Người Việt trong và ngoài nước

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Người Việt trong và ngoài nước.

Ngô Nhân Dụng.

Tờ báo Công An ở Sàig̣n mới đăng bản tin nói đến mối "bức xúc về an ninh trật tự" ở quận B́nh Thạnh. Tại sao công an lại đến nỗi lại phải "bức xúc"? Là v́, xin trích nguyên văn: "Gần đây hàng chục quán đồng loạt bỏ hết bàn ghế để khách uống cà phê trên giường". Đây là một dận dụng sáng tạo nghề bán cà phê theo kiểu mới, chỉ xuất hiện ở nước ta sau khi có chủ nghĩa xả hội. Tờ báo phú-lít này loan tin rằng họ đă đi bố ráp mấy quán một lúc, và mô tả cặn kẻ cảnh tối mịt trong các căn pḥng uống cà phê ở những quán này, với những chi tiết, h́nh ảnh, âm thanh, tiếng thở, tiếng th́ thầm, v.v... đủ để cho độc giả tưởng tượng, theo đúng phong cách Báo Công An. Báo công an c̣n cho biết tên của các "quán cà phê" này: Hoa Sữa, Chiều Tím, Phượng Cát, Sông Mây, Phương Nam, Hoa Tranh, những cái tên du dương như rút ra từ những bài thơ của 80% các hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam mà ông Nguyển Huy Thiệp dẫ nói tới trong một bài đăng trên báo Ngày Nay của UNESCO ở Hà Nội.

Ở trong nước Việt Nam, không thể nào hàng chục ổ măi dâm có bản hiệu mở ra như vậy, hoạt động nhiều tháng trời như vậy, mà công an lại không biết ǵ hết, đến nỗi phải "bức xúc". Từ những quán bia ôm đến quán cà phê nằm, có cái ǵ qua được con mắt đảng của giai cấp vô sản đâu! Công an lúc nào cũng đi trước nhân dân, ôm trước, nằm trước nhân dân? Nói công an "bực xúc về an ninh trật tự" không đánh lừa được ai hết. Nhưng báo Công An cứ giả bộ như họ bất ngờ khám phá ra một cái lầu xanh trong quận B́nh Thạnh ba sáu phố phường!

Nếu muốn, họ cũng có thể giải thích giống như Bộ Chính Trị đảng Viêt Nam, viết rằng: "Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là các cấp các nghành, các đoàn thể nhân dân chưa nhận thức thật sự đày đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác quán cà phê nằm, nhiều cấp uỷ đảng và lảnh đạo chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này" Một câu nói như vậy, viết trong bất cứ trường hợp nào, chứng tỏ đảng Cộng Sàn vốn chỉ đạo tốt lắm, chỉ có cấp dưới chúng nó chưa quán triệt sâu sắc, chưa kiểm tra đôn đốc, v.v..., mà thôi. Bất cứ vấn đề ǵ, bộ chính trị cũng có thể viết như vậy được hết. Và viết cùng một loại văn quản giáo đó. V́ câu trên thực ra trích từ bản nghị quyết của Bộ Chính Trị về công tác chiếu cố Việt-kiều. Quư vị chỉ cần thay thế mấy chử "quán cà phê nằm" bằng mấy chữ "công tác đối với người Việt Nam nước ngoài" là có lời lẻ nguyên văn trong bản nghị quyết "Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là các cấp các nghành, các đoàn thể nhân dân chưa nhận thức thật sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác đối với người Việt Nam nước ngoài, nhiều cấp uỷ đảng và lảnh đạo chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này"

Chúng ta có thể tưởng tượng cảnh công an bắt các cô gái không may mắn, v́ nghèo đói phải đi nằm các quán cà phê nằm. Họ đă bắt các cô mặc lại quần áo rồi lôi về bót, hỏi cung.

--Tại sao các cô treo bản bán cà phê mà lại đi làm công tác dân vận đó? Các cô có nhận thức thật sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về quán cà phê nằm theo đinh hướng xả hội chủ nghĩa hay không? Các cô có quan tâm đúng mức và thừng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này hay chưa?

Các cô bán hàng có thể trả lời công an B́nh Thạnh rằng: --Chúng em có nhận thức thật sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Đảng vẫn nói rằng đảng theo chủ nghĩa Cộng Sản của ông Các Mác. Nhưng các cụ trong đảng th́ cứ lo làm giàu để biết thành Tư Bản càng sớm càng tốt. Mà Đảng lại độc quyền hoá, không cho đứa nào làm giàu sớm hơn ḿnh. Thực sự chúng em chỉ noi gương Đảng: Treo đầu heo, bán thịt chó. Chúng em chỉ thay thế bằng "Treo bảng cà phê và bán thịt ngưởi" mà thôi. Đảng gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xả hội chủ nghĩa, th́ chúng em cũng chỉ bán cà phê nằm theo định hướng...xả hơi mà thôi! Có lẻ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản nên viết thêm một cái nghị quyết về công tác Quán Cà Phê Nằm. Không lẽ cái đảng của giai cấp vô sản mà chỉ lo cho bà con Việt-kiều sống sung túc ở ngoại quốc, bỏ quên những người dân đói quá phải đi làm cái nghề nằm nhục nhă như vậy! Bản nghị quyết của đảng về công tác đối với người Việt Nam nước ngoài dự tính sẻ giúp đở Việt-kiều nhiều lắm, thế nào cũng tốn kém ngân sách. Đảng sẻ phải gửi bao nhiêu cán bộ, nhân viên cuả đảng ra ngoại quốc, tiền chuyên chở, vé máy bay, ăn ở, di chuyển, tổ chức, tốn kém biết bao nhiêu là tiền. Số tiền đó sao không đem ra cải thiện đời sống của những nông dân, từ Lạng Sơn đến Cà Mau, để các trẻ em có trường học, các cô gái không phải đi lấy chồng Đài Loan hoặc đi bán cà phê nằm nữa? Ở trong nước hết việc làm rồi hay sao mà đem tiền ra chi phí cho một nghị quyết trống rỗng?

Trong cùng một ngày chúng tôi được đọc bản nghị quyết của Bộ Chính Trị, th́ trên báo chí trong nước cũng đăng những tin đáng khóc khác. Báo Lao Động ngày 29 tháng Ba, 2004 loan tin các lưu manh đem các phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc bán, bắt họ làm nghề mại dâm, giá mỗi cô bán được một triệu đồng Việt Nam, chỉ bằng 60 đô la Mỹ. Nhờ ơn Đảng lảnh đạo như thế nào mà giá trị người phụ nữ Việt Nam rẻ đến như vậy? Đảng có coi họ là đối tượng người nước ngoài hay không? C̣n người Việt Nam trong nước nữa. Cùng ngày trên, báo Người Lao Động kể chuyện những phụ nữ và đàn ông làm nghề "đẩy xích lô lên cầu" ở chân cầu Chà Và, quận 8, Sài G̣n, và cầu Nhị Thiên Đường, Chợ Lớn. Họ túc trực ở chân cầu từ sáng sớm, chờ có chiếc xích lô hay ba gác nào chở quá nặng, cần thuê người là họ giúp đẩy xe lên qua dốc cầu. Qua khỏi dốc là hết việc, lại chờ chiếc xe xich lô khác, nếu có. Suốt ngày làm việc như vậy mỗi người kiếm được từ 30,000 đến 40,000 đồng, tức là 2 tới 3 Mỹ kim. Vợ chồng chị Cúc, quê ở Cà Mau, lên Sài G̣n lượm ve chai kiếm sống, t́m được cái nghề đẩy cái xe lên cầu cho là may mắn lắm rồi. Chị Cúc nói đẩy chiếc xe lên dốc cầu dài 75 mét cực nhọc lắm, mỗi ngày chị kiệt sức ngất xỉu ít nhất một lần. Cho nên nhiều người làm nghề này được vài ba tháng, kéo dài 4, 5 năm th́ thành tàn phế. Một người tên Quách Hành Luỹ hành nghề đẩy xe ở dốc cẩu Nhị Thiên Đường, sau nhiều năm c̣ng lưng đẩy xích lô, bây giờ "mất việc" v́ càng ngày càng bớt xe tay, nhiều xe ba gác máy. Bạn anh Luỹ là Trần Cường Khanh sau năm năm lao lực giờ thành tàn phế. Bà Chi, đă đẩy xe ở chân cầu được 7 năm ở chân cầu này rồi ngă bệnh, từ mấy năm nay đă đi đâu, sống hay chết, không ai hay biết.

Tôi biết rằng nếu đăng tên họ của những người lao động trên, hay những trẻ em thất học, những cô gái sa cơ lỡ bước bị bán sang bên Tàu, in trên nhật báo này rồi th́ có rất nhiều người Việt Nam ở khắp các nơi sẻ hỏi địa chỉ để t́m cách giúp đỡ, nhưng từng xảy ra trên báo Người Việt. Rất tiếc, chúng tôi không có địa chỉ. Mà ở trong nước Việt Nam có hàng triệu, hàng triệu những trường hợp như những vụ trên. Thời giờ của các ông bà trong Bộ Chính Trị đáng lẻ nên dùng để t́m cách giảm bớt nghèo khó ở trong nước Việt Nam, để trẻ em không phải chạy đi lượm rác, các cô gái không phải đi bán ḿnh, người lao đông kiếm được ít nhất 5 mỹ kim mỗi ngày. Những thứ giấy mực họ bắt các báo đăng nghị quyết của họ, đáng lẻ nên dùng cho trẻ em Việt Nam làm tập vở đi học. Nếu họ có quan tâm người Việt ở nước ngoài, th́ hăy lo bảo vệ những đồng bào đang bị bán sang cho Trung Quốc, đi lao động làm Ô Sin ở Đài Loan, Mă Lai Á. Ngay ở bên Cam Bốt, trên mặt nước biển hồ Tông Lê Sáp, tháng trước tôi đă tới một xóm làng nổi toàn người Việt Nam. Mỗi gia đinh sống trên một chiếc thuyền, ăn ngủ, nấu nướng, thờ cúng tổ tiên, trông nom cho con cái trong phạm vi chiếc thuyền đó. Tôi đă tới "nhà" anh Dương Văn Thới, hơn 40 tuổi, nhưng trông như đă ngoài 60. Anh sinh trưởng ở đây lớn lên, phải chạy trốn nạn Khờ-Me đỏ, về quê ở Cà Mau, cưới vợ, đẻ con. Sau khi hết chiến tranh ở Cam Bốt, anh sống ở Việt Nam không nổi lại dắt vợ con về Cam Bốt, lại đẻ con. Anh Thới điếc, hét vào tai mới nghe được, các con nheo nhóc không có tương lai, không biết chúng nên làm người Việt Nam hay làm người Cam Bốt. Nhưng vợ chồng anh Thới vẫn tươi cười khi gặp người đồng hương từ xa tới, vẫn gọi các cháu ra chào bác. Ở trên biển hồ riêng phía tỉnh Xiêm Rệp có mấy ngàn gia đ́nh Việt Nam sông lênh đênh trên mặt nước như vậy.

Có những tổ chức, phái đoàn Việt Nam từ Mỹ về giúp đồng bào; nhưng không mấy ai nghĩ tới chuyện giúp những đồng bào khác đang sống nheo nhóc ở ngoại quốc, như bên Cam Bốt. Họ không có bênh xá, không có y sĩ trông nom nếu có bệnh, không có tiền mua thuốc; trẻ em được đi học hay không, không ai quan tâm. Thật may mắn mà mấy đứa con anh Thới vẫn nói được tiếng Việt. Anh có tất cả tám đứa con, chết ba, c̣n năm đứa. Đứa lớn nhất giờ 15 tuổi, đứa nhỏ mới 14 tháng. Không biết cuối cùng c̣n bao nhiêu đứa trẻ này sẻ lớn lên và phát triển b́nh thường, không bị thần chết cướp đi quá sớm. Và không biết bao giờ lại có một vụ "cáp duồn" tàn sát người gốc Việt; v́ người Miên vẫn c̣n nhớ và oán ghét chế độ đóng chiếm 10 năm của quân đội cộng sản Việt Nam. Điều may mắn cho các đồng bào vùng Xiêm Rệp là, v́ lư do lịch sử, dân Cam Bốt ở đây họ oán ghét người Thái Lan, chứ không ghét người Việt Nam như dân ở biên giới Miên Việt!

Nghị Quyết của Bộ Chính Trị về "công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" chắc chắn không nghĩ tới những gia đ́nh như gia đ́nh anh Thới và đông bào ta ở Cam Bốt. V́ đám Việt Kiều này KHÔNG CÓ ĐÔ LA! Ngược lại, chính họ rất cần có đô la, để mấy đứa trẻ có quần áo lành lặn mặc và được đi học!

Đáng lẻ một chính quyền Việt Nam trong nước phải biết lo cho đồng bào trong nước, hoặc chăm sóc những Việt kiều ở các nước nghèo khó. Tại sao Bộ Chính Trị đảng Công Sản Việt Nam phải ban ra cái Nghị Quyết về "công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài"? Họ nhắm vào các kiều bào ở các nước Mỹ-châu, Âu-châu, kể cả các nước Đông và Tây Âu. MỤC ĐÍCH CỦA HỌ LÀ MUỐN KIẾM ĐÔ LA. Nếu như số đô la do người Việt ở nước ngoài đem về mà sử dụng chính đáng th́ kinh tế Việt nam chắc phải khá hơn nhiều. Ba tỷ một năm, 10% Tổng sản lượng Nội địa, ít có nước nào được hưởng sẵn một số vốn đầu tư với tỷ lệ lớn như vậy so với GDP (Tổng sản lượng Nội địa). Nhưng món tiền 3 tỷ đó phần lớn được đổ vào túi tham không đáy của cấp lảnh đạo từ trung ương đến bến cảng. Nhiều Đô La được chuyển ngược ra ngoại quốc để được cất giấu. Nếu được dùng ở trong nước th́ cũng không biết cách đầu tủ vào những nghiệp vụ có ích lợi nhất. V́ đảng Cộng Sản vẫn coi kinh tế là phụ, chinh trị là chủ yếu.

Việc kiều dân phát xuất từ một nước nghèo muốn giúp đở đồng bào trong nước họ, muốn hồi hương tăm viếng, làm việc, đầu tư, là chuyện tư nhiên xảy ra. Mỗi năm người Mễ Tây Cơ ở Mỹ chuyển về nước hơn một chục tỷ mỹ kim, không cần chính phủ Mễ phải làm một thứ nghị quyết "ưu đăi" Mễ kiều nào hết. Khi người ta có tự do th́ mọi tương quan trong nước, ngoài nước sẽ được cải thiện. Cái nghị quyết của đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ biểu hiện quan niệm lạc hậu của họ, tự coi họ đóng vai độc quyền "lănh đạo" hơn 80 triệu người, ở trong và ngoài nước, như ghi trong điều số 4 hiến pháp. Khi nào điều số 4 hiến pháp của cộng sản được băi bỏ, người dân Việt được tự do, th́ không cần chính sách, nghị quyết nào hết, việc giao thiệp giữa trong và ngoài nước Việt Nam sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

Ngô Nhân Dụng.

-- QuangPhuc (VN_QuangPhuc@yahoo.com), April 11, 2004

Answers

Response to Người Việt trong vĂ  ngoĂ i nước

Mấy nghị quyết mới cho đảng! Tuesday, April 13, 2004 4:04:03 PM - NGÔ NHÂN DỤNG

Nhiều người dân Việt Nam hiện đang muốn xin đổi quy chế cư trú của họ. Họ muốn khai hộ khẩu ở Uganda, để được hưởng những “ưu đăi” của đảng và nhà nước Cộng Sản. Bởi v́ họ rất ngạc nhiên khi thấy Bộ Chính trị long trọng ban ra một cái nghị quyết số 36 văn chương vô cùng lộng lẫy, ư tứ hết sức ồn ào, nhưng lại chỉ nói đến những ưu đăi dành cho các NVONN, (đọc là “en von,” viết tắt những chữ Người Việt Ở Nước Ngoài.) Nhiều người sinh con ra đă ước mơ có ngày:

“được nghe con tập nói, tiếng đầu ḷng con gọi en von, en von!”

Nhiều đồng bào nhất trí xin kiến nghị với đảng, lúc nào rảnh rang, trong lúc trà dư tửu hậu càng tốt, các cụ trong Bộ Chính trị làm cho mấy cái nghị quyết mới về chính sách ưu đăi dành cho đồng bào ở Ban Mê Thuột, ở Đại Lộc, Quảng Nam, hay ở B́nh Thạnh, thành Hồ. Chỉ xin cho đồng bào được đối xử ngang với các en von mà thôi, không cần cao cấp hơn. Nếu không, th́ xin đổi quy chế, cho họ sống ở thành Hồ mà lại có địa chỉ ở Somalie, Uganda hay Mozambique, để được coi là thuộc diện en von.

Đồng bào miền núi ở Tây nguyên đă nhiều lần năn nỉ xin được đối xử công bằng trong việc cấp phát ruộng rẫy trên núi, và được tự do theo đạo Thiên Chúa. Hai vấn đề tuy thuộc hai lănh vực khác nhau nhưng bỗng dính vào nhau, là do hậu quả của một chính sách cai trị độc tài. B́nh thường, ở một nước có những người dân đi khai hoang th́ chính phủ làm ra luật lệ để chứng nhận chủ quyền trên mảnh đất được khai phá. Ở một nước độc tài th́ khác, v́ nhà nước không cần pháp luật, tự họ coi ḿnh là pháp luật. Tất cả đất đai đều thuộc quyền nhà nước quản lư. Đảng và nhà nước sẽ ưu đăi cho các cán bộ, đảng viên của họ; các cán bộ, đảng viên ưu đăi cho bà con quen biết của họ. C̣n lại là thằng dân đen chịu thiệt tḥi. Chịu thiệt tḥi nhưng không biết kêu vào đâu. Đó cũng là một đặc điểm của một chế độ độc tài: không có tự do ăn nói, không được tự do bầy tỏ ư kiến. V́ vậy, những người dân bị thiệt chỉ c̣n cách tụ họp nhau lại trong một đoàn thể, một tập hợp xă hội có sẵn, để cùng nhau lên tiếng. Và đối với nhiều đồng bào miền núi ở cao nguyên Trung phần, giáo hội Tin lành là một tập hơp xă hội có sẵn và kiên cố của họ. Nhưng đảng cộng sản nào cũng rất ghét và rất sợ các đoàn thể tôn giáo. Đảng muốn dân chúng thờ chủ nghĩa Cộng Sản như một tôn giáo mới, cho nên thấy các tôn giáo khác là t́m cách triệt. Năm 1945 đảng cộng sản đệ tam ở miền Nam Việt Nam đă t́m cách tiêu diệt ngay các đạo Ḥa Hảo, Cao Đài. Bây giờ họ vẫn không cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động. V́ thế họ càng t́m cách triệt hạ đồng bào Thượng theo đạo Tin Lành. Từ những xung đột có tính chất kinh tế, cán bộ cộng sản đă làm bung nổ những vụ đàn áp tôn giáo.

Người Việt Nam ở trong nước hỏi: Thế chính sách đại đoàn kết của đảng, mới nêu cao trong nghị quyết số 36, bỏ đâu mất rồi?

Bà con ở trong nước quên rằng nghị quyết 36 là dành cho en von mà thôi. Đại đoàn kết là một món bửu bối rất quư do chủ tịch Hồ Chí Minh truyền lại, quư và hiếm không khác ǵ những món của Kim Hoa Bà Bà hoặc Hoàng Dược Sư, không dễ ǵ đem cho không. Đảng đă tính mang phát chính sách Đại đoàn kết phát không cho đồng bào sống ở nước ngoài; trong lúc tổ quốc c̣n gặp nhiều khó khăn, đâu có dễ ǵ đem cho đồng bào trong nước hưởng nữa! V́ vậy, đồng bào miền núi ở Ban Mê Thuột phải nhịn một thời gian.

Chúng tôi nhấn mạnh đến đồng bào miền núi ở Ban Mê Thuột, v́ về phía đồng bào thành phố ở Ban Mê Thuột th́ nhiều người đă được hưởng chính sách đại đoàn kết từ lâu, từ mấy chục năm nay rồi. Sắp tới ngày 30 tháng Tư. Tôi nhớ lúc sinh thời cố dân biểu Nguyễn Hữu Chung đă viết rằng tới ngày 30 tháng Tư là nhiều người dân ở Sài G̣n và Ban Mê Thuột đi biểu t́nh mừng “giải phóng” hơn tất cả các nơi khác. Lư do? V́ nhờ có ngày chiến thắng đó, nhiều người từ miền Bắc đă được đảng cho vô Sài G̣n và Ban Mê Thuột hưởng thụ những thứ mà cả đời họ trước kia họ không bao giờ dám mơ ước tới. Anh Nguyễn Hữu Chung đă qua đời, anh là một người làm chính trị ở miền Nam mà tôi rất kính trọng. Anh nh́n thấy đằng sau ngọn cờ “giải phóng” là những tên ăn cướp hăng hái đi chôm đồ. Họ chiếm những ngôi biệt thự ở Sài G̣n và Ban Mê Thuột, chiếm cửa hàng, chiếm xưởng máy cũng như đồn điền, có khi c̣n chiếm vợ của người khác nữa. Họ được đảng đại đoàn kết với họ cho nên mới gây ra những nỗi phẫn uất trong đám người dân bị thiệt tḥi. Tại sao Bộ Chính trị làm ra cái nghị quyết 36 hứa giải quyết những vấn đề đất đai, nhà cửa của của các en von . Vậy tại sao không giải quyết những vấn đề đất đai với đồng bào miền núi, cho họ được đại đoàn kết một chút xíu, cho vui?

Trong nghị quyết số 36 c̣n có nhiều đoạn nói tới chính sách của đảng Cộng Sản t́m cách giúp thế hệ con em en von được học tiếng Việt. Nghe tin đó, nhiều người trong nước than: Thật là nước chẩy chỗ trũng! Người Việt Nam ở nước ngoài thiếu ǵ người, thiếu ǵ các lớp Việt ngữ, mở ra ở tư gia, ở chùa, ở nhà thờ; nói chung là thiếu ǵ tiền để lo giáo dục con em của họ thừa kế cái kiếp en von? Trong khi đó th́ trẻ em Việt Nam ở trong nước c̣n thiếu trường, thiếu sách, c̣n bao nhiêu em không được đi học, sống kiếp bụi đời với tương lai có thể thành trộm cướp? Tại sao đảng và nhà nước cộng sản không lo cho việc giáo dục các em thiếu ăn thiếu học ở trong nước mà lại chỉ muốn “ưu đăi” các en von?

Chỉ có thể giải thích một cách, là các tổ chức bảo vệ tiếng việt, văn hóa Việt ở nước ngoài c̣n thiếu một món mà đồng bào en von không có, cũng không muốn có. Một món không ai ở nước ngoài quan tâm đến, mà đối với đảng Cộng Sản Việt Nam th́ lại rất quí. Cái đó họ gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh.” Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội đă làm quyết định bắt tất cả các sinh viên phải thi môn Chủ nghĩa Mác, Lê nin và Tư tường Hồ Chí Minh. Riếng cái món sau cùng này, mới được đưa vô chương tŕnh từ niên học 2003 – 04 mà thôi, sách giáo khoa chưa viết xong, đến sang năm mới dậy được.

Nhưng muốn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” th́ đâu có khó ǵ! Trong thời kháng chiến, khi một nhà báo Pháp hỏi Hồ Chí Minh tại sao ông không viết sách? Hồ trả lời rằng: Những điều ǵ cần viết ra th́ Chủ tịch Mao Trạch Đông đă viết hết cả rồi. Tư tưởng Mao chính là tư tưởng Hồ! Cho nên muốn biết “Tư tưởng Hồ Chí Minh” th́ chỉ cần t́m những cuốn sách đỏ của Mao ra mà đọc.

Cho nên bà con trong nước đă xin kiến nghị với Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam mấy điều sau: Thứ nhất, xin coi đồng bào như sống ở nước ngoài, nước nào cũng được. Thứ hai, bớt ngân sách chi tiêu giúp đồng bào hải ngoại, hăy để tiền giúp trẻ em trong nước có ăn và được đi học. Riêng về khoản tư tưởng Mao Trạch Đông th́ đảng Cộng Sản Việt Nam không cần giúp, các đồng chí bên Trung Quốc có thể lo được. Hiện nay đảng Cộng Sản Trung Quốc c̣n rất nhiều sách của ông Mao ế chất đầy kho muốn tống đi, giấy mỏng, in rất đẹp, ai muốn lấy quấn thuốc lá họ c̣n cho thêm tiền để chở đi giúp họ nữa.

NGÔ NHÂN DỤNG

-- QuangPhuc (VN_QuangPhuc@yahoo.com), April 13, 2004.


Response to Người Việt trong vĂ  ngoĂ i nước

Cần sách học cho trẻ em Việt ở nước ngoài Thursday, April 15, 2004 6:27:03 PM - NGÔ NHÂN DỤNG

Một điều được nêu lên và nhấn mạnh trong bản nghị quyết về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Chính trị đảng Cộng Sản đưa ra, là việc dạy tiếng Việt, cùng với các sách giáo khoa tiếng Việt cho người Việt Nam ở ngoại quốc. Nhiều điều nói trong bản nghị quyết số 36 đó chỉ nói chơi, nghe chơi cho vui, nhưng việc ra lệnh cán bộ cộng sản soạn sách và bán sách giáo khoa cho trẻ em người Việt Nam ở nước ngoài là chuyện đảng Cộng Sản dễ thực hiện nhất. Cho nên họ sẽ làm, mà khi làm th́ họ c̣n có thể kiếm lợi nhờ bán sách. Do đó, chúng ta cần quan tâm hơn cả.

Các tổ chức dạy Việt ngữ cho con em người Việt ở hải ngoại đă ra đời từ năm 1975 đến nay, và hiện đang hoạt động rất đông đảo, ở khắp nơi. Ngoài ra nhiều trường công lập ở các nước như Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, vân vân, từ tiểu học lên trung học, cũng có lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em. Nhiều trường đại học cũng mở các khóa học về lịch sử, văn hóa Việt Nam cho sinh viên muốn học. Khắp thế giới sẽ có nhu cầu rất lớn về sách dạy tiếng Việt và các sách giáo khoa về lịch sử, văn chương, văn hóa Việt Nam, và càng ngày nhu cầu càng lớn hơn. Hiện nay đă có nhiều tổ chức hoặc cá nhân xuất bản các loại sách giáo khoa đáp ứng cho nhu cầu đó. Nhưng người Việt Nam ở nước ngoài chưa tổ chức việc phát hành sách giáo khoa một cách có hiệu quả.

Bây giờ thử tưởng tượng trong ṿng một năm nữa, có một nhà xuất bản ở Hà Nội in sách giáo khoa các loại, dành riêng cho người Việt Nam ở ngoại quốc. Sách có thể in với giá rẻ, bán với giá rẻ hoặc phát không. Các lớp dạy tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở California, ở Melbourne hay Paris có thể từ chối không sử dụng các cuốn sách in ở Hà Nội. Nhưng nhiều trường tiểu học, trung học của chính phủ Mỹ, Pháp, vân vân, có thể họ sẽ mua sách, v́ giá rẻ, in đẹp và nội dung không tuyên truyền lộ liễu cho một chủ nghĩa nào cả. Chúng ta đều biết ở nước Việt Nam đảng Cộng Sản chiếm độc quyền tất cả mọi sản phẩm văn hóa, thông tin, tất cả đều đặt dưới bàn tay sai khiến, dẫn dắt của đảng. Nhưng các người ngoại quốc họ không chắc đă biết. Và liệu các phụ huynh Việt Nam ở các nơi có thời giờ lo việc phản đối nhà trường, yêu cầu không dùng các sách giáo khoa do cán bộ cộng sản viết hay không? Họ lấy những chứng cớ nào để chứng minh rằng các sách đó tạo ảnh hưởng xấu, hoặc có hại? Nếu cần, đảng Cộng Sản sẽ cho một nhà xuất bản của tay sai họ làm, đặt trụ sở ở Mỹ hay ở Pháp cũng được. Và như vậy th́ cán bộ cộng sản sẽ có thể mở một cánh cửa xông thẳng vào ḷng khối người Việt hải ngoại, một cách chính thức!

Các cán bộ cộng sản có thể sẽ né tránh không lộ ư tuyên truyền, để những người nhẹ dạ cả tin sẽ chấp nhận sách do họ soạn ra. Những điều họ viết trong sách không có một điều nào tuyên truyền cho đảng cộng sản cả, chỉ nói toàn những điều tử tế, nói về nước Việt Nam và ca tụng Việt kiều thôi. Nhưng điểm quan trọng không phải là những ǵ họ viết ra, mà c̣n là những điều họ tránh không viết. Chính các điều bị bỏ đi, không nhắc tới cũng có tác dụng tuyên truyền rồi.

Thí dụ, ngày xưa trẻ em ở miền Bắc Việt Nam được nghe những lời dạy của Hồ Chí Minh. Có nhiều điều dạy các em tánh tốt, nhưng không có một câu nào nói các em phải thương yêu cha mẹ, ông bà; không một điều nào dạy các em phải thờ phượng tổ tiên, Trời, Phật. Cả một nền văn hóa cổ truyền đă bị chính sách của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản xóa đi, xóa ngay trong đầu óc trẻ thơ, chỉ bằng cách bỏ sót không nhắc tới, chứ không cần nhồi sọ thêm!

Và đến bây giờ, cách giáo khoa do đảng cộng sản soạn vẫn viết lịch sử Việt Nam, kể chuyện văn hóa Việt Nam bằng nhăn quan của đảng. Những điều tai hại nhất họ có thể gieo vào đầu óc học sinh, có thể vẫn chỉ là những điều họ không nhắc tới. Thí dụ, cho tới nay đảng Cộng Sản Việt Nam đă cho phép nói tới các nhóm nhà văn không cộng sản như Tự Lực Văn Đoàn. Nhưng họ không bao giờ cho ai được nhắc tới việc cán bộ cộng sản đă sát hại nhà văn Khái Hưng. Thiếu sót đó không quan trọng bằng việc đảng Cộng Sản tới nay vẫn hoàn toàn không cho ai nhắc tới những người thuộc nhóm Đệ Tứ quốc tế bị Hồ Chí Minh cho cán bộ Đệ Tam sát hại. Và chắc chắn họ không dám cho ai nhắc tới những bất đồng ư kiến giữa hai tổ chức cộng sản, Đệ Tứ và Đệ Tam, trong những năm 1930, 40.

Một cuốn sách mới của Trần Nguơn Phiêu, viết về thân thế và sự nghiệp Phan Văn Hùm, cho thấy những xung đột Đệ Tứ và Đệ Tam trong giai đoạn đó như thế nào. Hồ Chí Minh và Cộng Sản Đệ Tam nhất thiết nghe theo lệnh Stalin từ Nga Xô; khi nào Stalin kết thân với Hitler, chống Pháp, bảo họ làm theo, th́ Cộng Sản Đệ Tam cũng chống Pháp, đến lúc Stalin bị Đức đánh, bảo các đảng cộng sản trên thế giới phải thân Pháp th́ Cộng Sản Đệ Tam ở Việt Nam cũng ngưng chống Pháp. Trong lúc đó, các người cộng sản Đệ Tứ mới thực là các chiến sĩ của giới lao động, vô sản, và họ nghĩ tới quyền lợi của những đồng bào cùng khổ chứ không tuân lệnh ngoại nhân nào hết. Lịch sử Việt Nam mà do bàn tay các cán bộ Đệ Tam viết th́ không bao giờ nói tới những bất đồng trên. Ngược lại, báo chí cùng sách sử của họ c̣n bôi nhọ các chiến sĩ Đệ Tứ là “phát xít” hoặc “tư bản”.

Nhưng tàn nhẫn hơn cả là những vụ giết người của đảng Cộng Sản Đệ Tam ở Việt Nam. Do lệnh của Hồ Chí Minh, chúng đă giết các chiến sĩ Đệ Tứ yêu nước như Tạ Thu Thâu, Phan Văn hùm, Trần Văn Thạch, vân vân, ngay trong lúc toàn dân khởi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Cũng như chúng đă ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng thời gian đó.

Và đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn cho ai biết đến những sự kiện lịch sử kể trên. Ngay những con đường mang tên Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch ở Sài G̣n bây giờ cũng không c̣n nữa.

Nếu nay mai những sách giáo khoa do cán bộ cộng sản soạn theo đường lối đó xuất hiện ở hải ngoại th́ quư vị nghĩ sao? Đối với các sinh viên đại học chúng ta không cần lo nhiều, v́ thanh niên Việt Nam lớn lên đều biết suy nghĩ và lựa chọn, họ đều có óc phê phán. Cần chú ư đến lớp trẻ hơn.

Người Việt Nam ở hải ngoại có thể soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt hoặc dạy lịch sử, văn hóa Việt Nam phù hợp với nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên sống ở nước ngoài, sát với đời sống thực tế hơn; những người sống ở trong nước, dù họ không được lệnh tuyên truyền, khi viết cũng sẽ bị g̣ bó và xa thực tế. Nhưng khi phải cạnh tranh với các cuốn sách từ trong nước th́ chúng ta sẽ thấy nhiều nhược điểm trong cộng đồng hải ngoại nói chung, v́ tính cách đơn lẻ của các cố gắng ở hải ngoại. Như hiện nay mỗi nơi chỉ có những cố gắng lẻ tẻ, chưa có trao đổi để so sánh, thử thách và tranh đua giữa các cuốn sách soạn ở nhiều nơi khác nhau. Nói rơ hơn, chưa có “thị trường sách giáo khoa”. Chúng ta tôn trọng quy tắc tự do kinh doanh cũng như tự do ngôn luận. Cho nên không thể nghĩ đến chuyện bắt tất cả mọi người cùng học và dạy theo một cuốn sách nào đó. Mặt khác, v́ thị trường sách giáo khoa tiếng Việt rất rời rạc và tách riêng ra th́ rất nhỏ, cho nên không một nhà xuất bản hoặc một tác giả nào có thể đưa sách của ḿnh giới thiệu đi khắp thế giới. Mà nếu có một nhà xuất bản làm được việc đó th́ cũng không có một nhà thứ hai để cạnh tranh. Cho nên cũng không có dịp để cho thị trường thử thách và lựa lọc.

Chúng ta cần thiết lập một hệ thống tuyển chọn, do những thầy, cô giáo và phụ huynh bỏ phiếu, t́m ra các cuốn sách giáo khoa tiếng Việt hiện đang có trong các cộng đồng hải ngoại. Đồng thời t́m cách soạn thảo thêm những cuốn sách mới hay hơn, thích hợp hơn. Hiện nay có nhiều tác giả, nhiều hội đoàn đang lo vấn đề sách giáo khoa. Họ cần liên lạc ngay với nhau. Cần những tổ chức gây quỹ để chuyên lo về vấn đề giáo dục này, để thành lập một mạng lưới quốc tế chuyên trách việc soạn sách dạy tiếng Việt, dạy lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đây là một nhu cầu có thật của người Việt ở nước ngoài, từ lâu chưa được tổ chức thành hệ thống. Bây giờ, cái nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản là một động lực khiến tất cả chúng ta phải chú ư đến vấn đề này hơn và có những hành động cụ thể hơn.

NGÔ NHÂN DỤNG

-- QuangPhuc (VN_QuangPhuc@yahoo.com), April 16, 2004.


Moderation questions? read the FAQ