CÓ NHÂN NGHĨA ĐÂU MÀ YÊN DÂN ?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
CÓ NHÂN NGHĨA ĐÂU MÀ YÊN DÂN ?Trong lúc những dấu tích của tổ tiên lộ ra ngay dưới nơi các lãnh tụ cộng sản ở Hà nội họp hội , thì người ta lại nói về việc nhân nghĩa cố để yên dân .
Yên dân tức là làm công việc quốc gia để giúp dân , gần dân , giải cho dân những điều oan trái . Trong khi chữ yên dân của cộng sản là muốn dân để yên cho cái ghế của họ được vững . Họ có nhân nghĩa đâu mà đòi dân để yên cho họ ? .
Cứ hoi các vị bộ trưởng được bộ chính trị trực tiếp đưa lên , các vị ấy có bao giờ trả lời suôn sẽ 1 câu hỏi của bất cứ phóng viên , người dân có tâm huyết hỏi . Bao giờ cũng chung chung hay chung riêng lẫn lộn . Mục tiêu của các avị bộ trưởng đó dân đã biết nhưng chưa ai nói : đó là cách chia quyền trong bộ chính trị mà thôi .
Tuần rồi một anh sinh viên có nói với chúng tôi : "Họ nói trí tuệ và sức khoẻ là hai tài sản hàng đầu của quốc gia mà đảng và nhà nước vô cùng quan tâm . Tôi hỏi lại chứ không phải đất của quốc gia , người của quốc gia và gông cùm tù tội mới là cái quan tâm của các ông sao ? Đìêu quan tâm lớn nhất bây giờ là tài sản của con cháu các ông sao cho bền vững . Quốc gia này không cần các ông quan tâm , nó cần các ông đừng bán đứng nó " . Thế hệ cộng sản chiến tranh chưa về với đất hết , mà những con người chủ mới của nước ta đã lên tiếng hùng hồn như vậy rồi . Trách nhiệm với đất nước ngày nay không phải là bản quyền của riêng đảng , một vở kịch tồi .
Tự những con người bình thường sống bình thường trong nước đã tự nhận ra trách nhiệm của họ . Họ sẽ làm đúng với trách nhiệm mà họ phải làm .
-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), February 18, 2004
Nguy Cơ Bất Ổn Ðối Với Ðảng CSVN Ðến Từ Ðâu ?
Trần Ðức Tường, LMVNTD, (LÊN MẠNG THỨ TƯ 11 THÁNG HAI 2004)
Cộng sản độc tài luôn đặt vấn đề an ninh chính trị lên hàng đầu các sách lược của họ. Ðây là một loại bệnh tâm thần nghi ngờ mọi người, thậm chí cả người của họ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Họ đóng cửa, cài then, khép chặt biên giới, tự cô lập mình trong cái thế giới cộng sản để tránh "các thế lực thù địch" gây bất ổn cho họ, cướp đi chính quyền mà trước đây họ đã cướp được. Ngặt nỗi, nguy cơ bất ổn không đến từ bên ngoài.
Lịch sử thế giới cho thấy, qua bao thời đại, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản trong thế kỷ 20 vừa qua, đều rất lo sợ bị mất chính quyền. Họ đã sử dụng mọi biện pháp, kể cả những biện pháp tàn độc, man rợ, phi nhân nhất để bảo vệ và củng cố quyền lực do họ độc quyền nắm giữ. Mọi mầm mống có thể ảnh hưởng đến sự an nguy ngôi vị của họ đều bị họ thẳng tay tiêu diệt. Từ khi cướp được chính quyền năm 1945 và nhất là từ khi Liên Xô và khối cộng sản sụp đổ, mối lo âu mất chính quyền của cộng sản Hà Nội luôn ám ảnh họ. Họ không bỏ lỡ một dịp nào, từ các Ðại Hội Ðảng đến những Hội Nghị Trung Ương cho đến các sinh hoạt địa phương, cơ sở ; cũng như hàng vạn văn thư để nhắc nhở, cảnh giác đồng đảng về vấn đề "bảo vệ chính quyền", "ổn định chính trị"... Thử tìm hiểu về quan niệm ổn định của Hà Nội và mối lo hàng đầu của họ là sự mất ổn định.
An Dân và Ổn Ðịnh
Nếu trên tổng thể, hai quan niệm "an dân" và "ổn định" có những điểm giống nhau như một tình trạng yên ổn, một tình trạng bình an, không có binh biến, không có loạn lạc, không có "xáo trộn" trong xã hội, thì thực chất hai quan niệm này có những điểm khác biệt mang tính chất căn bản. Khác nhau ở chỗ đứng. Ðứng về phía dân chúng hay đứng về phía chính quyền.
An Dân.
Năm 1428, sau khi đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã lãnh lệnh Bình Ðịnh Vương Lê Lợi thảo bản Bình Ngô Ðại Cáo, một tác phẩm văn chương vĩ đại, có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhì sau bốn câu thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt "Nam quốc sơn hà Nam Ðế cư...". Ngay câu đầu của bản Bình Ngô Ðại Cáo, Ức Trai tiên sinh đã viết "Nhân nghĩa chi cử, yếu tại AN DÂN", có nghĩa là "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta là tôn trọng "nhân nghĩa". Trải qua 10 năm gian khổ, không chỉ vua tôi nhà Lê mà toàn dân ta đã hy sinh, đã xả thân đánh giặc. Nay giặc đã tan, quân ta đã toàn thắng. Binh hùng, tướng giỏi là những yếu tố không thể chối cãi ; nhưng vua Lê Thái Tổ đã không quên những đóng góp xương máu của lê dân, những thiệt thòi to lớn của dân tộc trong cuộc chiến. Vì thế mà công việc quan trọng đối với triều đình lúc đó, không phải dồn hết nỗ lực vào việc củng cố chính quyền, tổ chức lại quốc gia, mà kế hoạch ưu tiên số một của triều đình đã được Nguyễn Trãi nêu lên ngay trong lời mở đầu của Bình Ngô Ðại Cáo. Ðó là NHÂN NGHĨA và AN DÂN. Kế hoạch đó trước hết phải là mang lại cuộc sống yên ổn cho nhân dân. Mang đời sống yên ổn lại cho dân bằng Nhân Nghĩa. Nhân nghĩa giữa ta và giặc, giữa quan quân đối với dân, nhân nghĩa giữa mọi người dân đối với nhau. Ðối với giặc, sau trận chiến Bình Ðịnh Vương đã cấp lương, thuyền và thả cho hàng trăm ngàn tù hàng binh nhà Minh về nước. Quân sĩ ta có quân kỷ nghiêm ngặt, không được nhũng nhiễu nhân dân. Mọi người đã bắt tay vào việc an cư lạc nghiệp trong cảnh thái bình của một quốc gia mới thâu hồi được độc lập. Như vậy, người ta có thể thấy, không chỉ dưới đời nhà Lê mà trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, các bậc minh quân đều trọng nhân nghĩa và lấy lợi ích nhân dân làm chủ đích và lấy dân tộc là căn bản. Vì dân trừ bạo.
Ổn Ðịnh.
Nếu an dân là phủ dụ, giúp đỡ người dân sau cơn hoạn nạn, chiến tranh, mang lại đời sống yên ổn cho dân, là một kế sách quy mô, rộng lớn thì ổn định chỉ là một tình trạng nhất thời, cục bộ. Một căn bệnh được coi là ổn định, khi duy trì được nó ở tình trạng không phát triển nữa và cơ thể có thể thích ứng với nó ; nhưng căn bệnh vẫn còn đó, chưa được chữa lành. Trên lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội vv... người ta coi là ổn định khi không xảy ra những biến cố làm xấu đi tình trạng hiện tại. Ðể có được sự ổn định, người ta có thể tiến hành một số biện pháp, một số hành động nhằm duy trì cái thế "cân bằng" hiện có. Nếu một quốc gia đang gặp những xáo trộn trầm trọng mà ổn định được thì cũng có thể xem như là làm được một điều tích cực. Nhưng ổn định hóa xã hội không ngừng ở đó mà phải có những kế hoạch rộng lớn để dân chúng được an cư lạc nghiệp thì tình trạng thái bình mới có thể lâu dài được.
Khi tương quan chính quyền và nhân dân tốt đẹp, tức là chính quyền lo cho dân, thì dân bảo vệ chính quyền và sẽ không có xáo trộn, thậm chí bạo loạn, có thái bình an lạc. Khi chính quyền phải tự lo lấy công việc bảo vệ chính quyền, mối tương quan này có điều "bất ổn". Có hai phương cách để giải quyết vấn đề này.
- Thứ nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây bất ổn trong quan hệ chính quyền với nhân dân, rồi sửa chữa và cải tiến mối quan hệ đó. Phương cách này nhằm giải quyết tận gốc rễ.
- Hai là dùng chính quyền để trấn áp những xáo trộn bằng bạo lực. Phương cách này nhằm giải quyết trên ngọn.
Lịch sử cho thấy, các bạo chúa, các chế độ độc tài chuyên chính luôn áp dụng phương cách thứ hai này. Lý do đơn giản là do độc tài, chuyên chính, mối quan hệ chính quyền - nhân dân thường là rất xấu. Lòng dân oán than sẽ dẫn đến sự bất hợp tác với chính quyền. Dân sợ bạo lực, tù đày, chết chóc mà phải cúi đầu vâng phục. Sự chịu đựng này, thời xưa kéo dài hàng thế kỷ. Nhưng, thời gian chịu đựng ngày càng thu ngắn. Ở thời đại văn minh ngày hôm nay, khi người dân biết được các quyền căn bản của Con Người, của công dân và cũng biết quyền hạn của chính quyền thì biện pháp dùng trấn áp để duy trì ổn định không thể tồn tại được nữa.
Ổn Ðịnh Dưới Chế Ðộ Cộng Sản
Các chế độ cộng sản, dù là ở Liên Xô và các nước Ðông Âu cũ hay những chế độ còn sống sót sau sự sụp đổ toàn cầu của chủ nghĩa, cộng sản bản chất vẫn là độc đảng, độc tài. Lợi dụng hai chữ "cách mạng" mà những người cộng sản đã diễn giải méo mó bằng cách gắn thêm cho nó hai chữ "vô sản", cách mạng vô sản, họ đã dùng bạo lực ngay từ lúc đầu để trấn áp, tiêu diệt nhiều thành phần xã hội mà họ liệt vào những giai cấp thù nghịch. Chính quyền họ dựng lên được họ mệnh danh là "chính quyền chuyên chính vô sản". Họ quan niệm rằng, bao lâu các giai cấp này còn tồn tại thì chính quyền "chuyên chính vô sản" của họ còn bị đe dọa, còn có nguy cơ mất ổn định. Vì thế mà theo những số liệu được 6 nhà trí thức quốc tế nêu lên trong "Cuốn Sách Ðen của chủ nghĩa cộng sản" (NXB Robert Laffont, S.A., Paris) năm 1997 thì cộng sản đã giết hại tại Liên Xô 20 triệu người, Trung Cộng giết 65 triệu, Bắc Triều Tiên : 2 triệu, Campuchia :2 triệu, Ðông Âu : 1 triệu và Việt Nam : 1 triệu. Những con số này không kể những quân nhân và thường dân bị chết trong chiến tranh.
Cộng sản độc tài luôn đặt vấn đề an ninh chính trị lên hàng đầu các sách lược của họ. Do chủ thuyết và với chính sách tàn bạo nhằm tiêu diệt nhiều thành phần trong dân chúng, dưới tất cả mọi chế độ cộng sản, luôn luôn có một sự mâu thuẫn giữa quần chúng và chế độ. Cho đến năm 1989, mọi sự nổi dậy đều bị "chuyên chính vô sản" thẳng tay đàn áp. Những người có quan hệ xa gần với những thành phần mà cộng sản gọi là "phản động" đều bị giết hại. Họ đã từng tuyên bố "giết lầm hơn bỏ sót". Xin trích dịch nhật lệnh số 171, ngày 11/06/1921 mang chữ ký của tướng Toukhatchevski (thủ trưởng quân sự của Liên Xô) và chủ tịch Ủy Ban toàn quyền ban chấp hành trung ương (thủ trưởng chính trị) như sau :
1) Xử bắn tại chỗ, không xét xử mọi công dân từ chối không khai tên họ ;
2) Ðảng ủy quận, huyện có quyền ra lệnh bắt con tin đối với các làng xã che dấu phản động ;
3) Trường hợp tìm thấy vũ khí trong nhà, xử bắn tại chỗ, không xét xử người con trai trưởng ;
4) Gia đình nào che dấu phản động sẽ bị bắt giữ, đày đi nơi khác, tịch thu gia sản và xử bắn không xét xử người con trai trưởng ;
5) Ðược coi như là phản động, các gia đình che dấu phản động hay cất giữ của cải của phản động và xử bắn không xét xử người con trai trưởng ;
6) Trong trường hợp gia đình phản động bỏ trốn, chia của cải của họ cho nông dân trung thành với chính quyền xô viết và đốt phá nhà cửa bị bỏ trống ;
7) Thi hành nhật lệnh này một cách nghiêm ngặt và không thương tiếc.
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi hơn 70 năm của chủ nghĩa cộng sản, chưa bao giờ đảng cộng sản đã lên nắm chính quyền thông qua một cuộc bầu phiếu dân chủ. Họ nắm được chính quyền bằng phương pháp nổi loạn, hay như họ nói bằng phuơng pháp "cách mạng", "cướp chính quyền". Vì thế khi có chính quyền trong tay, họ rất sợ kẻ thù của họ trong và ngoài nước sẽ cướp lại chính quyền. Kẻ thù trong nước chính là nhân dân mà nhiều thành phần đã bị họ gây nợ máu. Họ bảo vệ "ổn định chính trị" bằng chủ trương trấn áp. Ðối ngoại, họ đóng cửa, cài then, khép chặt biên giới, tự cô lập mình trong cái thế giới cộng sản để tránh "các thế lực thù địch" gây bất ổn cho họ, cướp đi chính quyền mà trước đây họ đã cướp được. Chính quyền của họ trở thành nghi ngờ tất cả mọi người. Ðây là một trạng thái bệnh tâm thần, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, thậm chí cả người của họ.
Tại Việt Nam, đảng CSVN cũng không ngoại lệ. Họ cũng đã từng thủ tiêu, giết hại cả triệu người mà họ cho là phản động. Sau khi chiếm được miền Bắc năm 1954 và thôn tính cả nước vào năm 1975, hàng trăm ngàn người đã phải tù đày, trong đó rất nhiều người đã bỏ mạng trong các trại cải tạo, các nhà tù biệt giam. Hai chữ "NHÂN NGHĨA" của người xưa không có trong tự điển cộng sản Mác Lênin. Người dân bị dồn vào đường cùng, mất hết các quyền con người, mất cả bản sắc trước bạo lực nặng nề, vô phương phản ứng. Con đường duy nhất còn lại là bỏ xứ chạy ra nước ngoài đi tìm tự do. Không phải chỉ có người Việt Nam vượt biên, người Nga, người Ðức, người Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Cuba, Trung Cộng... Tóm lại nhân dân của tất cả những nước cộng sản trước kia và hiện nay đều có người bỏ nước ra đi.
CSVN Hô Hào Giữ Vững Ổn Ðịnh Chính Trị.
Không phải chỉ trong Hội nghị lần thứ 9 của Trung Ương đảng CSVN vừa họp hồi tháng 1/2004, mà những người lãnh đạo như Nông Ðức Mạnh, Phan Văn Khải hay Phan Diễn mới hô hào giữ vững ổn định chính trị-xã hội, mà đã có không biết bao nhiêu là văn thư, nghị quyết đề cập đến vấn đề này. Nếu chỉ kể từ những năm đầu "đổi mới", họ đã đề cập đến ổn định chính trị để đối phó với cái gọi là "diễn biến hòa bình" của "đế quốc Mỹ và tay sai". Thực chất, bất cứ chế độ độc tài nào cũng lo mất ổn định chính trị. Có người nói rằng "Cứ nhìn bộ máy công an của các chế độ thì biết chế độ đó có độc tài hay không". Liên Xô cũ có KGB và GRU là hai bộ máy an ninh và giết người khét tiếng ; Ðông Ðức có Stasi... Nhưng sở dĩ vấn đề "ổn định chính trị" hiện nay tại Việt Nam đang được tập đoàn lãnh đạo Hà Nội đưa lên hàng đầu, là có những lý do của nó.
Lý do chủ quan hàng đầu là mất ổn định sẽ đưa đến mất chính quyền. Vì thế họ đã triệt hạ những người đối kháng và các tôn giáo vì họ nghĩ rằng người dân không còn tin vào họ mà tin vào tôn giáo và những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.
Lý do tiếp theo là kinh tế - ngoại giao. Cộng sản Hà Nội trong những năm gần đây đã đẩy mạnh nỗ lực vận động hội nhập kinh tế toàn cầu. Họ đã tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội vùng và thế giới. Họ đang ở giai đoạn chót để được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Tình trạng kinh tế Việt Nam còn yếu kém, phát triển chưa có bề sâu và chưa bền vững. Sức cạnh tranh còn quá kém. Hạ tầng cơ sở kinh tế còn thiếu thốn. Thêm vào đó, nhiều tệ nạn đến từ chính bộ máy chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội đang nỗ lực mời gọi đầu tư ngoại quốc trở lại. Từ mấy năm nay, giới kinh doanh ngoại quốc đã chán ngán Việt Nam và đã rút vốn đi nơi khác làm ăn. Phan Diễn, Ủy Viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư, trả lời phỏng vấn của thông tấn xã Hà Nội đã thú nhận là từ năm 1997, đầu tư ngoại quốc đã giảm nhiều. Những điều kiện để tư bản ngoại quốc bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam là phải được dễ dàng làm ăn, không bị phiền hà sách nhiễu, đòi hối lộ và đặc biệt là phải có "ổn định chính trị". Họ có những phương thức khoa học, chính xác để đánh giá sự ổn định tại một quốc gia trước khi họ bỏ tiền ra làm ăn tại quốc gia đó. Sự rút lui của họ không thuần túy chỉ do tham nhũng, khó khăn, mà còn do chính quyền tại chỗ không có tương lai lâu dài. Ðể đáp ứng yêu cầu của tài phiệt, Hà Nội càng gia tăng các biện pháp để bảo vệ "ổn định chính trị".
Lý do thứ ba là cộng sản Hà Nội nhìn thấy rõ nguy cơ mất ổn định chính trị trước mặt. Không phải mấy ông sư, ông cha hay mục sư, truyền đạo có thể gây mất ổn định cho họ. Mất ổn định sẽ diễn ra vì có nguy cơ mối tương quan đảng và chính quyền cộng sản với dân chúng đã mâu thuẫn đến mức xung đột. Phan Văn Khải đã tuyên bố với phóng viên VietNamNet, hôm 16/01/2004 : "Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, chứa đựng những mầm mống có thể gây mất ổn định, đặc biệt là sự xuống cấp về kỷ cương và đạo đức trong xã hội, sự gia tăng các tệ nạn và tội phạm, sự yếu kém về hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tệ tham nhũng, sách nhiễu và sự thái hóa của một bộ phận cán bộ, công chức, âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch". Lời tuyên bố này cho thấy rõ ràng các tầng lớp quần chúng đã đứng ở vị thế bất hợp tác, nếu không muốn nói là chống đối đảng và chính quyền Hà Nội. Và Phan Văn Khải cũng như tập đoàn lãnh đạo đảng đã nghĩ rằng mầm mống mất ổn định sẽ đến từ ngoài xã hội, đe dọa chính quyền và ngôi vị độc tôn của đảng. Ngặt nỗi, thiết nghĩ, nguy cơ bất ổn không đến từ bên ngoài.
Xem tiếp phần 2.
-- Con cua cu Ho - Nong Duc Manh (Con_cua_cu_Ho@hn.vnn.vn), February 18, 2004.
Nguy Cơ Bất Ổn Ðến từ Bên Trong Ðảng CSVN.Ngày 20/01/2004 vừa qua, Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, đã trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân và cho biết : "... Còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc, chậm giải quyết như chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng, các hộ còn cao ; giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập, nhất là về mặt chất lượng ; tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, văn hóa đồi trụy tiếp tục thâm nhập, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn là nỗi nhức nhối của xã hội". Không cần ông Tổng Bí Thư nói thì ai cũng biết là hiện nay đại đa số nhân dân Việt Nam trong nước là nghèo. Càng về vùng quê càng nghèo. Càng lên cao nguyên càng nghèo thậm tệ. Chỉ có cán bộ đảng cộng sản là giàu. Giàu nứt tường đổ vách. Giàu một cách hỗn xược. Tài sản của họ hàng triệu đô la Mỹ. Nhà lầu, xe hơi, kẻ ăn người ở... Chính khi xưa, Lênin, Hồ Chí Minh đã xui dân nổi lên giết bọn nhà giàu này để cướp lấy tài sản của họ. Các cụ ta có câu "túng làm càn" hay "bần cùng sinh đạo tặc". Vì nghèo mà đã sinh ra bao tệ đoan xã hội để phục vụ cho kẻ giàu, để kiếm sống. Sự "chênh lệch giàu nghèo" ngày càng trầm trọng, có thể gây nên bất ổn. Nhưng đến khi bất ổn vì chênh lệch giàu nghèo mà xảy ra thì cũng còn một thời gian nữa. Ðảng còn nắm bạo lực để trấn áp mà.
Nếu bất ổn chính trị chủ động đến từ nhân dân thì có nhiều xác suất là vì "tệ quan liêu, tham nhũng..." và sách nhiễu, ăn hiếp dân. Chính cộng sản đã từng tuyên truyền với đồng bào rằng : "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Cho đến nay, đồng bào ta cũng không làm gì hơn là làm theo đúng như thế bằng cách đấu tranh ôn hòa như khiếu kiện, đội đơn đến các cơ quan và tư dinh các quan đại thần cộng sản ở Hà Nội để kêu oan. Không biết có ngày nào đó, hàng triệu đồng bào Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh thành sẽ xuống đường như ở Leipzig, Berlin bên Ðông Ðức năm 1989. Lúc đó, chắc là ổn định đã mất rồi ! Nhưng với kinh nghiệm đã rút ra được từ Liên Xô đến các nước cộng sản Ðông Âu cũ, có lẽ Hà Nội cũng sẽ tìm được cách ngăn ngừa được một sự nổi dậy của quần chúng. Họ đang nỗ lực tuyên truyền và nỗ lực vận dụng văn hóa Khổng Mạnh mà người dân ta đã thấm nhuần từ ngàn đời nay để người dân tiếp tục chịu đựng cho tròn trung hiếu. Từ lâu nay họ đã chẳng đồng hóa đảng với Tổ Quốc, với Dân Tộc là gì ?
Nhưng nguy cơ bất ổn mà lãnh đạo cộng sản lo sợ nhất là nguy cơ đến từ ngay trong lòng đảng. Họ đã phần nào nhìn thấy nguy cơ này đang nhen nhúm tượng hình. Hội Nghị lần thứ 9 của Trung Ương Ðảng kỳ này đã xoáy vào vấn đề "chỉnh đốn đảng". Nông Ðức Mạnh đã nhắc lại : "Trong thời kỳ đổi mới, Ðảng ta luôn luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt". Nếu nạn tham nhũng, lãng phí, ăn cắp ở mọi tầng cấp đảng và chính quyền "chậm giải quyết" hay không giải quyết được, thì đây là một hiện tượng nói lên sự phức tạp, rối loạn về quyền lực từ trên thượng tầng đảng trở xuống. Tổ chức hay đảng phái nào cũng có kỷ cương. Làm sai thì có xử lý. Hơn nữa lại có luật pháp để xét xử những trường hợp vi phạm. Luật pháp đâu phải chỉ để xử mấy nhà tu hành hay trí thức và quy kết tội gián điệp và bỏ tù những người vô tội ? Chẳng lẽ những người cầm đầu đảng lại bất lực đối với chính đảng viên mình làm lỗi ? Hô hào chống tham nhũng đã có từ hơn chục năm nay. Làm không được hay chậm tiến triển, phải có lý do của nó. Hoặc là nói mà không làm, hai là làm thì "bứt dây, động rừng" hoặc từ trên xuống dưới không ai sạch sẽ để làm công việc thanh lọc ? Mối nguy cơ mất ổn định không phải là chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng các hộ với nhau, cũng không phải là chênh lệch giữa cán bộ và nhân dân, mà chính là sự chênh lệch giàu nghèo giữa cán bộ với cán bộ trong đảng. Ở Việt Nam hiện nay không phải chỉ có 1 hệ thống tham nhũng mà có nhiều hệ thống lợi dụng quyền thế làm giàu phi pháp. Mỗi cán bộ tham nhũng đều có ô dù ở cấp lãnh đạo cao nhất của đảng che chở. Phạt tên này thì phải phạt tên kia. Cạnh tranh kinh tế trong cơ chế thị trường đã khó, sự cạnh tranh làm giàu trong đảng lại còn gay gắt hơn nữa. Cho đến nay, tập đoàn lãnh đạo còn có thể thỏa hiệp với nhau để "be bờ". Nhưng liệu được bao lâu ? Chắc chắn sẽ có ngày mâu thuẫn trong đảng sẽ bùng nổ. Lúc đó người dân, "nhân trong đảng có loạn", sẽ đứng lên giành lại quyền sống, quyền làm người và quyền làm chủ đất nước. Lúc đó thì sự bất ổn sẽ không cứu vãn được nữa. Liệu những quyết định của Hội Nghị Trung Ương 9 này có "đẩy lùi được nguy cơ bất ổn" không ?
Kết Luận.
Nhìn lại lịch sử cộng sản thế giới, người ta thấy rõ ràng cộng sản xây dựng chính quyền và cai trị bằng độc tài bạo lực. Ðối với họ không có "nhân nghĩa", không có "luân lý", không có "lương tâm". Họ duy trì ổn định xã hội để bảo vệ chính quyền chứ không vì lợi ích của nhân dân, tuy ngoài miệng họ nói là "do dân, vì dân", vv... Họ lợi dụng hai chữ nhân dân để áp dụng chuyên chính : tù đày, bắn giết... Họ có thể hy sinh hàng triệu sinh mạng để thực hiện tham vọng bành trướng chủ thuyết trong những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Họ nhẫn tâm để dân đói nghèo hàng mấy chục năm với chủ thuyết kinh tế tập trung, tập thể. Dân đói thì phải nghe theo họ vì họ nắm lương thực, thực phẩm và tư liệu sản xuất. Hiện nay trong nước, có người đang bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sưu tầm lại những sổ lương thực và tem phiếu và những dụng cụ sản xuất của cái thời mà nay họ gọi là "bao cấp". Ðài truyền hình của họ ca tụng rằng đó là những di vật của một thời "gần gũi với đời sống bà con ta". Bao cấp do ai chủ trương ? Bao cấp cũng là cộng sản chủ trương, lấy ra từ mớ lý luận điên khùng của Karl Marx, Lênin. Ðấy phải gọi là cái thời khốn nạn do những tên khốn nạn mang vào nước ta. Sự ổn định mà Hà Nội đang lo gìn giữ là một sự ổn định bấp bênh. Cũng như phát triển kinh tế được Hà Nội đánh giá là không bền vững, sự ổn định này cũng không bền vững. Bây giờ chỉnh đốn đảng, bắt đảng viên học tập đạo đức là những điều đã không còn trong tâm thức của họ nữa. Phỏng còn giữ ổn định được bao lâu ? Cầu mong có ngày dân ta giành lại được dân chủ thực sự, trong đó dân quyền, nhân quyền và công bằng xã hội được tôn trọng để canh tân và phát triển bền vững đất nước Việt Nam thân yêu.
Trần Ðức Tường
-- Con cua cu Ho - Nong Duc Manh (Con_cua_cu_Ho@hn.vnn.vn), February 18, 2004.
Cung chi'nh vi không co' Nhân Nghia nên chang thê Yên Dân mà cung chi'nh vi không co' Yên Dân nên mình cung vân không Yên; Không Yên không co' nghia là chui càn, no'i tuc, hô` dô`, da' ca' lan dua...Ôi 2 chu DAI-NGHIA chang le lai giao cho d'am nguoi này sao ?
Thôi vê di, vê di ông Nguoi Già Cao Niên ôi...vê "nursing house" bac ghê' "gai ha'ng da'i lan tan" còn suong hon ông à.
Tiê'c thay môt da'm Mù, Diê'c...lai thêm Diên nua nhung vân luôn tu nhân là nguoi Cuô'c-Ra.
-- nguoicaoniên (xuanhutraidâ't@yahoo.com), February 18, 2004.
Nè "anh bạn gìa" NCN. Anh đừng có hù tôi nha, kh có anh tôi như Bá Nha mất Tử Kỳ. Gặp chút xíu khó khăn thế mà ông đã thối chí gát bút nghiên vui tìm thú điền viên rồi sao !?. Ông có dồng ý với tôi là sống ở trong gia đình có mấy người cha me anh em thế mà nói còn kh ai nghe, huống hồ ở đây nói cho vạn người nghe.Có 1 điều là...NÓI LỜI THẬT , THÌ CÁI CỦ CẢI NÓ CỦNG NGHE.
-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), February 18, 2004.
Hay chi no'i nhung loi PHAI , nhung loi TRUNG THUC, nhung diêù NHAN NGHIA, nhung loi NGHIEM CHINH nguoi ta se nghe ông; Chui nguoi kha'c nguoi kha'c chui lai mình - But o trên Toà thì làm sao gà no' tu nhiên nhay lên mô ? Chi môt thi'-du nho nho là tôi, môt ke già i't hoc, kém tài thiê'u duc moi vào ca'i Forum là ông da bao tôi "vê Nursingh House gai da'i lan tan" nhu ông Huong già ngày truoc rôì, thu hoi nê'u tôi cung tu'c chi' (chi' nho thôi vi o bên mâ'y ca'i xu la quê nguoi này kho' co' hân hanh duoc mâ'y con chi' lon )tôi cung chui ông thê' là môt vòng luân quân phai không thua ông , No'i thuc ra tôi cung kha' bân biu voi miê'ng com manh a'o, dâ'y thân già o bên này dâu co' yên nhu ngày truoc voi môt Huong Xua thuo nào nên nhung khi ranh rôi lai "...còn môt ka'i rì dê nho dê thuong" ông à nên "trâu tâ`m nguu, ma tìm ngua" dê hân hanh lot vào " mê hô`n trân" này . Thôi thôi, tôi xin nhuong ông, nhuong ca'c ông, cu tu nhiên chui rua nhau, da'nh nhau, giê't nhau, a'm sa't nhau...nê'u ca'c ông , tre hoac già, truoc 30/4/75 sau 30/4/75 co' cân tài-cha'nh dê sam sua su'ng ô'ng, dan duoc cu ba'o cho tôi tôi se xin goi qua dê gi'p ca'c ông thanh-toa'n nhau,càng giê't nhau càng nhiêù tôi lai càng thâ'y thi'ch ông à.
-- nguoicaoniên (xuanhutraidât@yahoo.com), February 18, 2004.
TAI LIEU XIN MOI CAC BANG HUU THAM KHAO Response to Xin mời mọi người và o thảo luận! Trong 1 tòa án xử 1 vụ kiện...2 anh luật sư cua bên nguyên và bị cáo đều dậm chân, đập bàn, ngiếng răng, trợn mắt như muốn ăn tươi nuốt sống lẩn nhau. Người nào củng muốn đem lại phần thắng chính ngĩa về cho thân chủ của mình. Nhưng sau khi rời khỏi tòa án vào Canteen thì 2 anh luật sư cụng ly với nhau, chuyện trò tâm đầu ý hợp như 2 bạn thân. Ơ trong FORUM này tôi thành thật củng muốn thế !!!1/- Anh Communist và SmartBoy:
Các anh đừng tưởng tôi căm ghét mấy anh thậm tệ. Kh có chuyện này, mặc dù chúng ta có đôi lần..."như chó với mèo". Trong FORUM này , nói ve phía bênh vực CS , 2 anh là người có trình độ nhất. Nếu kh có 2 anh thì có lẻ tôi đã bỏ cái FORUM này từ lâu rồi. Nhiều lúc tôi nghi, nêu có dịp gặp anh ở VN, nếu thuận tiện và nếu mấy anh thích, toi dám mời mấy anh cùng tôi đi uống cafe lắm a. Chúng ta có thể cùng nhau bên tách cafe Trung Nguyên nóng hổi, nhìn từng giọt cafe fin rơi tí tach. Ôi ! Những giọt cafe ..."đen như địa ngục và nóng hổi như tình yêu!". Chúng ta sẽ kh bàn về chính trị, chính em mà chỉ là nhưng mẩu chuyện đời thường, để được nghe tâm tư tình cảm của từng người, và để rồi...sau khi chia tay nhau chúng ta lai gầm rú, tranh thua tranh thắng tưng lời , từng chử. Ðời người là thế, thắng thiên hạ thì dể, nhưng có thắng dược...CHÍNH TA.
2/- Cùng em bé Bí Thư Ðòan và Maggie Phương Trinh cùng "phe ta " Thuy Vy:
"Ðời có bao lâu mà hửng hờ, hở em!". Thèm quá rồi những buổi trưa hè VN, bên tách cafe fin đá, ở 1 quán cóc ven đường, cùng các cô em gái ca bài ..."nắng len qua hàng cây, gío miên mang buồn lả lơi đàn bướm". Cùng nhau ra quán ngồi im lặng ben nhau, nghe nhung giot cafe rơi tí tắc, im lặng bên nhau nhin nguoi nguoi, ngua xe nguoc xuoi, nhung giây phút im lặng da noi voi nhau biet bao nhieu dieu khong the thieu. Buổi sáng cây cỏ còn lấp lánh suơng mai, im lặng di bên nhau dưới hàng thông, tự bao năm reo mãi nhung diệu nhạc vi vu buồn bã bên mặt nước câm nín chứa dựng bao nhiêu nổi niềm...
Buổi trưa trời cao thăm thẳm, nắng duổi nhau theo gió trên thảm cỏ, cỏ cây lắng nghe buớc chân nhẹ nhàng lúc xa lúc gần của hai kẻ quên doi, chiều có mưa bụi giang ngang qua thành phố, quán cafe vắng, hương cafe thơm lừng, vẩn chỉ hai người khách quen ngồi dó, im lặng bên nhau. Có gì quan trong dâu, không...không có gì cả. Có nhau là diều dáng nói. Phải kh em !?
Anh chống cộng chẳng ôm giấc mộng công hầu khanh tướng, đời người chỉ như giấc mộng Sơn Khê, giấc mộng Son Khê..."1 anh học trò ngèo lên đường ứng thí, bụng đói, miệng khát, giửa buổi trưa hè gap túp lều tranh ven dốc núi, ghé vào xin bát cơm, ngụm nước. Gặp bà lảo bảo đợi dể bà nấu cơm. Anh hoc trò nghèo ngủ thiếp trong mệt mỏi, anh mo rằng...anh đậu trạng nguyên, nhà vua gả con gái cho và thế là công thành danh toai. Nưóc nhà co giặc, trang nguyên Phò Mả vâng lệnh vua đi dẹp giặc. Khi ra trận tiền, tên cướp vung đao lên, ánh đao lóe lên, đầu Phò Mả rơi rụng dưới chân ngựa. Anh học trò ngèo chợt bừng tỉnh cơn mê, nhìn lại...NỒI CƠM VẨN CHƯA CHÍN !!
3/- Người Cao Niên: Tôi rất thích cái tiếng "anh bạn gìa" của NCN. Cam ơn. Mặc dù số tuổi của tôi chỉ bằng 1/2 tuôi ông. Tôi muốn có sự công bằng trong tranh luân nên kh câu nệ tuôi tác. Xin NCN thong cảm! Và củng xin ong cât giùm cái tiếng "Ngài", nghe nó....Ông là người Bắc thường hay gọi nhưng người nhỏ hơn bằng "anh". Nếu có thể gọi tôi bằng "anh".
Ông nhắc đến Ngày Xưa Hoàng Thị và có quen biết tác giả bài thơ NXHT. Cho tôi xin hỏi TG bài thơ đó có phải là Phạm Thiên Thư, một Hoa Thượng đức cao vọng trọng, cả đời công hiến cho Phật. Một Hòa Thưong như thế mà có thể viết ra nhưng vần thơ tình tuyệt tác. Bái phuc !
Sơ dỉ tôi có thú ngồi quán cafe củng chỉ vì Ngay Xua Hoang Thi..."Em tan trường về, đường xưa nho nhỏ...anh theo Ngọ về...". Nhìn những tà áo dài thước tha trong gió trong giờ tan truong của 1 trường trung học nào đó, thật là thơ mộng. Ðẹp vô tả !
NCN có hồn thơ lai láng như thế tôi đề nghị nếu tháng 5 này có về VN thì nên đi Ha Nội, HN đẹp nên thơ, mùa thu HN đẹp rất thơ, mùa xuân HN có cái đẹp của 1 cô gái đang xuân thì...mùa xuân HN có Hoa Sửa đường Phan Ðình Phùng, thơm lùng và trắng xóa cả 1 góc trời, trắng xóa cả lòng người, trắng cả lòng tôi...
Toi chông CS và muốn lật dổ chế dộ CS chỉ mong 1 diều duy nhất mổi năm ít nhất 1 lần tôi sẽ du lịch VN. Du lịch VN là góp phần xây dựng quê hương. Duợc yên tỉnh ngồi uống cafe kh bị làm phiền bởi đám trẻ em ăn xin, bán vé số. Lẻ ra nhửng đứa trẻ này phải được đi học. xả hội được công bằng 1 chút. Niềm mong ước của tôi đâu có gì la to lớn. Phải kh quí vị.
-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), February 18, 2004.
--------------------------------------------------------------------- -----------
Response to Xin mời mọi người và o thảo luận! Chào anh ban tre ( chang biê’t co’ phai còn tre hay không nua ? ) KSBH Lâ`n này tôi duoc doc thu anh viê’t thât dê thuong, do’ nê’u cu nhu thê’ , moi nguoi cu nhu thê’, thì tôi da chang phai gân cô già này lên dê kêu goi : DUNG NGHE LOI THANG TRANG ( White ) ,CUNG DUNG NGHE LOI THANG DO ( Red ) MA HAY THUONG YEU LÂN NHAU hoac là VIETNAM MINH CHAU TROI DONG……hoac là chu-nghia NUOC MAM…(nhung chu-nghia tôi no’i co’ thât anh ban tre à ) Tôi cung lai mong uoc moi anh em kha’c ( tôi không xu dung nhung tu nhu VNCH hay XHCN tu nay nua ) cung không nên tiê’p tuc si ba’ng nhau qua nhung hình anh, nhung « bang chung » nhung « chi-tiê’t » lung cung, lâm câm, rac rô’i , nhuc dâù, dau tim, dau gan…cu ri’ch cua ….môt thoi gio’ bui « Cuô’n theo chiêù gio’ cua nhà van Victor Fleming voi ca’c tài-tu nôi tiê’ng cua Hollywood : Clark Gable - Vivien Leigh - Olivia de Havilland - Leslie Howard - Thomas Mitchell » thât gâ`n cua 30 nam vê truoc và cung cua nhung nam khoi’ lua chiê’n-tranh thoi Pha’p thuôc voi nhung … « Nho khi anh không vê , thì thuong nguoi vo cho bé bong chiêù quê « dê rôi sau do’ « nhung không chê’t nguoi trai noi chiê’n- tuyê’n, mà chê’t nguoi em ga’i nho hâu-phuong…. » Dung, dung nên nhac nho lai nhung chuyên dau thuong do’, hay no’i voi nhau bang 2 chu VIETNAM, thât gân gui, thât thân thuong , kho’ thê quên, không thê quên voi nhung thao thuc nhung ky niêm nho nho mà ca’c ban cung nhu tôi…tâ’t ca, dêù da co’, dêù dang còn â’p u trong tiêm thuc…dê rôi trong giâ’c ngu : Thoa’ng hiên em vê trong da’y cô’c, No’i cuoi nhu môt chuyên liêu-trai hay… hoac « hôm nay troi xuân bao tuoi tham, dung buoc phiêu-luu vê tham nhà…và cô bé lang giêng ngày nào…Ca’c ban cung nhu tôi, han vân còn nghe thoang thoa’ng nhung câu … cua môt Doàn-Chuân voi mùa Thu tan ta’c, mùa Thu HàNôi 36 phô’ phuong , lai cam on anh ban tre KSBH, vâng HàNôi cua tôi khi tôi moi cung chi duoc 10,11 tuôi…ngày ngày cap sa’ch dên truong, dôi chân chim bé nho… nhung con duong lai không xa nhu hiên tai…doc theo bo hô Guom , môt huyên- thoai mà nguoi VietNam không thê quên , tôi di duoi nhung hàng cây sâ’u…ôi tra’i sâ’u…tôi di duoi nhung hàng cây Lan…chao ôi nhung bông Lan trang, ngat ngào, thoa’ng nhe…dê tu do’dên nay cho dù tôi co’ bi « lac ngàn phuong » nhung vân « thoa’ng thây em môt chiêù chom thu, da’ng yêu kiêù cua ngày da qua, thuot tha bên bo liêu thua… », và dôi lu’c tôi cung câ’t loi ha’t nho nho chi dê môt mình tôi nghe … « mat hô guom vân long lanh êm dêm….ôi thang-long, ngàn xua ... » hoac mo chiê’c CD dê nghe môt « Em oi HàNôi phô’ cua ông Phan Vu ; Nhung buôi chiêù trô’n hoc cùng ban ra tam sông Hô`ng nhìn vê xa xa bên làng Nhan…nhung bo’ng tre…chi quê huong tôi, VietNam moi co’ nhung làng xo’m voi bo’ng tre bao quanh…tôi da tu hua tha’ng 5 này khi tro vê ViêtNam tôi se phai dê’n tham ông Phan Vu nhung….Thôi, tôi lai lâm câm, lai nho vê môt thoi… « thanh-bình nhu bo’ng tre don so, nay doi tan chê’t trong hu-vô, oa’n thù dâ`y mô`châ’t chô`ng, ma’u xuong toi boi nhiêù mùa Thu …. » vân lai nhung mùa Thu, sao cu bat mùa Thu phai là tan ta’c, phai là chiên-chinh, phai « thuo troi dât nôi con gio’ bui…dê kha’ch ma’ hông nhiêù nôi truân chuyên… Dung dê tiê’p tuc « ma’u xuong toi boi nhiêù mùa Thu » nua ca’c ban à ( tôi se xu dung hai chu Bang Huu – cung râ’t co’ thê trên duong di chu’ng ta se là « chiê’n-huu » ). Thua ca’c bang-huu , Tai sao không thê nghi, không thê no’i duoc nhung câu thât dep cua ban nhu anh ban tre KSBH khi chân tình viê’t goi dê’n ca’c ban Communist , SmartBoy và ca’c cô « Bí Thư Ðòan , Maggie Phương Trinh và cô Hoàng Thuy Vy : bên ly ( cô’c ) cà-phê nho nho, truyên trò tâm- su vê cuôc Doi, vê Minh, vê Nguoi dê thây duoc Mình Yêu Mình, Yêu Nguoi nguoi VietNam, Yêu nuo’c VietNam dê lai thâ’y…hai chu Phù-Vân voi…Ai Công-Hâù, Ai Khanh-Tuong… Thê’-Chiê’n- Quô’c, Thê’ Xuân Thu … Vâng, ke thù ta không phai là Nguoi, No’ nam dây nam ngay o chi’nh ta…Thang ke dich da kho’ nhung vân co’ thê thang duoc, Thang Ta qua thât muôn van nguoi kho’ co’… Hay Tu-Thang dê co’ thê …làm duoc môt diêù gì do’ .
Chi cân khi ca’c ban « ngôi lai voi nhau » tôi qua quyê’t do’ cung là thoi diêm mà nhung ke « phan dân hai nuoc, nguy XHCN » tai ViêtNam hiên nay bat buôc phai run so dê tu-huy diêt hoac bi huy- diêt – Do’, ca’ch-mang cho VietNam bat dâù tu do’ – Tôi không no’i thêm ra mong moi nguoi hiêu – Diêù này cuc ky` quan-trong và voi chi diêù này chu’ng ta co’ duoc DAI NGHIA.
Tôi cung chi co’ chung môt uoc mo nhu ca’c bang-huu : VIETNAM MINH CHAU TROI DONG ; Tôi cung không môt chu’t hâu-y’, hoac tham-vong dê làm ca’i này, làm trò kha’c… mà chi mong « Thu an Mang Tru’c, Hè an Gia’ – Xuân tam hô`Sen, Ha ta’m ao » . Hay « ngôi lai voi nhau » - Tam nga dô`ng hành…thê’ nào cung co’ Su ( không phai ông su dâù tròn Pham-Thiên-Thu dâu ban KSBH oi , ông â’y hiê`n, mà tu thât chu không phai nhu Tiêu-Son Tra’ng Si dâu cho dù ông â’y khi còn ngoài doi cung co’ theo cô Hoàng Thi…-lai chang phai cô VyVy dâu nhé ! – Cung tôi-nghiêp cho ông su PTT vì ông bat dâù hoi lân rôi anh ban tre KSBH à – tin tôi vua nhân duoc tu môt sô’ anh em tai Sàigòn cho biê’t ) ; A, no’i nho voi bang-huu KSBH – hai chu kha’c , do’ là : Giâ’c Nam Kha – hay giâ’c mông Kê vàng – truyên mà ông anh cua ông Pham Duy da viê’t , ông này thât là super – làm dai-su mà chi di xe dap thôi, oai chua ?
Danh co’ Chi’nh thì Ngôn moi Thuân, Thuân lòng Nguoi là Thuân Lòng Troi Tôi thây hai chu CS không nên xu dung nua mà chi co’ « bè lu phan dân hai nuoc, nguy CSCH » da là qua’ du ban KSBH à ; Voi nhung chu tôi vua viê’t ra dây, nhâ’t dinh tuong lai không xa nhung dua tre da’ng thuong mà ban da nhìn thâ’y se cung chi là nhung hình anh dau thuong cua qua’ khu’.
Di Dôc Tri Dôc – Doàn-Kê’t se co’ thuôc dê Tri duoc Dôc Hiên nhiên môt thân già nua, di mâ’y cây sô’ da thâ’y mêt chi co’ kha nang theo sau ca’c bang-huu dê hy vong duoc tham gia viê’t môt trang su moi, trang su thât dep cho dâ’t nuoc, dân-tôc ViêtNam.
VIETNAM MINH CHAU TROI DONG VIETNAM NUOC THIENG TIEN RONG
Thân chào ca’c bang huu TB : Tôi da dê’m sô’ luong bang-huu trong Forum này…gân du 108 .
-- nguoicaoniên (xuanhutraidât@yahoo.com), February 18, 2004.
-- nguoicaoniên (xuanhutraidât@yahoo.com), February 18, 2004.
LIẾM GIÀY ĐẾ QUỐC
Liếm giày đế quốc lũ cộng ngu
Tàu Nga chưa đã vẫn còn mù
Bây giờ theo Mỹ hè nhau bú
Giành nhau bốc hốt chổng cả khu
Cộng nô chủ nghĩa vẫn cứ đu
Nhìn qua ngó lại chỉ thấy thù
Xã hội SIDA kiêm lậu mủ
Cả nước ăn mày khất từng xu
Đảng viên cán bộ mỏ cứ chu
Cắn khoét nhân dân như chuột chù
Hầu bao tham nhũng vơ một lũ
Vô sản chó gì xạo bỏ bu
Đỉnh cao trí tuệ đám vũ phu
Ngu si dốt nát hóa lù đu`
Học hành dăm chữ nên thành lú
Ngồi trên hí hửng một lũ ngu ..
Tập Thơ Bác & Đảng.
-- Ng-V-Nam (tosu_cs@yahoo.com), February 19, 2004.