CAC NHA CHINH TRI GIA TAI QUAN CAM LAM GI?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Người Việt tị nạn hiện nay có mặt trên rất nhiều quốc gia, mà đông đảo nhất chắc chắn là Hoa Ky,ø với một con số xấp xỉ 2 triệu người phân phối không đồng đều trên khắp 50 tiểu bang. Tại Hoa Kỳ, tiểu bang đông người Việt cư ngụ nhất là California, với hai vùng tập trung người Việt đông đảo. Tại Nam Cali, chung quanh vùng Orange County mà người Việt quen gọi bằng một cái tên được Việt hóa là Quận Cam (khoảng 350.000). Kế đó trên Bắc Cali, chung quanh vùng thung lũng điện tử kế cận thành phố San Jose có khoảng gần 200.000 người Việt chen chúc.-------------------------------------------------------------------------------- Đối với người Việt cư ngụ tại những nơi khác, và đặc biệt là với các độc giả của Đàn Chim Việt phần lớn cư ngụ tại Đông Âu, chắc khó có thể mường tượng được sinh hoạt của người Việt tại California như thế nào. Để có thể giới thiệu với các độc giả của Đàn Chim Việt, những sinh hoạt tiêu biểu cho nơi tập trung đông đảo người Việt nhất, chúng tôi được sự cộng tác của nhà báo Nguyễn Quang An, người đă từng cư ngụ tại Quận Cam từ đầu năm 1976. Dưới đây là bài đầu tiên của nhà báo Nguyễn Quang An viết về Quận Cam, và được ban biên tập của Đàn Chim Việt đặt cho một cái tựa là: Tiệm cà phê “Nhà nghèo” và tiệm cà phê “Hồi ấy”...
Người Việt tị nạn có thói quen thích sử dụng hai chữ “đầu tiên”, coi như là một thắng lợi lớn trên bảng hiệu của ḿnh. Thí dụ “ngôi chợ đầu tiên” , “pḥng thẩm mỹ đầu tiên”, “tiệm hớt tóc đầu tiên”, “pḥng mạch đầu tiên”, “tiệm phở đầu tiên”... Tất nhiên đằng sau chữ “đầu tiên” này luôn luôn có kèm theo ba chữ “của người Việt”. Tôi nhắc tới chữ đầu tiên này với ḷng cảm phục vị nào đă sử dụng đầu tiên cụm từ “tiệm cà phê hồi ấy”, bởi v́ nó nói lên một tính chất chung của những tiệm cà phê này: Những thực khách của các tiệm này chuyên chỉ nói chuyện “hồi ấy”, mà ít khi nói chuyện “hồi này”. Bên cạnh tiệm cà phê “hồi ấy” có một loại tiệm cà phê khác cũng nổi danh không kém, đó là các tiệm cà phê “nhà nghèo”, để chỉ rơ các cô bán hàng tại đây phần đông đều là gia cảnh túng quẫn, nên quần áo rất ít vải, chỉ đủ che đậy những chỗ cần che đậy mà thôi.
Nói một cách tổng quát th́ tại Quận Cam có mấy chục tiệm cà phê thuần túy. Trong mấy chục tiệm cà phê này có thể chia làm hai loại chính, do cách phục sức của các cô đứng quán. Có khoảng hơn một chục quán cà phê khá lớn, có thể chứa hơn 100 trăm khách hàng. Những quán cà phê này trang hoàng khá lộng lẫy và lúc nào cũng có năm ba cô tiếp viên chắc hẳn là con nhà nghèo, nên quần áo thật ít vải, hay là ít tiền mua vải dầy, nên quần áo mỏng như những tờ giấy bóng kính. Các tiệm cà phê này thường được gọi là tiệm cà phê “nhà nghèo”. Nếu như ở trong nước người ta có thể đọc trong mục quảng cáo t́m nữ thư kư có ngoại h́nh đẹp, th́ tiêu chuẩn ngoại h́nh là yếu tố hàng đầu cho các cô đứng bán ở các quán cà phê “nhà nghèo”. Chính v́ cần ngoại h́nh ngon lành, nên các cô tiếp viên ở đây không sửa mắt, th́ cũng sửa mũi, không bơm ngực th́ cũng bơm mông. Thậm chí có cô cái ǵ cũng sửa, cái ǵ cũng bơm... Cứ giả dụ những cô tiếp viên ở các quán này nhà nghèo, th́ ngược lại khách hàng của nó chắc hẳn là không nghèo. Nh́n chung khách của các quán cà phê “nhà nghèo” phần đông c̣n trẻ, ít có người vượt quá tuổi bốn mươi. Họ có thể là các kỹ sư mới ra trường, họ có thể là những chuyên viên đă tốt nghiệp bốn năm đại học, nhưng đông đảo nhất là những người trẻ tuổi biết kinh doanh, có cơ sở làm ăn và số lợi tức hàng năm thường xấp xỉ 100.000 trở lên (100.000 đô la Mỹ chứ không phải tiền Việt hay tiền Mễ). Băi đậu xe của những tiệm cà phê này ít có những chiếc xe cổ lỗ sĩ trên mười tuổi, và thường là các loại xe SUV, các loại xe thể thao mui trần đắt tiền như Mercedes, BMW, Lexus, Acura... là các loại xe xịn mà người Việt có máu mặt hay xài. Ở các tiệm cà phê nhà nghèo này, giá một ly cà phê thay đổi tùy theo tiệm, nhưng từ 3,5 cho tới 5 đô la, đó là chưa kể tiền típ, mà cái khoản tiền típ này có khi c̣n cao hơn giá ly cà phê rất nhiều. Cái khoản tiền típ này nhiều khi c̣n tùy thuộc các cô hôm nay ăn mặc “nghèo” như thế nào, và để bù lại sự nghèo vải th́ có sẵn những ánh mắt, nụ cười đền bù chỗ khiếm khuyết trên người... Theo một số tay chuyên trị cà phê cho biết th́ số tiền típ này các cô không được lấy cả, mà phải gom lại cho tới cuối ngày, chủ tiệm lấy một phần. Phần c̣n lại chia đồng đều theo tỉ lệ số giờ làm việc của các cô. Một anh bạn trẻ của tôi, một tay tổ la cà các quán xá cả chục năm trời cho tới khi lấy vợ mới thôi đă phát biểu về “cà phê nhà nghèo” như sau: Các ông nhà báo chỉ hay tán hươu tán vượn, về cái khoản “cà phê nhà nghèo”. Nhân danh một người chuyên trị cà phê, tôi xin được nói lại cho đúng: Rút cục cà phê nhà nghèo là ám chỉ các thực khách thường xuyên của các quán này, chứ không phải dành cho các cô tiếp viên ở đây. Hăy cứ trông lại băi đậu xe vào lúc vắng khách, những chiếc xe chiến ở đây đều của các cô tiếp viên của các quán “cà phê nhà nghèo”...
Về các tiệm cà phê “hồi ấy” th́ lại khác. Nếu như mọi sinh hoạt của các tiệm cà phê nhà nghèo diễn ra bên trong ḷng quán, có khi tối như bưng, th́ một tiệm cà phê “hồi ấy” tối thiểu phải có một hàng hiên, ở đó kê được hàng chục chiếc bàn cho thực khách có thể hút thuốc. Cách đây vài năm, khi đạo luật cấm hút thuốc tại nơi công cộng ra đời đă khiến cho các tiệm cà phê do người Việt làm chủ xính vính một thời gian, v́ phần đông những người nghiện đi uống cà phê cũng lại là những người nghiện thuốc lá. Đi uống cà phê mà không được hút thuốc lá th́ sự sướng khoái đă mất đi tới 70, 80%. Thế nhưng ngay lập tức các chủ tiệm cà phê đă mở một lối thoát bằng cách đổi địa điểm, phải làm sao cho có kỳ được một hay hai hàng hiên, kê bàn cho khách ngồi ngoài hút thuốc và tán gẫu. Chính v́ vậy mà các tiệm cà phê “hồi ấy” bắt đầu h́nh thành.
Nếu như khách của các tiệm cà phê nhà nghèo thường c̣n trẻ, đầy hứa hẹn về tiền bạc, sống với tốc độ nhanh như những chiếc xe họ làm chủ, th́ khách thường trực của các tiệm cà phê “hồi ấy” ít có người nào dưới năm chục, phần đông là sáu bó và rất nhiều vị đă về hưu, hoặc là về hưu non. Những vị khách này có khá nhiều thời giờ rảnh rỗi, ở nhà một ḿnh th́ buồn. Trước kia các quán xá th́ cứ tối om om, khói thuốc mù mịt trời đất, tiếng nhạc đinh tai nhức óc chen lẫn với tiếng nói cười tở mở của các cô tiếp viên cùng với các khách hàng, thành thử mấy năm trước đây những người lớn tuổi ít khi la cà quán xá. Kể từ khi cấm hút thuốc tại các nơi công cộng, các quán cà phê phải kê những bàn ra ngoài hành lang, th́ ngồi nhâm nhi ly cà phê nơi góc phố, ngó người ta qua lại quả cũng là một cái thú không tốn kém. Ban đầu th́ mỗi người một bàn, dần dà thấy nhau hàng ngày không sớm th́ muộn cũng trở nên quen, riết rồi th́ mỗi quán cà phê “hồi ấy” có một vài nhóm riêng, hạp chuyện với nhau ngồi từ giờ dần sang giờ dậu. Những vị này không c̣n sức trẻ, trong khi đời sống nơi đây lại thiên về tốc độ, thôi th́ tụ tập nhau nói chuyện ngày xưa cũng là một cách hâm nóng lại cuộc đời. Chỉ có một điều khá buồn cười là h́nh như tất cả những chuyện thuộc về “hồi ấy” bây giờ đều được nâng cấp cho thêm mầu lăng mạn, oai hùng. Cái “hồi ấy” dường như chẳng có ai làm bé, toàn là ông lớn, toàn là cấp chỉ huy cỡ tiểu đoàn, trung đoàn... Nhiều vị “hồi ấy” trốn lính thần sầu, giờ đây lắc ḿnh một cái là bạn thân của toàn thị là những ông Tướng và những ông Tá... Nước Mỹ giỏi moi thuế của dân chúng nhất trên thế giới này, thế nhưng hệ thống thu thuế của Mỹ c̣n thiếu sót. Phải chi họ có cách đánh thuế nói, th́ mỗi năm cộng đồng Việt Nam cũng phải tốn hàng tỉ đô la cho thuế nói như chơi. Chính v́ không bị đánh thuế nói, thế cho nên tại những tiệm cà phê “hồi ấy” người ta nghe được những câu chuyện thuộc loại thần kỳ của những bậc vĩ nhân, toàn là những người làm cho “vẻ vang nước Việt” nhưng ngẫm lại hóa ra là “nhục nhă giống ṇi”. Hóa cho nên nếu ở trong nước đi đâu người ta cũng gặp anh hùng tỉ như anh hùng lao động, anh hùng thủy lợi, anh hùng diệt tăng, anh hùng kéo pháo, anh hùng sản xuất... Rặt những anh hùng là anh hùng, th́ ở hải ngoại này đi đâu người ta cũng gặp toàn là những vĩ nhân kiểu “Who is Who”. Những Who is Who này có người hiện đang bán nhà, đang bán xe và có khi đang bán nước (uống), chứ không phải nước (nhà). Nước nhà th́ đâu c̣n, và đâu phải ai cũng bán được.
Có rất nhiều tiệm cà phê “hồi ấy”, thậm chí khi ông Thiệu chết, đă có một nhóm chuyên ngồi cà phê “hồi ấy”, tại một tiệm ngay mặt đường Bolsa, góp nhau mỗi người một ít đăng nguyên một trang báo chia buồn với bà Thiệu. Các tiệm cà phê “hồi ấy” đôi lúc có ảnh hưởng giống như những đài phát thanh, ở đó người ta nghe được đủ chuyện về người và việc từ xưa tới nay, thậm chí nghe được cả những tin không bao gị loan báo trên đài, hay đăng tải trên báo như cô ca sĩ này đang bỏ ai và sắp lấy ai, hay những tin lớn như là chính phủ lưu vong nào đang thành lập, với những tai to, mặt bé nào sắp làm bộ trưởng...
Những mẩu chuyện liên quan tới cà phê “nhà nghèo” và cà phê “hồi ấy” nhiều không thế nào tả hết, nhưng dù sao chăng nữa th́ các tiệm cà phê là một hiện tượng trong sinh hoạt buôn bán của người Việt. Ít ra th́ về khoản cà phê, người Việt đă đi trước người Mỹ cả hai thập niên, măi vài năm gần đây người Mỹ có một chain cà phê khá nổi tiếng là cà phê Star Buck. Cả vùng Orange County rộng lớn này Star Buck có khoảng vài chi nhánh, thế mà người Việt có không dưới 40 quán cà phê thuần túy, đó là chưa kể bất cứ quán ăn nào cũng có bán cà phê. Vài năm nữa Star Buck với lối kinh doanh của Mỹ có thể sẽ có hàng trăm tiệm cà phê trong vùng quận Cam này, song e rằng vài thập niên nữa và có thể là sang thế kỷ 22 may ra người Mỹ mói có thể bắt kịp người Việt về khoản cà phê “hồi ấy”.
--------------------------------------------------------------------------------
-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson@yahoo.com), February 27, 2004
Hay nhỉ !các bác vịt kiều lại có lắm kế sách để truyền bá thông tin bố láo thật .Về cái khoảng ngồi lê đôi mách mấy chuyện bố láo bố lếu th́ chúng ta phải công nhận là các bác ấy giỏi thật sự .Mấy bài báo phản động chắc cũng từ đây mà ra .Nổ ở quán cà phê chưa đủ nên phải kéo lên net nổ tiếp ,chắc cũng cỡ mấy cha nội ở đây là cùng
-- communist (communist@yaheo.com), February 27, 2004.
VẸM CON VÀ LĂO HỒ
Vẹm con chó đẻ giống cộng nô
Phấn khởi vân vê "cái bác hồ"
Chị năm đưa đẩy không cần lỗ
Bác đảng há mồm cứ tung hô
Vẹm con chó đẻ mấy thằng nhô
Mỗi khi thương nhớ khóc bác hồ
Cầm chim ngoe nguẩy kêu là bố
Lăng bác chiă vào đái cả xô
Vẹm con chó đẻ thấy tiền đô
Tối mắt quên cha nó bác hồ
Đạo đức mày đâu tên cán ngố ?
Vô sản chó ǵ đám khỉ khô
Vẹm con chó đẻ thói mưu mô
Học tập theo gương của bác hồ
Cách mạng tham gia nơi nhà thổ
Bác cháu thân t́nh: đám ma cô !
-- (tosu_cs@yahoo.com), February 27, 2004.
Hoan hô,như vậy tôi mà vào bàn luận chắc họ cũng cho tôi là Công An,danh dự quá.Nếu là CA ai mà ở khọng nói với họ,được ǵ đâu,họ nói th́ nói,tuyên truyền được mấy người,toàn là cá mè một lứa nói với nhau.Chào chú ǵ đó chú nói đúng lắm ḿnh phải tiếp tục nói để cho khi có một ai ở hải ngoại vào Forum này th́ họ có nghe được rằng những sự thật và dối trá của nhóm phản động này! CHXHCN VN muôn năm, đoàn TNCS HCM muôn năm,năm nay tôi 17 tuổi học lớp 11 ở Cần Thơ city đây!
-- Học sinh VN>khong ưa phan dong (kidfriendct@yahoo.com), March 05, 2004.