rừng ơi và yàng ơi

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

sổ tay thượng dân

Khi lâm vào những t́nh huống lạ lùng, khó khăn, ngặt nghèo hay tuyệt vọng - con người hay chợt nhớ đến Đất Trời, Thần Thánh. Người Việt kêu "Yàng ơi" (Thần ơi) hoặc "Ây Die" (Trời ơi) - nếu là dân miền núi, và "Ối Giời ơi"- nếu họ ở miền xuôi. Chỉ riêng anh Nguyễn Văn Trổi là có một thái độ (hơi) khác thường chút đỉnh.

Trước khi bị xử tử, anh Trổi không kêu Trời - cũng không gọi mẹ mà chỉ hô "Hồ Chí Minh muôn năm". Và cứ theo (nguyên văn) như lời ông Tố Hữu th́ "Phút giây thiêng, anh gọi Bác ba lần!"

Về chuyện hô hoán của anh Trổi, có người đă nhận xét thế này: "Sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đă hạ một câu thơ thật là thần t́nh: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đă không c̣n là khẩu hiệu nữa, nó đă thành t́nh cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy". [Trần Đăng Khoa, Chân Dung Và Đối Thoại (Hà Nội: Thanh Niên,1988),10].

Không những chỉ đọc, tôi c̣n viết lại câu thơ vừa dẫn. Sau đó, tôi ngồi (rồi nằm) lắng nghe ḷng ḿnh -lâu thật là lâu - nhưng sao tuyệt nhiên không thấy có chút "t́nh cảm" hay "xúc cảm" và "nỗi niềm thiêng liêng" ǵ (trào dâng) hết trơn hết trọi. Nước mắt cũng không "bỗng ứa ra" - như nhà thơ Trần Đăng Khoa mong đợi. Thi sĩ với thường dân khác nhau thế đấy.

Những "khẩu hiệu khô khốc" này chỉ khiến tôi đâm thắc mắc là tại sao ("phút giây thiêng") anh Nguyễn Văn Trổi không gọi hai lần, năm lần, hoặc một trăm lần mà lại "gọi Bác ba lần" - như vậy? Nỗi băn khoăn của tôi, tất nhiên, không có người giải đáp. Anh Nguyễn Văn Trổi đă chết. Tố Hữu th́ chưa nhưng ông ấy không phải là một người khả tín.

Tương tự như anh Nguyễn Văn Trổi, ông Tố Hữu cũng thích "mần" cách mạng. Khác với anh Trổi, ông Tố Hữu chỉ chuyên làm thơ ở trong nhà - chứ không làm đặc công, mang ḿn đi gài chỗ này chỗ nọ.

Sau khi bị bắt quả tang đang loay hoay đặt chất nổ dưới chân cầu Công Lư, người ta mang anh Trổi ra xử bắn tại pháp trường - Sài G̣n. Ông Tố Hữu (tất nhiên) không có mặt nơi đó. Lảng vảng xa gần, xớ rớ đâu đó, cũng không. Ông ấy ở tuốt ngoài Hà Nội lận. Việc anh Trổi gọi tên bác ba lần hay sáu lần ..hoàn toàn là chuyện bịa!

Mà cái ǵ chứ bịa chuyện th́ đúng là sở trường của ông Tố Hữu, như chính ông ta đă (hănh diện) thừa nhận điều này. Khi được hỏi về hoàn cảnh sáng tác của một bài thơ khác, viết về Điện Biên Phủ, Tố Hữu "nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch" và nói:

- Này, xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là ḿnh phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.

Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ của một ông Phật...

- Thế từ lúc mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, anh có lên Điện Biên Phủ bao giờ không ?

- Không! Nào ḿnh có biết Điện Biên ở đâu mà đi (sđd, trang16 & 17).

Nếu Trần Đăng Khoa không phải là một người phịa chuyện th́ Tố Hữu (rơ ràng) là một người vô tư, vui tính, "thật hiền hậu" và "có dáng vẻ của một ông Phật." (Mô Phật!)

Đó là mới nói về phần nhân cách và ngoại h́nh. Thi tài mới là điều cần nói khi viết về một thi sĩ, và Trần Đăng Khoa đă nói đến tài năng của Tố Hữu (một cách rất ví von) như sau: "Nếu mỗi nhà văn là một người thư kư của thời đại, theo quan niệm Balzac, th́ Tố Hữu chính là người thư kư của cách mạng. Thơ của ông là biên niên sử của cách mạng Việt Nam" (sđd, trang 10).

Tôi nghĩ đến Đức Phật cùng với một tiếng thở dài (cố nén) và sao thấy ái ngại (hết sức) cho - cái được gọi là - "biên niên sử của cách mạng Việt Nam". Tưởng ǵ chớ làm thư kư th́ đâu cần phải có "bút pháp bậc thầy", và cũng không cần " lớn". Trung b́nh cũng được. Nhỏ cũng không sao. Chỉ cần trung thực là đủ. Mà trung thực hay khả tín, như đă thưa, là điều hoàn toàn trái ngược với bản tính của ông Tố Hữu (nói riêng) và những người chuyên hành nghề cách mạng (nói chung).

Và đó cũng là lư do tại sao ông Tố Hữu bị nhiều người coi thường hay chê trách. Khách quan mà nói, tôi e rằng dư luận có phần khắt khe với ông ta. Sở dĩ Tố Hữu cứ bịa hết chuyện này đến chuyện nọ chỉ v́ bộ mặt thật của "cách mạng Việt Nam" rất khó coi, cần phải che dấu - thế thôi. Đó là một thứ face cachée, nếu nói theo tiếng Tây- và nói theo kiểu của nhà văn Bùi Tín.

Ngay cả sau khi "cách mạng" đă thành công, cướp được chính quyền, những người cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ thái độ dối trá và trí trá. Những kẻ kế nhiệm ông Tố Hữu sau này, để làm "loa" cho nhà nước, cũng không bao giờ thốt lên được một lời nào thành thật.

Trong một bức thư ngỏ, viết từ Hà Nội, được phổ biến rất rộng răi vào những ngày gần đây, có đoạn đáng chú ư như sau:" Hai ngày sau Đại Hội Đảng IX, tức là ngày 24 tháng 4 năm 2001, tôi đă bị bắt vào tù rồi! Vậy mà khi dư luận trong nước dấy lên sự phản đối việc bắt giữ tôi và các tổ chức nhân quyền thế giới chất vấn chính phủ ta về việc bắt giữ cựu chiến binh Vũ Cao Quận th́ bà Phan Thúy Thanh - người phát ngôn của bộ ngoại giao chối bai bải là không hề có việc bắt tôi, chuyện bắt tôi bỏ tù là chuyện bịa đặt vu khống của kẻ xấu" (Vũ Cao Quận, "Thư Ngỏ Gửi Ông Phan Khắc Hải, Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa - Thông Tin." Người Việt ,14 Mar., 2002).

Tôi tận t́nh chia sẻ sự bất nhẫn của ông Vũ Cao Quận nhưng không đồng t́nh với những lời lẽ nặng nề mà ông ấy dùng để mô tả việc làm sai trái của bà Phan Thúy Thanh. "Chối bai bải" không phải là phương cách ứng xử thích hợp cho bất cứ loại người nào. Đó chỉ là thái độ của một con "vẹm" cái.

Cũng như ông Tố Hữu, bà Phan Thúy Thanh bắt buộc luôn luôn phải dối trá hay trí trá. Lư do: cái chế độ mà bà ta lựa chọn để phục vụ được cấu thành và dựng xây trên sự gian xảo mà. Làm sao bà ấy có thể cư xử đàng hoàng và lương thiện được?

Tôi chỉ hơi lấy làm buồn khi nghe bà Thanh tuyên bố rằng phần lớn những người Việt thuộc sắc tộc thiểu số đang tị nạn tại Cao Miên có "ước vọng nóng bỏng" được hồi hương (Vietnam's Foreign Ministry spokeswoman Phan Thuy Thanh said it was "regrettable" UNHCR had so far returned only 15 minority people from Cambodia under a tripartite agreement reached in January, despite 'the burning desire' of most of them to come back), theo như tường thuật của kư giả David Brunnstrom - qua bản tin của hăng Reuter, gửi đi từ Hà Nội vào ngày 13 tháng 3 năm 2002 .

Bà Thanh không phải là phát ngôn viên của những người tị nạn. Lẽ ra, bà ấy không nên lanh chanh như thế. Tương tự, bà Thanh cũng không có thẩm quyền hay tư cách ǵ để khẳng định rằng "những người Việt nam đang sống trong những trại tạm cư ở Cam-pu-chia không phải là người tị nạn. Họ là những người do bị kích động, lừa gạt đă vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia" (Nhân Dân, 7 Mar., 2002).

Ủa, bộ thiệt vậy sao? Nói vậy không lẽ hồi giờ "đă" có người vượt biên "đúng phép" ra khỏi Việt Nam sao? Bà Phan Thúy Thanh "dám" quên rằng cách đây chưa lâu, có vài triệu người dân Việt cũng vượt biên "trái phép" như thế đến những quốc gia lân cận - trong số đó có Cao Miên sao? Những kẻ này - theo như lời của nhà đương cuộc Hà Nội, vào thời điểm đó - cũng bị "kích động, lừa gạt" để chạy theo "bơ thừa sữa cặn", "theo chân đế quốc" và "bọn phản động" vậy.

Rồi, chả hiểu tại sao, khi khổng khi không, hàng triệu người "vượt biên trái phép" này (bỗng) trở thành "khúc ruột xa ngàn dặm", và "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc" ("Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Chúc Tết Bà Con Việt Kiều," Nhân Dân, 2 May 2002).

Cùng số báo dẫn thượng, trong bài tường thuật về "buổi lễ" đón tiếp Việt Kiều thăm quê hương ăn Tết Nhâm Ngọ, tôi điểm danh thấy dân làng Ba Đ́nh (từ trên trở xuống) không thiếu mặt bất cứ một ai - ngoài Vơ Nguyên Giáp. Ông đại tướng vắng mặt không phải v́ liêm sỉ hay tự ái mà chỉ v́ đang bịnh quá, đi hết nổi - vậy thôi.

Trí nhớ của đám người cộng sản Việt Nam về chuyện tị nạn, rơ ràng, hơi . ngắn. Và trí nhớ tập thể của khối người Việt tị nạn ở hải ngoại, xem ra, cũng không lấy chi làm dài. Họ quên rằng cách đây chưa lâu chính ḿnh cũng vượt biên "trái phép", cũng sống lây lất ở những trại tị nạn này hay trại tị nạn khác, cũng ăn cơm của Cao Ủy Tị Nạn, cũng bị cảnh sát (Thái Lan - Nam Dương hay Mă Lai) đánh đập. Do đó, chuyện cảnh sát Căm Bốt dùng roi điện trấn áp những người tị nạn khi họ phản đối chuyện bị giao trả về Việt Nam (Cambodia police recently assaulted asylum seekers with an electric baton at ne U.N. refugee camp when they spoke out against returning to Vietnam - theo như nguồn tin của Reuters, đánh đi từ Phnom Penh vào ngày 4 tháng 3 năm 2002) đă không khiến cho bất cứ ai nóng ruột hay nóng mặt. Chả thấy một cá nhân, tổ chức, hội đoàn, lực lượng, mặt trận... nào lên tiếng hết - cho dù chỉ là một tiếng thở dài.

Ngọn lửa Tây Nguyên bùng cháy, rồi âm ỉ từ một năm qua,dường như, cũng không khiến ai quan tâm hay xao xuyến. Chúng ta sót xa v́ từng tấc đất bị cắt cho lân bang nhưng dửng dưng trước chuyện đồng hương của ḿnh bị đàn áp và ngược đăi. Tại sao vậy chứ? Không lẽ đồng bào "thượng" không phải là đồng bào ... "thiệt" sao?

Mà dù có "thiệt" vậy chăng nữa th́ cũng đừng quên rằng ngoài bờ biển ra, phần biên giới c̣n lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những sắc tộc thiểu số - tự ngàn xưa. Cho dù hoạ cộng sản sẽ qua và sắp qua, quê hương sẽ được quang phục trong những ngày tháng tới, quan niệm (hẹp ḥi) của người Kinh về chủng tộc cần phải được xét lại; nếu không, đất sẽ mất nữa và nước (rồi) cũng thế thôi.

K' Tiên



-- lu Dam duc (vietnamcongsans@yahoo.com), May 08, 2004


Moderation questions? read the FAQ