Những điều đáng mừng! Người VN trong nước đă từ từ biết tới những ǵ thuộc về quyền tự do và dân chủ!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Đọc báo chí và các mục tâm sự gần đây ở trong nước có nhiều vấn đề nổi cộm như nghị định 71 của bộ công an về việc tŕnh CMND khi truy nhập internet và những băn khoăn về tệ nạn rọc thư, kiểm soát của bưu điện cộng sản. Tuy những chuyện phản đối về những vần đề này có vẻ hoi nhỏ nhặt so với ước mơ giải thể hoàn toàn chế độ cộng sản. Nhưng tôi căm thấy mừng cho đất nước chúng ta. Giới thanh niên ngày nay đă dám can đảm nói lên những sự thật và những sự kiểm soát vô lư về quyền tự do riêng tư của con người. Họ đă không im lặng và chịu đựng như hàng chục năm nay. Đó là bước khởi đầu tốt đẹp về sự đ̣i hỏi chính đáng về quyền tự do dân chủ của 1 con người. Chúng ta, những người việt hải ngoại mong rằng, với sự khởi đầu này sẻ đánh đấu những sự sụp đổ đầu tiên của chế độ cộng sản của việt nam trong tương lai trước những nhu cầu dân chủ và tự do thiết yếu của từng cá nhân. Hoan hô các bạn trẻ trong nước.

Các bài sau đâu trích lại từ website của VN & Express và Thanh Niên Online. Mời các bạn cùng xem.

Nỗi niềm người bị... rọc thư

Lâu nay, chuyện thư bị rọc, bưu phẩm bị bóc, xé niêm đă trở thành chuyện thường đến mức những người trong cuộc không c̣n "nhu cầu" phải khiếu nại (như lời một bạn đọc) nữa. Ngành chức năng nghĩ ǵ? Thanhnien Online vẫn liên tục nhận được những "nỗi niềm" của người trong cuộc...

"Sự cố" ở bưu điện Việt Nam...

Tôi không những đă gặp phải trường hợp giống như bạn Andy Nguyễn mà c̣n tồi tệ hơn nữa là khác. Thư tôi gửi về thân nhân ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng dường như không bao giờ tới tay người được nhận. Họ cho biết là thư nước ngoài gửi về hay bị "ém". Tôi thử gửi thư bảo đảm xem sao, nhưng khi tôi muốn mua bảo hiểm cho lá thư th́ nhân viên bưu điện không bán với lư do là thư hay gặp "sự cố" khi đến các bưu điện Việt nam. Khi nghe họ tŕnh bày như vậy tôi cảm thấy tự ái và xấu hổ, nhưng sự thật là như vậy. Tôi đành phải sử dụng địa chỉ của một người quen ở tận... Tam Kỳ, Quảng Nam th́ thư lúc mới đến tay người nhận. Lư do là người đưa thư từng là học tṛ của người quen mà tôi nhờ nhận thư. Mỗi lần nhắc đến chuyện này tôi rất bất b́nh.

Tâm Phạm

Tệ nạn rọc phá thư tín

Tôi là một công dân Việt Nam, sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Qua thư phản ảnh của bạn Andy Nguyễn, tôi thấy nếu quả thật là như vậy th́ đáng xấu hổ biết chừng nào, nó biểu hiện sự yếu kém trong quản lư của nghành Bưu Điện Việt Nam và là sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đó là quyền tự do thư tín, quyền bí mật riêng tư cá nhân. Thiết nghĩ, nếu thật sự tŕnh độ kiểm duyệt của nghành bưu điện quá kém th́ nên thông báo rơ cho khách hàng biết rằng: Quư khách sẽ được kiểm tra bưu phẩm + thư tín một cách chừng mực nào đó để đăm bảo thực hiện tốt các quy định của nghành bưu điện. C̣n nếu việc này không phải do chủ trương của nghành th́ càng phải làm cho ra lẽ kẻ nào đă làm như vậy, hành vi này là hành vi của kẻ cắp đáng bị trừng trị, cần nêu đích danh và truy tố theo luật pháp hiện hành.

Tôi nghĩ nghành bưu điện phải nhanh chóng làm sáng tỏ chuyện này th́ mới lấy lại sự tin tưởng của khách hàng được.

Hùng Tâm

Về việc thư bị bóc

Cách đây 2 năm, gia đ́nh có gửi mấy tấm h́nh gia đ́nh cho tôi ở Mỹ. Khi nhận được (sau 1 tháng gửi), thư đă bị rọc kiểm tra. Tuy không mất ǵ, nhưng tôi chắc chắn là bị rọc v́ gia đ́nh tôi dán thư rất kỹ, nhân viên kiểm tra không bóc mà rọc thư rồi dùng ghim rập lại giống như ghim giấy. Tôi hỏi nhiều nhười th́ được biết chuyện đó là thường nên không ai cảm thấy có nhu cầu khiếu nại. Khi tôi gửi một thùng sách về Việt Nam cũng bị như vậy: sau khi mở thùng kiểm tra, họ dán băng dính lên khắp thùng. Mặc dù không mất ǵ nhưng điều đó làm cho tôi rất bực ḿnh. Tuy nhiên tôi chỉ c̣n cách là cố tránh các dịch vụ bưu điện.

Tôi không hiểu đây là do bộ phận giám sát của bộ phận chức năng hay là do các nhân viên bưu điện làm (?).

Việt Bùi

Chia sẻ cùng nạn nhân của tệ "rọc thư"

Tôi là người mới định cư tại Toronto. Nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của ba mẹ, tôi đă gửi thiệp và món quà nhỏ về cho gia đ́nh, nhưng rất buồn là mọi sự riêng tư đă bị nhân viên hải quan rọc và gói lại một vô tội vạ. Khách hàng gửi bưu kiện đều có kèm theo tờ khai để ngành chức năng căn cứ vào đó mà kiểm tra. Hoặc nếu muốn kiểm tra kỹ hơn, có thể trang bị thiết bị soi. Việc rọc thư, xé bưu điện thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với khách hàng, hầu như chưa gặp ở nước nào. Có lần người thân tôi gửi giấy tờ cho tôi thông qua dịch vụ EMS cũng bị nhân viên hải quan mở ra và làm chậm việc làm giấy tờ của tôi hết một ngày nhưng không một lời xin lỗi, trong khi đó nhân viên của EMS đă xin lỗi tôi dù không phải lỗi của họ. Qua Thanh Nien Online chúng tôi muốn gửi đến ngành bưu điện một nhắn nhủ: hăy tôn trọng khách hàng, xin đừng v́ thế độc quyền mà xử sự như thế với khách hàng.

Huynh Bich Van

Thư và bưu phẩm bị bóc, mất tích và chi phí khi nhận bưu phẩm

Tôi làm việc ở nước ngoài đă nhiều năm nay, mỗi khi gửi thư và bưu phẩm về cho gia đ́nh đều gặp t́nh trạng bóc thư, bóc bưu phẩm. Sau mỗi lần gửi thư và bưu phẩm tôi đều gọi điện cho gia đ́nh nói rơ chi tiết băng dán ở các góc thư và bưu phẩm nhưng khi gia đ́nh tôi ra bưu điện nhận thư và bưu phẩm th́ những chi tiết mà tôi thông báo đều bị mất. Lại thêm t́nh trạng thư gửi về Việt Nam bị thất lạc. Đối với thư gửi thường là 30%. Một điều phi lư mà tôi chưa gặp ở nơi nào: đó là khi nhận bưu phẩm c̣n phải trả tiền, có khi lên tới cả trăm ngàn tiền Việt cho một gói quà sinh nhật trị giá sáu mươi ngàn tiền Việt, trong lúc đó tôi đă trả cước phí ở nước ngoài rồi? Tôi kể chuyện này với bạn tôi là người nước ngoài, họ cho rằng tôi nói đùa (?!).

Trần Huy Tuấn

Không cần địa chỉ, thư vẫn đến tay?

Tôi cũng là nạn nhân của nạn rọc thư. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được thư từ tài liệu từ nước ngoài. Nếu là thư gửi trong bao thư thường, cỡ nhỏ th́ không sao. Nhưng nếu thư bỏ trong b́ lớn, dày... là bị rọc. Nhiều khi thư tới tay tôi th́ đă bị rọc rách ra, rồi dán lại bằng băng keo, có ghi chữ của bưu điện với nội dung đại loại là thư bị rách trong quá tŕnh vận chuyển... Điều này rất khó có thể xảy ra, v́ nếu là kiện hàng lồi lơm th́ có thể bị rách, đằng này b́ thư phẳng ĺ, không góc cạnh th́ làm sao mà rách được. Thư đến tay nhưng tôi cũng chẳng biết là có mất ǵ hay không.

Có một lần, tôi được mời đến Bưu điện ngoại dịch (đường Hai Bà Trưng, Q.1) để nhận một món hàng. Tôi không biết ai gửi cho ḿnh, cũng không biết là món hàng ǵ. Tới lúc nhận được "bưu phẩm"... th́ ra là một chai thuốc dưỡng tóc mà có lẽ một tờ báo phụ nữ của nước ngoài mà tôi đang kư dài hạn đă gửi kèm theo tạp chí như kiểu quảng cáo khuyến măi. Khi thấy chai thuốc này, có lẽ (v́ tôi không biết) họ (bưu điện) đă tự ư lấy ra khỏi bao thư của tờ tạp chí... Và sau khi "kiểm tra" giá trị của nó, họ đă gửi thông báo cho tôi, mời đến bưu điện để nhận. Tôi suy luận như vậy v́ trên "gói hàng" mà họ đưa cho tôi chẳng có địa chỉ người gửi, cũng chẳng có địa chỉ người nhận, vậy mà họ biết là gửi cho tôi và mời tôi đến nhận !?!

Tôi rất muốn biết có phải rọc thư là "nhiệm vụ" của bưu điện hay không? Nếu không, tại sao tệ nạn đó cứ kéo dài măi thế? Theo tôi, nếu nghi ngờ nội dung thư tín có điều ǵ phạm pháp th́ bưu diện nên mời người nhận đến để cùng kiểm tra.

Ha Xuan

Kể thêm câu chuyện về những lá thư bị rọc

Tôi xin tự giới thiệu: tôi cũng đă từng là chủ nhân của những lá thư bị rọc, tức là tôi cũng đă từng "được" là nạn nhân của việc xem trộm thư. Tôi sống ở châu Âu. Rất nhiều lá thư của người thân gửi cho tôi từ TP Hồ Chí Minh đă được mở ra đọc trước khi được chuyển đến tôi. Quan sát, tôi nhận ra những lá thư bị xem trộm luôn đến chậm hơn nhiều ngày so với những thư không bị xem trộm. Và thú vị là một vài lần, tôi c̣n nhận được bản photocopy thay v́ bản chính. Chuyện khó tin, nhưng có thật. Một số người bạn của tôi cho rằng có sự "kiểm duyệt", có chủ trương "theo dơi". Tôi không có đủ chứng cớ để thừa nhận hay phản bác ư kiến của họ. Phần ḿnh, tôi coi đó chỉ là những "tai nạn" do một số nhân viên bưu điện có tật xấu ṭ ṃ, tọc mạch.

Ước mong các vị có trách nhiệm của bưu điện t́m ra được biện pháp xóa bỏ tệ nạn này. Nhưng trước hết, có lẽ vấn đề là ḷng người có lương thiện đủ để biết tôn trọng những điều riêng tư của người khác hay không.

Nguyễn Đ́nh Ḥa

Xâm phạm thư tín là vi phạm Hiến pháp

Xâm phạm thư tín là vi phạm vào quyền tự do cơ bản của mỗi cá nhân đă được quy định trong Hiến pháp nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại các quốc gia khác cũng vậy, xâm phạm thư tín là trọng tội (felony). Do vậy, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta phát hiện ra thư của ḿnh bị rọc, xé, đọc trộm bởi bưu điện th́ cần phải đưa sự vi phạm trắng trợn này ra cơ quan pháp luật để xử lư chứ, không thể chỉ đơn thuần coi là một chuyện bực ḿnh nho nhỏ.

Trung Thành

Tŕnh CMND để truy cập Internet là quy định lạ lùng

Hôm nay, đọc tin về việc sử dụng Internet phải ghi lại chứng minh nhân dân mà tôi phải đập tay xuống bàn thật mạnh trong nỗi chán chường và thất vọng về những quyết định lạ đời của các cơ quan chính quyền.

Người gửi: Huey Truong

Gửi tới: Ban Biên tập

Tiêu đề: Những qui định lạ lùng...

Thật t́nh mà nói, nếu đem ra đăng kư vào sách Guiness về các sắc luật lạ lùng nhất trên thế giới, tôi cho rằng Việt Nam sẽ đứng đầu danh sách.

Thật là một cách làm không quan tâm đến ai. Tôi thiết tha mong mỏi các cơ quan chính quyền khi muốn đưa ra một sắc luật hay quyết định ǵ th́ nên nghiên cứu những yếu tố được và mất cũng như nên tuyển ra một ban nghiên cứu gồm các chuyên gia, bộ phận liên quan.

Qua cuộc phỏng vấn ông Phạm Ngọc Nguyên, tôi cảm thấy ông này hoàn toàn không có kiến thức ǵ về công nghệ thông tin (CNTT) hay Internet cả. Là một người làm việc trong lĩnh vực CNTT, tôi tin rằng không phải dễ ngăn cấm người lạ truy cập vào những nơi nhạy bén v́ có cả ngàn cách để luồn lách.

Quyết định 71 c̣n bất cập

Nếu bây giờ yêu cầu xuất tŕnh CMND, xem tuổi, lưu lại trong máy 15 ngày các địa chỉ truy nhập và gửi đi của khách... e rằng các dịch vụ công cộng khó tồn tại, hoặc chỉ để cho những người thi hành gây khó dễ.

Người gửi: MOT DOC GIA CUA BAO

Gửi tới: Ban Vi tính

Tiêu đề: về quyết định 71 của Bộ công an quản lư các dịch vụ Internet.

Hôm nay, tôi đọc bài trên báoVnExpress mới biết có Quyết định 71. Theo tôi, chế tài này bất cập v́ Chính phủ th́ đang khuyến khích phát triển công nghệ thông tin trong khi kinh tế người dân nước ta c̣n eo hẹp. V́ vậy, phát triển các pḥng net cafe là h́nh thức tuyên truyền phổ biến nhanh nhất. Chưa nói đến nông thôn, ngay ở Hà nội vẫn có rất nhiều người thực sự không hiểu Internet là cái ǵ và để làm ǵ. Bản thân tôi, nhà có máy tính nhưng cũng không dám vào mạng v́ giá quá đắt. Chỉ có ra hàng là ai cũng có thể.

Nếu bây giờ yêu cầu xuất tŕnh CMND, xem tuổi, lưu lại trong máy 15 ngày các địa chỉ truy nhập và gửi đi của khách... e rằng các dịch vụ công cộng khó tồn tại, hoặc chỉ để cho những người thi hành gây khó dễ.

Mặt khác, tôi thấy nhiều cháu học sinh sắp tốt nghiệp cấp 3 (lớp 11,12) mà không biết ǵ về vi tính, nhờ theo bạn ra hàng mới tập làm quen sử dụng. Hiện tại, nên tuyên truyền giáo dục trong xă hội, nhà trường, khuyên các cháu nên sử dụng Internet với mục đích nâng cao học tập, hiểu biết và đừng để các cháu vào đại học vẫn mù tin học. Tôi được biết các trường đại học hiện nay cũng thiếu hoặc không có máy tốt. Theo tôi, bao giờ ta giàu như Thượng Hải hăy tính đến việc thắt chặt.

MOT DOC GIA CUA BAO.

Quyết định 71 không khả thi trong điều kiện hiện nay

Theo tôi, quyết định 71 của Bộ Công an là không hợp lư. Những quy định trong đó đi ngược lại với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến quyền tự do dân chủ của người dân.

Người gửi: Nguyễn Văn Đồng

Gửi tới: Ban Vi tính

Tiêu đề: Ư kiến về quản lư Internet ở Việt Nam

Theo tôi, chúng ta không đi theo đường lối của Trung Quốc được v́ mỗi nước có con đường đi riêng của ḿnh. Khi người dân nước ta c̣n nghèo, không có điều kiện để trang bị mạng Internet trong mỗi gia đ́nh th́ việc phát triển các đại lư Internet công cộng là hợp lư.

Tôi nghĩ, Bộ công an đưa ra lư do để quản lư Internet công cộng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia là không đúng. Đối với người dân như chúng tôi, Internet công cộng rất cần thiết để giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc. Nếu cấm đoán th́ lấy đâu ra nơi để chúng tôi có thể trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm, mở mang tri thức cho ḿnh.

V́ vậy, Quyết định 71 là không hợp lư, không khả thi trong điều kiện hiện nay. Nếu quyết định 71 có hiệu lực th́ tôi thấy, tốt nhất người dân Việt Nam chúng ta không lên sử dụng Internet nữa. Tôi rất tâm đắc với ư kiến của một bạn đọc của báo VnExpress.net là nếu theo quyết định 71 th́ nhà chức trách đọc và gửi thư hộ luôn người dân.

Cần nâng cao nhận thức người dùng chứ không nên cấm

Cá nhân tôi thấy cần nâng cao nhận thức của những người sử dụng Internet chứ không phải là ngăn cấm v́ bằng cách này hoặc cách khác, người ta vẫn có thể vào mạng. Kinh nghiệm cho thấy những ngăn cấm nào gây dư luận th́ càng kích thích người sử dụng.

Người gửi: Nguyễn Trần Phương

Gửi tới: Ban Vi tính

Tiêu đề: B́nh luận và thử đưa ư kiến cá nhân đề mọi người cùng xem xét và xuy nghĩ

Việc kiểm tra chứng minh nhân dân (CMND) chỉ thực hiện được tại các điểm truy cập công cộng. C̣n những máy tính ở nhà, ở công sở th́ sao?

Xét về khía cạnh kỹ thuật, cá nhân tôi chưa thấy hệ thống nào có thể ngăn chặn tất các chương tŕnh không mong muốn. Bản thân Internet chỉ là công cụ để t́m hiểu, học tập, trao đổi, kiến thức và cập nhật thông tin.

Tôi xin lấy ví dụ để các bạn thử nh́n nhận ngẫm nghĩ: Tại một điểm Internet công cộng X có một số em học sinh (gồm cả nam lẫn nữ) đang vào mạng. Người chủ cửa hàng thấy một em truy cập vào một website không lành mạnh liền lại gần và nói đủ cho một vài người bên cạnh chú ư "Em thấy ǵ ở trong đó? Em có thể học tập và hiểu biết được ǵ với nó không?". Mọi con mắt đổ dồn vào cậu bé và cậu ta vội đóng trang web đó lại.

Lần khác, khi cậu bé một ḿnh đến cửa hàng, người chủ dịch vụ vờ như vô t́nh mở một website không lành mạnh sau đó bỏ sang máy khác và quan sát. Khi trang web được tải về, cậu bé tự động đóng lại.



-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), April 29, 2004

Answers

Response to Những điều đĂ¡ng mừng! Người VN trong nước đĂ£ từ từ biết tới những gì thuộc về quyền tự do vĂ  dĂ¢n chủ!

Trích dẩn các bài trên từ: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/BanDoc/2004/4/28/15399/

http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2004/04/3B9D222F/

http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2004/04/3B9D2239/

http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2004/04/3B9D2207/

http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2004/04/3B9D220B/

-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), April 29, 2004.


Moderation questions? read the FAQ