Việt Nam vẫn c̣n là của hiếm trong rừng xe máy, xe đạp chuyên chở hàng hoá đủ loại - từ gà qué cho đến gỗ sắt xây dựng, và cả TV - chạy đầy đường, những con đường có từ nửa thế kỷ trước!

Mười một xí nghiệp với khả năng lắp ráp 146000 xe hơi, năm ngoái vẫn chỉ bán được 32000 chiếc!

Đấy chỉ là một trong hàng ngàn thí dụ tại sao kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là nền kinh tế bền vững. Dù mức xuất cảng có tăng nhanh trong những năm gần đây, thị trường nội địa Việt Nam vẫn chưa có người tiêu thụ! Với lợi tức đầu người khoảng 400 dollars mỗi năm, với độ phân bố lợi nhuận quốc gia không đồng đều (tham nhũng vẫn c̣n tràn lan), giới tiêu thụ Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ, rất nhỏ, không thể đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững được. Dân không giầu th́ nước không thể mạnh, xă hội khó đạt công b́nh và lại càng khó văn minh. Lư luật WTO hay của những hiệp hội thương mại thế giới khác như APEC, ASEAN, EU, v.v... cũng chỉ nhằm đặt để những viên gạch xây nền thương mại pháp trị. Và xă hội không thể công bằng, không thể văn minh, dân không thể giầu, nước không thể mạnh được khi không có nền dân chủ pháp trị đồng bộ với phát triển kinh tế bền vững.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam hôm nay vẫn đang gây khó khăn hơn cho các công ty lắp ráp xe. V́ độ cần ngoại tệ đến thảm hại với bề ngoài ra vẻ khuyến khích dùng linh kiện sản xuất tại địa phương, Việt Nam đă tăng thuế nhập khẩu đồ phụ tùng và linh kiện lắp ráp xe hơi từ 20% lên 25%. Nếu là hội viên của WTO, Việt nam sẽ không thể áp đặt số linh kiện địa phương với các nhà sản xuất xe du lịch và xe tải như thế. Raymond F. Burghardt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng “Luật và thuế mới nhằm vào linh kiện xe hơi chỉ tạo thêm chướng ngại cho Việt Nam trên đường hội nhập WTO.” Barry Ashton, Giám Đốc tài chánh của Ford tuyên bố “Đây là một lầm lỗi lớn.” việc tăng thuế nhập khẩu này sẽ đẩy xí nghiệp trị giá trăm triệu dollars của Ford ở ngoại thành Hà Nội từ lời đến lỗ vào năm tới, và “đây là một quả đấm thôi sơn.”

Dù đă có hiệp định, Việt Nam vẫn có khả năng gặp trắc trở thương mại với Hoa Kỳ nếu không gia nhập WTO. Tháng bẩy vừa qua, Washington đă đánh thuế phạt v́ cho rằng Việt Nam bán phá giá cá Ba Sa sang thị trường Mỹ. Điều này khiến mức xuất cảng cá Ba Sa giảm xuống 20 triệu dollars, mất hẳn 30 triệu (60%) so với năm 2002. Hiện nay những nhà nuôi trồng tôm ở Louisana đang tích cực vận động mức thuế phạt tương tự với tôm nhập cảng từ Việt nam. Tư cách thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam giải quyết những vấn nạn cạnh tranh/bảo vệ mậu dịch, như vụ cá Ba Sa, đa phương và hiệu quả hơn. Demetrios Marantis, Cố vấn pháp luật chính của Hội Đồng Thương Mại Việt Mỹ tại Hà Nội, cho hay lợi ích của “tư cách thành viên WTO là lư do vĩ đại khiến Việt Nam nỗ lực gia nhập tổ chức này.”

Không kể những vận động xúm xít để vào WTO, vấn đề trước mặt là liệu Việt nam có chấp nhận những nhượng bộ cần thiết để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế hay không? Thật không khích lệ chút nào hết khi Việt Nam vẫn tiếp tục đưa ra những rào cản mậu dịch với WTO trong thị trường ngân hàng và viễn thông cao hơn những cam kết với Hoa Kỳ. Thí dụ, công ty Mỹ có thể đầu tư trong các dự án liên doanh trong ngành viễn thông vào đầu năm 2007, nhưng những các quốc gia thành viên khác của WTO phải đợi thêm sáu năm kể từ lúc Việt Nam gia nhập tổ chức. Tương tự, ngân hàng Hoa Kỳ có nhiều lợi điểm khác như mức kư thác ngân quỹ địa phương cao hơn, được đặt máy rút tiền tự động (Automatic Telling Machine, ATM) sớm hơn so với các hội viên WTO khác. Alain Cany, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Hong Kong tại Việt Nam tuyên bố “Phân biệt đối xử trong doanh vụ ngân hàng là một chướng ngại lớn trên đường Việt Nam đang mong đến WTO.”

Tất cả các quốc gia đang muốn gia nhập hay đă là thành viên của WTO đều phải có một hệ thống luật pháp trong suốt, với các văn bản luật phù hợp theo các tiêu chuẩn của WTO về các lĩnh vực chính như thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, v.v...

"Luật và thuế mới nhằm vào linh kiện xe hơi chỉ tạo thêm chướng ngại cho Việt Nam trên đường hội nhập WTO"

Raymond F. Burghardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội

Cũng như việc thay đổi luật, tăng thuế nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe, phân biệt đối xử trong doanh vụ ngân hàng quả là một tảng đá định hướng xă hội chủ nghĩa khác nằm ch́nh ́nh giữa đường phát triển kinh tế thị trường, hội nhập, và tranh đua với thế giới.

Đường hội nhập WTO của Việt Nam đă vào đoạn mới, tuy ban công tác đă bắt đầu đàm phán những điểm chính của các yếu tố sơ thảo trong bản báo cáo với WTO ngày 10 và 11 tháng 12, 2003 nhưng Việt Nam vẫn c̣n rất nhiều việc phải làm. Những yếu tố trong bản báo cáo sơ thảo là tập hợp những thông tin do Việt Nam đệ tŕnh cùng với những trả lời cho các câu hỏi của thành viên ban công tác đă đặt ra và cũng là những cố gắng chính thức minh định một số điều kiện để Việt Nam gia nhập WTO.

Việt Nam đă tái xác định mong ước hội nhập WTO vào 01/01/2005. Trong phiên họp ngày 10/12/2004, Việt Nam xin ba phiên đàm phán trong năm 2004 để đạt mục tiêu đă đề xuất. Trưởng đoàn đàm phát Việt Nam, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự phát biểu “Chúng tôi đă đưa ra bản chào lần thứ 3 về thuế với mức thuế trung b́nh giảm thêm gần 4.5%; bản chào về dịch vụ với việc mở cửa 10 ngành và 92 phân ngành; biểu thuế hiện hành;”

Trả lời, qua thông dịch viên, ông Lương Văn Tự cho hay “Những phiên đàm phán song phương đă tiến gần đến giai đoạn sau cùng” nhưng về t́nh h́nh đàm phán chung ông lại nói “Chúng tôi tha thiết mong các nhà đàm phán hiểu và thông cảm với nền kinh tế phát triển ở mực thấp và số mậu dịch khiêm nhường của Việt Nam cùng biểu tỏ độ uyển chuyển cũng như cho Việt Nam những đối xử ưu đăi và thời gian chuyển tiếp cần thiết như đă đề bạt trong chương tŕnh hành động và những bản chào hầu mở đường cho tiến tŕnh phát triển củaViệt Nam cùng tích cực đóng góp vào thành công chung của WTO.”

Về đàm phán trong năm 2004, ông Mai Văn Dâu, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương Mại cho biết “Để thực hiện được ba ṿng đàm phán trong một năm là cực kỳ khó khăn, v́ chẳng hạn như trong năm 2003, chúng ta chỉ thực hiện được hai ṿng đàm phán.”

Ngoài 3 cuộc đàm phán đa phương trong năm 2004, Việt Nam c̣n phải ráo riết chuẩn bị khoảng 100 cuộc đàm phán song phương với 18 thành viên WTO khác.

Khả năng hội nhập WTO vào đầu năm 2005 xem chừng chỉ là hy vọng mong manh v́ dù xuôi gió thuận buồm ở các cuộc đàm phán đa phương và song phương, Việt Nam c̣n phải chờ Hội nghị Bộ trưởng của các nước thành viên WTO kết nạp. Về việc này ông Dâu nghĩ “Nếu cuộc họp này được tổ chức vào giữa năm 2004 th́ chúng ta mới được xem xét để gia nhập WTO vào năm 2005, c̣n nếu Hội nghị này diễn ra chậm hơn th́...”

Thật vậy, vị thế đàm phán của Việt Nam hiện nay không khác ǵ cái tát vào mặt chủ trương đối xử công bằng, không phân biệt nhằm thúc đẩy việc phát triển mậu dịch về hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên WTO. Nói thế cũng có nghĩa là những tương nhượng mậu dịch với Hoa Kỳ không thể là củ cà rốt treo cao mà phải là mẫu mực cho các hiệp định thương mại với các quốc gia hội viên khác. Một nhà ngoại giao phương Tây nhận xét “Thật không thích ứng với những tuyên bố của Việt Nam là họ muốn vào WTO năm 2005”. Nói một đàng làm một nẻo.

Việt nam có khả năng giữ đúng hạn vào WTO như đă lên kế hoạch hay không? Có thể đấy, nếu tập đoàn lănh đạo Việt Nam từ bỏ cái quan niệm vừa gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu và vừa tự tung tự tác.

Theo BusinessWeek , WTO

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 19, 2004.


Moderation questions? read the FAQ