Một bài viết tổng kết năm 2003 dành cho người trong nước!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VIỆT NAM : NĂM MỚI NÓI CHUYỆN CŨ

Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn.- Việt Nam bước qua năm 2004 có nhiều chuyện để bàn và chuyện nào cũng có vấn đề tồn đọng năm trước qua năm sau không sao dứt điểm được.

Vấn đề lớn nhất là Tham nhũng. Nhà nước đă nói nhiều đến các biện pháp ngăn chặn, trừng phạt nhưng ngay cả Bộ Chính trị và Ủy Ban Trung ương Đảng cũng không làm nổi nên đành thả trôi. Mọi người cứ tưởng Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng đă có thể cạo triệt tiêu tệ nạn này khi tuyên bố , lúc mới lên, sẽ kiên quyết bài trừ tận gốc, bất cứ ở đâu và bất kỳ ở cấp bậc nào trong Đảng.

Nhưng nay Mạnh đă đưa đảng đi được quá nửa chặng đường của nhiệm kỳ 5 năm (4-2001 - 4-2005) mà căn bệnh Tham nhũng, từng được Đỗ Mười " Tổng Bí thư khóa VII " gọi là "quốc nạn" vẫn chưa thuyên giảm mà c̣n nguy kịch hơn, lan rộng và ăn sâu hơn vào xương tủy đảng viên, cán bộ.

Không ai biết được số cán bộ tham nhũng nhưng hầu như ở cơ quan nào, ngành nào từ Trung ương xuống địa phương cũng có tham nhũng. Cũng như không có thống kê bao nhiều tiền của mồ hôi nước mắt của nhân dân đă bị xà xẻo. Người ta chỉ biết một cách công khai Nhà nước nh́n nhận đă có 11.000 tỷ đồng của các chương tŕnh Đầu tư Xây dựng cơ sở bằng ngân sách Nhà nước đă "không cánh mà bay" trong 10 tháng năm 2003, từ tháng giêng đến tháng mười.

Điều tra trong nước cũng nh́n nhận chỉ có chừng 30 phần trăm của kế hoạch được hoàn tất, nhưng có bảo đảm bền vững lâu dài hay không th́ chưa ai dám cam kết.

Chuyện cán bộ không tham nhũng không xẩy ra một năm nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề thất thoát ngân sách đă được phơi bầy ra trước Quốc hội để đáp lại yêu cầu bức xúc của cư tri.

Báo cáo trước Quốc hội tháng 11-2003, Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội trưng bằng cớ số tiền nợ : 57 tỉnh, thành phố nợ 7.500 tỷ. Phần c̣n lại 3.500 tỷ thuộc về các bộ, ngành trung ương, trong đó ba Bộ Giao thông Vân tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy Lợi là những con nợ lớn nhất ! Cộng lại sẽ ra con số 11.000 tỷ đồng nhưng Nhà nước lại không coi số tiền này đă mất tiêu mà chỉ xem đó là số nợ "tồn đọng" với hy vọng được trả lại. Đây là một hy vọng hăo huyền v́ những cơ quan tiêu tiền sẽ t́m đâu ra tiền để trả nợ ?

Nhưng năm 2002 cán bộ đă ăn bẩn mất bao nhiêu tỷ đồng ? Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng thường trực (chỉ đứng sau Phan Văn Khải) tiết lộ: " Năm 2002, nước ta thực hiện trên 187.000 tỷ đồng xây dựng cơ bản (XDCB). Thế nhưng, đau ḷng là thanh tra ở đâu, ở cấp nào cũng đều có thất thoát ở đó."

Có bao nhiêu ngàn tỷ đồng trong số tiền này đă "thất thoát" hay đă bị ăn cắp ? Dũng không nói, nhưng tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, trong một bài viết hôm 20-2-2203, đă cho thấy chuyện "làm ít ăn cắp th́ nhiều" đă trở thành một bệnh dịch: "Thất thoát trong xây dựng cơ bản đă trở thành một thứ vấn nạn. Ngoài nguyên do ở ḷng tham của con người, những lỗ hổng của cơ chế, chính sách phần nào đă tạo điều kiện cho con sâu "tham nhũng" trong XDCB có đất sống....Một trong những điều bức xúc nhất từ các văn bản cũ kỹ này chính là sự phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm trong việc quyết định các dự án đầu tư chưa rơ ràng và hợp lư, dẫn đến nảy sinh hàng loạt hiện tượng tiêu cực trong XDCB như "áo gấm đi đêm", "thư tay,phong bao", "quưt làm cam chịu", đầu tư ồ ạt theo phong trào và quyết định đầu tư sai..."

Đây là cách tham nhũng mới ở Việt Nam. Một h́nh thức tham nhũng hợp pháp, không trực tiếp ép buộc dân đưa tiền sống lén lút nhưng dễ dàng hơn và khôn khéo hơn v́ ai trong cơ quan cũng được chia phần nên không điều tra được. Sổ sách đâu đó và nơi nào cũng có lời giải tŕnh hợp lư và hợp pháp !

Khó khăn đến nỗi Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cũng không t́m ra. Anh coi những số tiền thất thoát là do những "thế lực ngầm" có vai có vế trong Đảng lấy đi và bao che cho nhau tron các cơ quan Nhà nước.

Anh nói với báo chí: "Đúng là hiện nay có thế lực ngầm, đường dây ngầm để chạy dự án, chạy chức, chạy tội. Đường dây này tồn tại lâu rồi, có điều là làm chưa ra được thôi nhưng có khi nó nằm ngay trong bộ máy nhà nước. Theo tôi nó vẫn tồn tại. Có những dự án này, dự án kia ngoài kế hoạch mà ngoài quy hoạch đều thế, nhưng rơ ràng là có. Có những dự án chả có yêu cầu nhưng vẫn thấy chạy được."

Vậy làm thế nào để có thể phát hiện ra "thế lực ngầm" này ? Anh trả lời:"Tất nhiên phải tập trung, có điều làm chừng nào nó ra. Nói cho dễ hiểu th́ bây giờ ḿnh thừa nhận có tham nhũng, có tiêu cực, có chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy công tŕnh, chạy dự án, nhưng rơ ràng nó phải chạy tới những người có chức, có quyền , không lẽ lại chạy tới dân. Ở huyện nó phải có người trên tỉnh, ở tỉnh nó phải có người trên trung ương, phải có người thầy dùi mới ra được cái này. Điều đó chắc chắn là có, có điều ḿnh chưa làm ra được." (Báo Lao Động, 11-11-2003)

La ïnhỉ. "Tệ nạn" này đă sống thoải mái được 17 năm rồi, từ thời có nền "Kinh tế thị trường định hướng Xă hội Chủ nghĩa" chứ đâu có mới mẻ ǵ mà Nhà nước không hay ?

Hay là "Thế lực ngầm" lại chính là những kẻ đang lănh đạo cuộc truy lùng tham nhũng nằm ngay trong Bộ Chính trị, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng và guồng máy Nhà nước?

KINH TẾ VÀ NGƯỜI DÂN

Trong khi Nhà nước c̣n loay hoay với Tham nhũng th́ kinh tế lại phát triển ngoài sự trông đợi của Đảng, căn cứ theo những báo cáo cuối năm. Nhịp độ phát triển năm 2003 tăng 7,24%, chưa đạt tới mức 7,5% như kế hoạch dự kiến nhưng chỉ đứng thứ nh́ sau Trung Hoa. Việt Nam dư trù mức phát triển năm 2004 sẽ phải đạt 8%.

Nhưng tại sao dân ta lại cứ măi nghèo nào ở mức 40 trong số các nước trên thế giới. Lợi tức đầu người của Việt Nam khoảng 400 Mỹ kim, trong khi người dân Thái Lan được từ 5,000 đến 8,000 Mỹ kim ?

Và trong khi Việt Nam đứng hàng thứ nh́, sau Thái Lan, xuất cảng gạo dự trù tới 3,5 triệu tấn năm 2004 th́ một số đông dân cư ở vùng xa, vùng sâu, dọc theo bờ biển miền Trung và hải đảo lại đói meo bụng. Có nơi thiếu ăn đến 60% dân số nên tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc ghi ở mức ngót 30%. Việt Nam nh́n nhận chỉ có chừng 11% dân đói nghèo, v́ tiêu chuẩn của Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc.

Theo một báo cáo của World Bank (WB), sự chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam mỗi ngày một lên cao. Nghiên cứu của WB dựa vào mức chi tiêu của hai lớp này để phẩm định về sự chênh lệch, theo đó sự khác biệt giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất đă tăng từ 4,97 lần năm 1993 lên 6,03 lần năm 2002. Nhưng thực tế, số này là 8,84 lần, sau khi đă điều chỉnh.

Báo Tuổi Trẻ ở Sài G̣n trích báo cáo của WB cho biết đến năm 2010 Việt Nam vẫn c̣n 21% dân nghèo và khoảng 37% rong số này ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Nghiên cứu của WB cũng cho biết khoảng từ 5 đến 10 % dân Việt Nam luôn luôn bị đe dọa rơi vào ṿng đói nghèo.

Bằng chứng tại 5 Huyện miền núi tỉnh Quảng Ngăi vẫn c̣n tới 50% số gia đ́nh thuộc diện đói nghèo. Trong chuyến thăm tỉnh này cuối tháng 11-2003, Trần Đức Lương (Chủ tịch Nước) đă lưu ư các cấp cán bộ địa phương rằng: "Xóa đói giảm nghèo là công tác cách mạng, công tác xă hội, tỉnh cần vận động quần chúng nhân dân tạo thành phong trào xóa nhà tranh rách nát." (Thông tấn xă Việt Nam, TTXVN)

Vấn đề là lấy tiền đâu để làm, v́ đây không phải là chuyện riêng của Quảng Ngăi mà của cả nhiều vùng ven biển miền Trung cũng đă chịu cảnh đói nghèo triền miên trong nhiều năm mà có ai cứu họ đâu ?

Báo Đầu Tư, ngày 1-12-2003 viết: " Hiện nay vẫn c̣n không ít người dân sống trong cảnh đói nghèo, trong đó có người dân ở những vùng băi ngang ven biển, hải đảo miền Trung, nơi hiện có 8 triệu người sinh sống."

Nguyên nhân chính của t́nh trạng này là do đa số làm nghề đánh cá, hải sản có nhiều rủi ro v́ thời tiết, dụng cụ thô sơ và địa phương không có những điều kiện để chiêu gọi đầu tư.

Bài báo viết tiếp: " Do không có điều kiện đầu tư, thu nhập bấp bênh, nên đời sống của phần đông người dân các vùng này vẫn luẩn quẩn trong đói nghèo. Hiện có khoảng 30 - 40% số xă ở các vùng ven biển thuộc miền Trung có ngư dân không đủ tiền mua lương thực vào thời điểm giao mùa hoặc khi tạm ngừng việc đánh bắt..."

Trong khi đó, một bữa nhậu của cán bộ ở các thành phố không dưới 100 Mỹ kim và hầu như ngày nào cũng kéo nhau đi nhậu, sau giờ tan sở !

T́nh trạng thất nghiệp cũng lên cao đồng bộ với đói nghèo. Theo báo cáo của Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy bán các vấn đề xă hội của Quốc hội th́:"Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nhóm lao động trẻ gấp 2 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Ngoài ra, vấn đề việc làm của những đối tượng thiệt ḥi như người tàn tật, người nhiễm HIV-AIDS, người cao tuổi cũng đang gặp nhiều khó khăn.." (VietNamNet, 24-10-2003)

Một trong những nguyên nhân gây thất nghiệp nhiều ở Nông thôn, theo Bà Thu, v́ Nhà nước chưa có chính sách để "thu hút chất xám" về Nông thôn làm việc giúp dân.

Bà Thu nói: " Đối với khu vực nông thôn, do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện nay số người bước vào tuổi lao động là khá lớn, khoảng 1,2 - 1,3 triệu người. Bên cạnh đó, c̣n số lao động đang thất nghiệp dồn lại hàng năm, cộng với số lao động mất việc làm do sắp xếp lại biên chế (do t́nh trạng nhiều người ít việc tại các công sở), tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội phục viên...đă làm tăng thêm số lao động không có việc làm. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ hiện đại nên nhu cầu sử dụng lao động cũng giảm đi..."

Tuy nhiên Bà Thu không cho biết số người thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu. Và cũng không ai biết trong số 75% học sinh Trung học thi trượt Đại học có bao nhiêu ngươi đă t́m được việc làm.

AIDS - MẠI DÂM

Nhưng ai cũng thấy đói nghèo ở Việt Nam đă là nguyên nhân sinh ra nhiều tệ nạn trong xă hội, trong có nghiện hút ma túy, thuốc phiện, mại dâm, nhiễm HIV-AIDS.

Theo các thống kê trong nước số người nghiện trẻ, có nơi mới 10 tuổi, đang tăng cao ở mức báo động và số thiếu nữ làm nghề mại dâm dưới 15 tuổi cũng được ước tính từ 20 đến 40% số người làm nghề này.

Hầu hết nghề mại dâm tập trung tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội, Sài G̣n, Đà Nẵng, Hải Pḥng, Vũng Tàu - Bà Rịa và nhiều thành phố ở ĐBSCL. Nhưng nghề này cũng phát triển mau chóng về miền quê, lên nhiều vùng giáp ranh với Tàu, Lào và Cao Miên.

Nhiều chuyên viên quốc tế ước định có khoảng từ 300.000 đến 600.000 người làm nghề mại dâm ở Việt Nam, nhưng nhà nước chỉ nh́n nhận có 43.000 người.

Số người mắc HIV-AIDS theo Bộ Y tế Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 75.000 người nhiễm HIV được xác nhận (có sổ sách) và gần 6500 người chết v́ AIDS kể từ tháng 12 năm 1990 khi trường hợp HIV đầu tiên được phát giác tạïi Sài G̣n.

Nhưng không ai biết chắc số người mắc bệnh chưa bị phát hiện trên cả nước bây giờ là bao nhiêu. Bộ Y tế Việt Nam xác nhận t́nh trạng HIV-AIDS có liên hệ mật thiết với ma túy và mại dâm.

Một báo cáo của Bộ Y tế cho biết: “Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chính ma túy tăng từ 9,4% năm 1996 lên tới 29,34% năm 2002, và trong nhóm gái mại dâm là từ 0,6% năm 1994 lên tới 6% năm 2002”.

Các chuyên viên y tế Việt Nam c̣n báo động:" HIV đă xuất hiện trong nông dân, học sinh - sinh viên, tân binh, thậm chí trong cả giới công chức. Đặc biệt đối tượng nhiễm HIV có xu hướng "trẻ hóa" ngày càng rơ rệt với 95% các trường hợp ở lứa tuổi từ 15 đến 49. Năm 2001 có tới 0,93% đối tượng là thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự phát hiện nhiễm HIV. Bên cạnh đó, đă phát hiện 373 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con trên toàn quốc. Đáng lo nghại là tỉ lệ nhiễm HIV ở trẻ vị thành niên nói chung đang tăng rất nhanh."

Đại diện Chương tŕnh Phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, ông Jordan Ryan đă cảnh giác Việt Nam rằng sự gia tăng chưa kềm hăm nổi của HIV-AIDS tại Việt Nam, mỗi tháng trung b́nh phát hiện thêm 1.300 người, đang đe dọa sự phát triển kinh tế trong tương lai.

Việt Nam chỉ ghi nhận được có trên 160 ngàn con nghiện, nhưng các viên chức Y tế quốc tế ước chừng có từ 200 ngàn đến 300 ngàn con nghiện, hầu hết ở lớp tuổi thanh niên và thiếu nữ đang sống rải rác ở trong nước. Các trung tâm cai nghiện của chính phủ không đem lại kết quả trộng đợi v́ có tới 80 đến 100 phần trăm người cai lại tái nghiện sau một thời gian ngắn xuất trại về với gia đ́nh. Hai trong những nguyên nhân v́ địa phương không có phương tiện giúp người cai nghiện hoàn lương và người trở về không t́m được việc làm.

Đó là những chuyện đau ḷng của năm 2003 ở Việt Nam. Chưa có dấu hiệu chúng sẽ biến đi trong năm 2004 và rất có thể c̣n kéo dài qua các năm kế tiếp, nếu đảng CSVN tiếp tục phát triển kinh tế để lấy tiền bỏ túi mà quên đi đời sống đói khổ của đa số trong 81 triệu người dân. -/-

Phạm Trần

(đầu 2004) Không biết các bạn việt nam trong nước nghĩ sao về bài viết này?

-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), January 13, 2004

Answers

Response to Một bĂ i viết tổng kết nĂ£m 2003 dĂ nh cho ngĂ½ời trong nĂ½ớc!

Hải Hà, Việt Nam

Những ngày cuối năm nầy, nói chuyện VN cũng là ôn cố tri tân, nếu nói VN không phát triển th́ cũng chưa trọn vẹn, ngược lại nói là phát triển th́ cũng không đúng, nói như Nguyễn Hưng Trường là hiện tại có một hai lon gạo để ăn là tốt rồi, nghe mà ngậm ngùi quá, công sức và mồ hôi đổ xuống đồng là bao nhiêu?

Cho dù tôi không mùi mẽ ǵ với vị lănh tụ Hồ, nhưng câu nói hay th́ cũng nên biết: "không sợ không đủ, chỉ sợ thiếu công bằng"hiện trạng VN là cái nỗi sợ của ông Hồ thành sự thật với đám hậu duệ của ông ta, và họ cũng thường luôn ca ngợi là làm theo tư tưởng HCM, chẳng lẽ cứ ăn khoai sắn như hồi 75, nhưng sau 30 năm cật lực có một vài lon gạo có phải là sự phát triển không th́ để khách quan nhận xét, ôn cố là ôn cái ǵ?

Ngày ấy ! chiến tranh vừa dứt, người dân lo lũ lượt về lại quê nhà, cày xới bom đạn nơi vườn xưa ruộng cũ, nhịn ăn để trả nợ chiến tranh cho nước ngoài, ai vay cho cuộc chiến th́ người dân không biết, vay bao nhiêu th́ cũng không biết, không có một khoản viện trợ nào cho ra viện trợ, người dân vẫn cúi xuống lo làm, nhưng 30 năm sau tri tân cái ǵ?

Riêng những người bị CS cho là phản bội tổ quốc đă gửi về trong nước 2,6 tỉ Dola, các thứ viện trợ, người dân có được 1,2 lon gạo, không đáng một phần nhỏ của sức lao động thực sự của chính họ, tiền của ấy đi đâu? Nói như Người Hà nội, là bức tranh xám xịt, là do PV BBC tô màu, cũng đúng với bạn, v́ hốt của cả nước tô vẽ cho một HN làm sao cái tầm nh́n thiếu phiến diện, phiến diện từ chóp bu chứ đâu xa, giá mà tới những miền quê xa xôi hơn một chút, bạn thấy rằng chiếc áo mới ngày xuân cho lũ trẻ là một vấn nạn thực sự cho nhiều bậc cha mẹ, nhiều gia đ́nh, thế th́ chuyện câm, đui, điếc cũng là hợp lẽ.

VN ta có câu cha chết không bằng hết ăn, c̣n thời gian đâu cho chuyện trà dư tửu hậu? Mạnh v́ gạo bạo v́ tiền, chỉ những kẻ nắm quyền và một số theo đóm ăn tàn ấy mà thôi, chúng ta nên vẽ một bức tranh thực tế cuộc sống để người xem tranh biết c̣n thiếu măng màu nào chỗ nào, rồi người ta tô giúp chỗ khiếm khuyết, không nên xấu che tốt khoe là kiểu đánh lận con đen xưa nay chúng ta vẫn làm, phải chăng cái bức tranh "vân cẩu vẽ người tang thương" ấy c̣n nhiều khuất tất?

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 13, 2004.


Moderation questions? read the FAQ