hay nhin thuc trang o vietnam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

KTS Nguyễn Trực Luyện: 'C̣n nhiều bất cập trong đào tạo'

Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện. "Hiện nay không ít kiến trúc sư lành nghề đang phải chấp nhận cảnh 'làm thuê' một cách thiếu chính đáng cho nhiều ông chủ, các vị trưởng ban quản lư kém hiểu biết và quen ăn chặn", ông Nguyễn Trực Luyện nói.

- Kiến trúc sư hiện nay thường vấp phải những vấn đề ǵ trong hoạt động nghề nghiệp?

- Để được giao việc, nhiều kiến trúc sư đă phải chấp nhận một thứ luật bất thành văn: phải "lại quả" và "trích phần trăm" cho người bán mối ở mức từ 5% (trước đây) đến 35% (mức phổ biến hiện nay). Thậm chí có những trường hợp, kiến trúc sư phải chịu "trắng tay" một cách oan uổng: nhiều bản vẽ, hẳn hoi là giành giải nhất trong cuộc thi t́m kiếm người xứng đáng, rốt cuộc lại không được lựa chọn, mà thay vào đó là bản bị loại, và thế là công cốc: người thắng trở thành kẻ thua. Có trường hợp là do chủ đầu tư thiếu hiểu biết. Có trường hợp lại do "thí sinh thắng cuộc" kia không giỏi "vận động hành lang", để cho những kẻ ưa cướp mối và ăn chặn khác dễ dàng qua mặt.

- Thế c̣n công tác đào tạo bây giờ?

- Cùng với sự bùng nổ của xây dựng, kiến trúc đang trở nên một lựa chọn nghề nghiệp giàu sức hút với nhiều bạn trẻ. Đó là một thay đổi đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm bất cập trong khâu đào tạo. Nếu như trước đây, thời cụ thân sinh tôi học ở Pháp (kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện), cũng như thời tôi học ở Nga, mỗi ông thầy chỉ kèm được từ 5-7 tṛ th́ nay, ở ta, một thầy có thể "bao sân" tới từ 15-25 kiến trúc sư tương lai (chưa kể nhiều thầy c̣n "chạy sô") - một tỉ lệ (tṛ/thầy) quá cao để các thầy c̣n đủ thời gian tạo ra những sản phẩm đào tạo tốt.

Trong khi đó, thực tế cho thấy, do những quy tŕnh có tính đặc thù của xây dựng mà xă hội luôn đ̣i hỏi cần phải có 3 dạng kiến trúc sư: Một là kiến trúc sư - tác giả (là những người đưa ra ư tưởng sáng tạo), hai là kiến trúc sư - thực hiện (là những người đưa ra các giải pháp), ba là kiến trúc sư - quản lư (là những người làm việc ở các ban quản lư dự án hay pḥng xây dựng cơ bản của sở). Theo đó, khâu đào tạo nhất thiết cần được chia ra làm 3 chuyên ngành nhỏ khác nhau. Vậy mà ở ta hiện nay vẫn đang chập 3 làm 1.

- Ông đánh giá thế nào về kiến trúc nhà ở của dân hiện nay?

- Can thiệp vào thẩm mỹ của dân là một chuyện tế nhị. Đi nhiều địa phương, sẽ thấy có rất nhiều nhà dân được bắt chước theo nhà... ngân hàng, khách sạn hay UBND, khi là một cái cổng, khi là cái mặt tiền, khi là cái cửa sổ, màu sơn... V́ vậy, điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho dân là hăy tạo ra những công tŕnh công cộng đẹp, bởi hơn tất cả, đó luôn là những bài giảng có tính thuyết phục cao nhất.

Nói cách khác, muốn nâng cao "dân trí", trước hết, cần nâng cao "quan trí". Muốn vậy, đ̣i hỏi phải có sự h́nh thành của một viện nghiên cứu kiến trúc, để thông qua đó đưa lư luận và phê b́nh kiến trúc vào đời sống. Đáng tiếc, một cơ quan cần thiết như thế, anh em chúng tôi mất bao công mới vận động thành lập được, sau một thời gian lại đang bị cân nhắc xoá sổ, chỉ v́ quan niệm chung là "giảm thiểu sự cồng kềnh". Họ quên rằng kiến trúc, đâu chỉ là một nghề, mà hẳn hoi là một ngành. Đă là một ngành, tất yếu phải cần đến vai tṛ của viện nghiên cứu.

- Tại sao VN không mời kiến trúc sư nước ngoài tham gia các công tŕnh?

- Việc mời KTS nước ngoài nổi tiếng tham gia các công tŕnh lớn cho một quốc gia âu cũng là chuyện phổ biến trên thế giới lâu nay, ngay cả ở những nước mạnh về nhân tài kiến trúc như Pháp, Mỹ… C̣n với một nước mà ngành kiến trúc c̣n kém về bề dày kinh nghiệm như VN, điều đó lại càng cần thiết để giúp chúng ta học hỏi. Song vấn đề là chúng ta có chọn được đúng mặt để gửi vàng hay không.

-- poorcitizenVietnam (starlonely2212@yahoo.com), December 15, 2003


Moderation questions? read the FAQ