Tại sao nhà văn lên cơn uất?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tại sao nhà văn lên cơn uất? Monday, April 19, 2004 6:30:09 PM - NGÔ NHÂN DỤNG

Ông Stalin, ai cũng biết đó là một nhà độc tài giết người không ghê tay. Các nhà viết sử biết ông Stalin có thể kư tờ giấy ra lệnh thủ tiêu hàng chục đồng chí cũ cần thủ tiêu, kư xong rồi ông thản nhiên đi sang pḥng bên coi một cuốn phim cao bồi mới từ Mỹ mang qua Nga xô. Nhưng giữa Stalin và giới văn nghệ Liên xô có những liên hệ lạ, cho thấy nhà độc tài này rất có mắt xanh với nghệ sĩ. Hồi 1934, Stalin cho bỏ tù nhà thơ hài hước Osip Mandelstam v́ tội chế nhạo lănh tụ. Nhà thơ Boris Pasternàk đă phản đối hành động đó. Một bữa, Stalin gọi điện thoại cho Pasternàk hỏi vấn đề đó. Nhà độc tài bảo: “Bọn bôn sơ vích chúng ta không bao giờ bỏ bạn cũ, hả?” Rồi cúp máy. Pasternàk không hiểu ư ông ta định nói ǵ, hồi hộp chờ bị bắt đư đi Tây Bá Lợi Á. Nhưng rồi cũng không sao cả. Mà có lẽ nhờ nổi tiếng là đă được chính Thống chế Stalin gọi điện cho, mà không thấy ra lệnh bắt tức là tốt, cho nên từ đó Pasternàk được an thân, bọn văn nô trong Hội nhà văn không hề dám đụng tới ông!

Một lần khác, năm 1949, Stalin gọi điện thoại hỏi nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich, hỏi tại sao ông ta từ chối không đi dự một hội nghị về ḥa b́nh ở New York. Shostakovich không sợ hăi, nói ông thấy buồn nôn v́ các tác phẩm mới của ông, và của Aram Khatchaturian bị các cán bộ trong Hội Âm nhạc d́m hơn một năm nay không được tŕnh diễn. Ngày hôm sau, đám cán bộ lănh đạo âm nhạc bị phạt, và Shostakovich lên đường đi New York. Tôi kể chuyện Shostakovich và Pasternàk để chúng ta thấy là một nhà độc tài như Stalin cũng biết cách đối sử với các người văn nghệ. Cộng Sản Việt Nam hầu như không có như vậy. Họ coi văn nghệ sĩ rất rẻ.

Nếu quư vị không thuộc giới thích văn chương thơ phú th́ nhiều phần quư vị không biết có một cuộc tranh luận rất sôi nổi trên mạng lưới internet trong mấy tháng vừa qua, về một bài báo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Bài của ông Thiệp đăng tại Hà Nội, lập tức có những bài báo phản đối, chỉ trích, bôi nhọ ông ta. Nổi danh nhất trong đám đánh hội đồng đó là Trần Mạnh Hảo, ông này từng làm thơ, viết truyện, nhưng gần đây cũng được gọi là một nhà phê b́nh.

Nguyễn Huy Thiệp viết ba bài liên tiếp dưới một nhan đề “Tṛ truyện với hoa thủy tiên ...” trên tạp chí Ngày Nay, ra vào giữa tháng Hai đến giữa tháng Ba, 2004. Ông bàn khá nhiều chuyện, với lối văn nhiều khi chua chát, nhiều khi gay gắt, và điểm những đoạn hài hước, không e ngại viết những chữ bị coi là thô tục. Một đoạn trong bài thứ nh́ gây sóng gió là khi Nguyễn Huy Thiệp nhận xét rằng: "Nh́n vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều... "vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nh́n chung là lăng nhăng, ... nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí c̣n lưu manh nữa"...

Nhà phê b́nh Trần Mạnh Hảo viết trên tạp chí Văn Nghệ với tựa đề, “Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh?” Với một tiểu đề: Hay là hội chứng “chửi có thưởng” thời nay. Ông Hảo dẫn định nghĩa trong tự điển giải thích các chữ “vô học” và “lưu manh” để nói là Nguyễn Huy Thiệp sai hoàn toàn. Rồi ông hảo kết tội Nguyễn Huy Thiệp đă nhiều lần có những nhận xét xấu về đủ các vấn đề ở trong nước. Muốn chứng minh, ông Hảo dẫn chứng các chữ mà Nguyễn Huy Thiệp đă dùng khi nói chuyện trên đài phát thanh, truyền h́nh, khi diễn thuyết hoặc viết trên báo chí ở nước ngoài. Bảng dẫn chứng dài lắm, chúng tôi chỉ xin in lại một đoạn để quư vị coi cho biết. Trần Mạnh Hảo viết “.. thường thấy anh lập đi lặp lại những chữ sau: (các chữ kép này đều để trong ngoặc kép trong bản chính, tôi xin giữ nguyên) “đểu cáng”, vô học”, “cứt”, “khốn nạn”, “điếm”, “chó má”, “nôn mửa”, “tởm”, “ngu như lợn”, ‘suy đồi” ...”

Có lẽ điều Trần Mạnh Hảo tố nặng nhất là mỗi lần Nguyễn Huy Thiệp “mở chiến dịch chửi” xong th́ ít lâu sau anh lại được mời đi ngoại quốc dưới danh nghĩa đi trao đổi văn chương. V́ thế Trần Mạnh Hảo gọi là “chửi có thưởng.”

Điều tội nghiệp các nhà văn ở các xứ nghèo là mỗi chuyến đi ngoại quốc đều có thể coi như một phần thưởng. Chúng ta sống ở ngoại quốc sẵn không có cảm tưởng như vậy, ít nhất không thấy một chuyến du lịch miễn phí nó quan trọng như là phần thưởng. Bởi v́ cái cơ quan, hội đoàn nó mời được một nhà văn tới nói chuyện, chính nó được lợi; mà thường th́ nó được lợi hơn là nhà văn, tính cả tiền bạc lẫn danh vọng. Người ta không hâm mộ các nhà văn đến nỗi xin trả tiền để được chụp h́nh chung, hoặc được hôn lên má một cái, như các ông và các cô tài tử xi nê hay ca sĩ. Nhưng nếu nhiều người thích Bùi Ngọc Tấn, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài hay Nguyễn Huy Thiệp, th́ tôi chắc họ sẵn sàng góp tiền trang trải chi phí mời nhà một trong các văn này sang Mỹ hay sang Pháp, sang Đức, Canada nói chuyện, thăm viếng, hoàn toàn v́ ḷng ái mộ các tác phẩm của họ. Mà chắc chắn không cần họ phải chửi ai hết. Các nhà văn như Phan Nhật Nam, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Mộng Tú, vân vân, vẫn thường được mời đi Pháp, đi Úc, hay đi Canada; nhà văn Hoàng Khởi Phong đă được một số bạn mời đi Hà Lan năm ngoái, đó là những chuyến đi vui v́ gặp những người thích văn chương của ḿnh. Không ai cảm thấy đó là một “phần thưởng” theo nghĩa trả công, và nhất là không ai phải chửi cái ǵ hết để lănh các món thưởng đó. C̣n các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu họ mời các nhà văn tứ xứ đến nói chuyện, dự hội thảo văn chương, đó là một cách cho họ nổi tiếng hơn và xin được nhiều tiền ủng hộ hơn. Chính các đại học sống nhờ những hoạt động đó, họ biết ơn các nhà văn cộng tác với họ. Kư giả này đă gặp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp suốt một ngày trong một lần ông sang thăm California, được nghe ông kể chuyện đời từ thủa c̣n nhỏ, được ông vẽ tặng bức chân dung cho không, nhưng cũng chẳng nghe thấy ông chửi cái ǵ hết. Cho nên lối chửi của Trần Mạnh Hảo chẳng qua là suy bụng ta ra bụng người mà thôi.

Nhưng tại sao bỗng dưng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại viết những câu nói hết sự thật về t́nh trạng Hội nhà văn Việt Nam, dùng những chữ nặng nề “trắng trợn” như “vô học,” hoặc “lưu manh”?

Thứ nhất, có thể thấy là nhà văn đă tức giận từ lâu, uất quá, nén không được nữa. Có dịp th́ nói bung ra, muốn sao th́ sao. Mà các bài “Hoa Thủy tiên ... ” Nguyễn Huy Thiệp mới viết đều đăng trên một tạp chí Ngày Nay của một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Tờ báo này không bị cán bộ nào kiểm duyệt. Có lẽ cao hứng khi thấy ḿnh không bị kiểm duyệt, được sống như một nhà văn tự do, cho nên Nguyễn Huy Thiệp mới tỏa hết nỗi phẫn uất của ḿnh cho nó hả.

Nếu không phải là một nhà văn sống trong chế độ cộng sản th́ chúng ta không hiểu được nỗi uất ức. Xin quư vị đọc cuốn truyện ngắn của Phùng Cung mới được xuất bản lần đầu, do nhà Văn Nghệ in ở California. Xin đọc cuốn nhật kư “Ghi” của Trần Dần, mới được ín cách đây mấy năm. Đọc mới thấy chế độ của họ nó đè nén các nhà văn, các nghệ sĩ như thế nào. Người đọc cũng cảm được, và chia sẻ được nỗi nhục nhă của những người trí thức, đa cảm, có danh dự, biết tự trọng, có lúc phải nh́n thấy các bạn hữu của ḿnh phải đầu hàng, rồi chính ḿnh cũng đầu hàng. Như Trần Dần viết sau vụ Nhân Văn: Bây giờ chỉ c̣n chấp nhận đầu hàng Đảng mà thôi! Người ngoài, sống sau một, hai thế hệ c̣n cảm thấy nhục. Thủ hỏi những người như Nguyễn Huy Thiệp làm sao không uất?

Nguyễn Huy Thiệp uất quá phải nói. Nhưng ông vẫn khôn ngoan, không đả kích thẳng vào chế độ cộng sản. Nhà văn vẫn c̣n rét. Nhưng hành động của ông có tính cách tiêu biểu. V́ ông đả kích Hội Nhà văn, tức là đả kích cái “chính quyền” của các nhà văn. Đó là guồng máy của đảng Cộng Sản dùng để “thống trị” các nhà văn. Ông muốn gửi một thông điệp: Nhà văn chống lại guồng máy thống trị nó, c̣n quư vị độc giả, quư vị có dám làm theo hay không? Đó là lối “chửi đổng” ở giữa đ́nh, không dám chửi ông lư trưởng nhưng ai dám đụng tới con chó nhà ông lư cũng là gan lắm rồi.

Theo kinh nghiệm thời xưa ở Liên xô th́ chắc cũng chẳng người dân nào dám làm ǵ cả. Stalin có dùng biệt nhăn đăi Pasternàk và Schostakovich th́ cũng không giúp cho các hội viên khác của Hội Nhà văn Liên xô, Hội Âm nhạc Liên xô trở thành can đảm hơn. Nói đến dân chúng th́ c̣n khó hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam ngày nay cũng khác Liên xô thời Stalin. Nguyễn Huy Thiệp có thể đă châm một ng̣i lửa, lửa đang béndần, với nhiều bài trên internet hoan hô ông Thiệp, át những tiếng chi trích. Và một tháng qua chưa thấy công an làm khó dễ Nguyễn Huy Thiệp.

NGÔ NHÂN DỤNG

-- Nguoi Thai Binh. ThaiBinh,VN (NguoiThaiBinh@yahoo.com), April 20, 2004

Answers

Response to Tại sao nhĂ  văn lĂªn cơn uất?

Toi dong y voi Tran Manh Hao o mot dieu la cai ong Nguyen Huy Thiep nay thuc su la loai "Chui co thuong, chui an tien". Bang chung la sau hoi ong ta ra mot loat cac chuyen ngan theo phong cach "chui doi chui nguoi lam van lam loan" thi ong ta lien duoc CDHN moi di ra nuoc ngoai de "chui linh thuong". Do do ong ta da lam duoc vai chuyen du hanh ra nuoc ngoai kiem them ti tien bu lo cho cai Restaurant cua ong ta o ben kia cau Long Bien lam an chang ra gi nen sap sap tiem den noi. Ban than NHT thi co the co tai nhung vo dao duc, la loai "Qua song dam buoi vao song" - Cu the la NHT rat ninh ong Nguyen Ngoc de duoc tien cu vao chuc vu cao cua Hoi Nha Van. Nhung khi thay co kha nang "luot" duoc ong NN thi da to ra rat khon nan voi ong ay. Ong NN vi vu NHT ma than bai danh liet (Kho cho ong ay bi va lay vi benh mot thang deu!). Con NHT cung la thang junkie, dan HN chang ai la gi. Co le NHT duoc may anh VNCH ai mo vi cung la loai deu gia san sang ban tat ca de lay tien giong het ban chat cho de cua cac anh VNCH. Toi xin mien ban ve nhung loai nguoi nhu the nay vi thay buon non qua!

-- To Su Bon Deu Gia Dam Cha Chem Chu (NHT@VNCHDregs.com), April 20, 2004.

Response to Tại sao nhĂ  văn lĂªn cơn uất?

"...Toi xin mien ban ve nhung loai nguoi nhu the nay vi thay buon non qua! --> To Su Bon Deu Gia Dam Cha Chem Chu (NHT@VNCHDregs.com), April 20, 2004." Buồn nôn là phải rồi, tớ đọc mấy ḍng chử "To Su Bon Deu Gia Dam Cha Chem Chu" đă nôn oẹ ra ngay tại chổ, nói chi đến là bạn!!!!

-- Người (HàThành@yahoo.com), April 21, 2004.

Response to Tại sao nhĂ  văn lĂªn cơn uất?

May ong anh VNCH cu chuan bi them nhieu mu-soa voi co (ba que) cung loa (loud speakers) khau hieu de chui CS nhan ngay mat nuoc (or ngay quoc han) cua "Thang Tu Den" di. Sap toi ngay nay nghe tui may i eo ai oan ve "mot thoi da qua" (shit) ma suong ca lo tai. Gang len di VNCH (de con ve am phu cho mau). Dma tui cho VNCH

-- TO SU LU VNCH (VNCH@BUCAC.COM), April 22, 2004.

Moderation questions? read the FAQ