Người dân Việt đ̣i tự do

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

NGÔ NHÂN DỤNG

Người Việt Nam ở trong nước có quan tâm đến các quyền tự do dân chủ hay không?

Có nhiều người nhún vai nói là không. Họ căn cứ vào những chuyến về Việt Nam ăn tết hay đi du lịch vui chơi. Họ nói đă gặp rất nhiều người dân Việt Nam ở mọi thành phố, trên núi, băi biển, chẳng thấy ai nói ǵ đến ước mong được sống trong tự do dân chủ cả. Nhiều người khác suy nghĩ xa hơn, nói rằng mối quan tâm chính của dân Việt Nam bây giờ chỉ có ba món, thứ nhất là Tiền, thứ hai là Tiền và thứ ba cũng là Tiền! Ông lớn, bà nhỏ đều lo kiếm tiền. Thanh niên th́ lo kiếm việc. Các cậu ấm cô chiêu con cán bộ nhà mặt phố bố làm to hay con nhà tư bản đỏ th́ lo tiêu tiền, ăn chơi xa xỉ. V́ vậy, ergo, không ai có thời giờ nghĩ đến việc chính trị cả. Mọi việc mặc cho đảng Cộng Sản an bài!

Nếu đúng như các nhận xét trên th́ dân Việt Nam ngoan quá. Đảng bảo sao nghe vậy, giống như cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, dân Việt Nam thật là giống dân dễ dậy bảo!

Nhưng quư vị sẽ ngạc nhiên khi được nghe tiếng nói của những người Việt Nam không ngoan ngoăn, không dễ dạy chút nào cả, trong chương tŕnh Việt Nam Ngày Nay trên đài B.B.C. ngày Thứ Bảy tuần trước, 3 tháng Giêng năm 2004. Nhiều người ở Mỹ không được nghe chương tŕnh này chắc v́ không nghe tiếp vận, nhưng ai cũng có thể nghe trên mạng lưới toàn cầu bất cứ lúc nào, chỉ cần mở điểm lưới bbcvietnamse.com mục Việt Nam Ngày Nay ra, có thể nghe đi nghe lại cho thấm thía.

Khi nghe những thính giả đài BBC trả lời cuộc phỏng vấn của ông Phạm Khiêm trong chương tŕnh trên, chúng ta sẽ ngạc nhiên không ngờ ḿnh được nghe những câu trả lời như họ đă nói. Những câu trả lời cho thấy hai điều. Thứ nhất, các thính giả này có ư thức rơ ràng về nhu cầu sống tự do dân chủ của chính họ, của những người khác sống chung quanh họ, của cả xă hội như một tổng thể. Và thứ hai, những người đó không sợ; họ dám nói thẳng, nói một cách cương quyết, gay gắt về nhu cầu sống trong tự do dân chủ của mọi người dân trong nước.

Nhật báo Người Việt sẽ trích đăng một số đoạn trong các câu trả lời trên để quư vị thấy chứng cớ. Trước hết là các người trả lời của phỏng vấn của ông Phạm Khiêm không sợ hăi ǵ khi tŕnh bày về những cảnh nghèo khó của người dân. Họ nói thẳng rằng có nghe các quan chức nói kinh tế phát triển tốt lắm, nhưng họ nh́n chung quanh th́ không thấy. Có người nói thẳng là các ông quan to đă tưởng tượng hoặc chỉ đọc lại các bản báo cáo láo mà thôi! Ông Dương Thái ở Sài G̣n than rằng công việc làm ăn của ông đă bị rút nhỏ lại. Ông Trần Lành ở Sóc Trang lo con cái không biết trong tương lai sẽ đi về đâu. Cô Vương Trai ở Huế mô tả những khu nhà ổ chuột trong thành phố, cô nói 80 phần trăm dân chúng sống rất nghèo, rất khổ. Cô cho biết ngay trước chợ Đông Ba, đường Trân Hưng Đạo, trên bờ thành người ta sống "như những động vật". Có những trẻ em (quần áo, ḿnh mẩy) dơ dáy, không được đi học mà phải đi lượm rác sống, mỗi lần kiếm được một, hai ngàn đồng Việt Nam (mỗi đô la Mỹ ăn 16,000 đồng.)

Nhưng tại sao người dân Việt Nam sống khổ như vậy? Cô Vương Trai giải thích rằng các quan chức cộng sản không ngó tới đời sống của người dân, họ lánh xa. Những công tác b́nh thường mà một chính quyền phải cung cấp cho dân, ngay cả thời chính quyền thực dân Pháp cũng có, là y tế, giáo dục, vệ sinh, hiện nay chính quyền cộng sản không cung cấp cho những người dân sống trong ổ chuột ở thành phố Huế! Nhưng cũng có những biệt thự nhà cao cửa rộng, theo lời cô, là của "những người ngoài kia vào!" Bà Hồ Quyên ở Hàm Tân, B́nh Thuận, nhận xét chung quanh bà đời sống của người dân "mười năm vẫn như vậy!"

Chính bất công xă hội tạo nên cảnh nghèo khó; v́ khi nền kinh tế đứng yên một chỗ th́ nếu người này giàu quá người khác phải nghèo đi. Đó là h́nh ảnh mà cô Vương Trai dẫn tới khi so sánh cảnh nhà cao cửa rộng của các cán bộ "cách mạng, từ ngoài kia vào" với những em bé sống trên đống rác như các con vật.

Ông Trần Lành ở Sóc Trăng không những phải chịu bất công trong đời ḿnh mà c̣n lo cho đời con ông vẫn phải chịu cảnh đó. Ông nói chỉ mong các con ông ra nước ngoài sống, mà ông gọi chung các nước ngoài là BBC (thay v́ gọi tên Anh quốc!) C̣n cứ sống ở trong nước mà gia đ́nh "không quen biết" các cán bộ th́ không hy vọng ǵ cho con cháu cả!

Bất công xă hội đối với người làm ăn th́ thể hiện trong các nguồn tin tức bưng bít để tham nhũng. Những người như các ông Dương Thái và ông Phan Anh ở Sài G̣n khi trả lời đài BBC đều nói tới nhu cầu tự do thông tin. Ông Dương Thái làm ăn đang thua lỗ v́ ông không nhận được những tin tức về các quyết định của chính quyền, mà người khác th́ lại nhận được, và chính quyền nay đổi chính sách này, mai đưa ra quy hoạch khác, không biết th́ đành chịu thua! Ông Dương Thái biết rằng muốn cho dân làm ăn sống được th́ phải thông tin công khai, minh bạch! Trên thế giới bây giờ ai cũng nói đến nhu cầu tin tức kinh tế minh bạch, công khai, transparency, như một điều kiện thiết yếu để phát triển xă hội. Ông Dương Thái ư thức rơ nhu cầu thông tin kinh tế và phát biểu một cách cụ thể, v́ chính ông là nạn nhân của chế độ bưng bít tin tức để cho cán bộ tham nhũng, thủ lợi.

Ông Phan Anh nói tổng quát hơn, "người dân có quyền t́m hiểu, quyền thông tin" và cho biết ông đă hỏi thẳng Phó ban tư tưởng thành phố Hồ Chí Minh rằng tại sao người dân chỉ muốn nghe đài ngoại quốc - không ai tin báo và đài của đảng? Ông cũng nhắc đến quyền tự do tôn giáo, đặt câu hỏi tại sao đảng Cộng Sản không cho phép các linh mục phát biểu? Tại sao không nghe các linh mục lên tiếng?

Những ai nghĩ rằng người dân Việt Nam ở trong nước không ư thức về các quyền tự do, không có thời giờ nghĩ đến các quyền tự do, hoặc sợ quá không dám đặt ra vấn đề đó, hăy nghe những lời phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày Thứ Bảy, 3 tháng Giêng vừa qua. Những người được ông Phạm Khiêm đài BBC phỏng vấn đều rất công bằng, như ông Phan Anh công nhận nhà nước bây giờ đă chịu lắng nghe người dân hơn, như khi ông thủ tướng can thiệp cho những người dân Củ Chi bị lừa gạt. Bà Hồ Quyên ở Hàm Tân công nhận cuộc sống có thoải mái hơn (hơn thời cộng sản nguyên chất, chưa có tí thị trường nào?) Cho nên những ư kiến của họ không do ai tuyên truyền, sách động, hoàn toàn bộc phát, do nhu cầu đích thực bị dồn nén lâu ngày cho nên phải lên tiếng.

Bà Hồ Quyên phát biểu một cách rơ ràng, thẳng thắn nhất! Người không phải không biết. Họ chỉ nói ra không được! Ông đ̣i phải có tự do, nhân quyền, tôn giáo. Ông nói phải có "thêm vài đảng được thành lập" th́ t́nh trạng đất nước sẽ khá hơn. Bà Hồ Quyên nhắc nhiều lần "tự do là quan trọng!" Tại sao cần tự do, cần nhân quyền?

Khát vọng tự do được những thính giả đài BBC phát biểu không bắt nguồn từ các lư thuyết cao xa, không phải là những nhu cầu trí thức. Người ta biết các quyền tự do cơ bản gắn liền với đời sống kinh tế và sự phát triển kinh tế. Họ chỉ cần so sánh, như bà Hồ Quyên nêu lên, là người Việt Nam không được tự do bằng các nước trong khu vực (Á Đông.) Nhận xét của ông rất đơn giản, "các nước đó tự do thoải mái hơn." Không nêu lư thuyết nào nhưng ông cũng biết rằng nếu có thêm các đảng chính trị khác th́ mới có bảo đảm cho cuộc sống tự do, đời sống sẽ khá hơn nhiều, c̣n cứ để một đảng Cộng Sản độc quyền th́ không ngóc đầu lên được. Bà Vương Trai ở Huế mô tả các quan chức cách mạng sống sung sướng bên cạnh đám trẻ em bới rác sống như các con vật, bà mô tả những hồ sen trước năm 1975 bây giờ thành nơi dơ bẩn nhưng người dân vẫn phải ngụp lặn bắt cá, dù không nói ra nhưng cũng cho thấy nhu cầu phải trả tự do cho người dân thành phố Huế, ít nhất cũng bằng những quyền tự do mà họ đă quen hưởng trước năm 1975. Chúng ta phải vui mừng khi được nghe qua đài BBC những tiếng nói chân thành, đơn sơ và cương quyết đ̣i cho dân Việt Nam được tự do. Những lời nói và các ư kiến đó cho chúng ta niềm tin ở dân tộc. Người Việt Nam không phải là giống dân ngu dốt và lười biếng, so với người Hàn quốc, người Đài Loan. Người Việt Nam không hèn nhát. Ai bảo rằng người dân trong nước không quan tâm đến tự do, dân chủ, cần mở mắt ra và suy nghĩ lại.

NGÔ NHÂN DỤNG

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 09, 2004


Moderation questions? read the FAQ