Tuô?i tre? cua? "Ngô chi' si~"

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

"Ngô chi' si~" hay thi'ch "ho.p ta'c", ngay tu` hố nho? ông ta ddă cô.ng ta'c tich cu.c vo'i Hô. Quô'c Pha'p :

(bài cua? Chính Đạo)

Trong nỗ lực biến hóa Ngô Đ́nh Diệm thành một “lănh tụ anh minh” đủ sức đương đầu với Hồ Chí Minh—kiểu “ăn Ngô th́ no, ăn Hồ th́ đói”—cơ quan tuyên truyền Mỹ và Nam Việt Nam tô chuốt cho Diệm những bảng hiệu như “yêu nước, chống Pháp,” v.. v... Thực ra, Diệm xuất thân từ một gia đ́nh trung gian bản xứ phục vụ Bảo hộ Pháp rất tận tụy. Khả, cha Diệm, từng lên tới chức chánh thông ngôn ṭa Khâm sứ Huế dưới thời Khâm sứ Rheinart des Essarts, rồi chuyển sang làm thương biện Viện Cơ Mật, năm 1892 dịch công văn của Viện Cơ Mật xin Toàn quyền Pháp đừng gửi ra Huế “những người như Petrus [Key], thông phán Tạo, Lê Duy Hinh, hay Diệp Văn Cương, v.. v...” Khả cũng tham dự chiến dịch đánh phá phong trào Cần Vương kháng Pháp tại Hà Tĩnh-Quảng B́nh của Ngự sử Phan Đ́nh Phùng trong hai năm 1895-1896, và được đặc cách lên chức Thái thường tự khanh (Chánh tam phẩm) năm 1896 sau khi hài cốt Ngự sử Phùng bị đốt thành tro, ném xuống sông Lam “theo [lối trừng phạt] truyền thống.” (8)

8. Xem Chính Đạo, Hồ Chí Minh (1892-1969), Con người & Huyền thoại, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 1997), tập I:161-162; Phụ bản 5, trong Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, II:602-604. Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược, đă dẫn lời “một đại quan về hưu” để bài bác chi tiết trộn tro than Ngự sử Phùng bắn xuống sông Lam này. “Đại quan về hưu” dấu tên này chắc không thể biết rơ sự việc bàng chính Khâm sứ Huế, người viết báo cáo vào tháng 2/1896. Đó là chưa nói đến thói quen chối tội của các tội nhân h́nh sự. Đáng tiếc v́ không được huấn luyện về phương pháp nghiên cứu và viết sử, lại không có tư liệu, Trần Trọng Kim khiến tập phổ thông lược sử của ông chứa nhiều dữ kiện và nhận định lầm lạc.

Sau một thời gian làm Phó Giám đốc trường Quốc Học ở Huế, đặc trách vấn đề nhà cửa, lương bổng và hành chính, Khả được giao chức Đề đốc kinh thành, lo việc bảo vệ và kiểm soát Thành Thái (1889-1907), cầm đầu một toán thân binh cạo răng trắng, hớt tóc ngắn, mang súng trường, nhưng nhiệm vụ chính yếu—nếu tin được báo cáo của Hiến binh Pháp—chỉ để giúp vua lùng sục và bắt cóc gái đẹp quanh kinh thành. Khi về hưu, Khả được chức hàm Thượng thư.(9)

9. Xem bản dịch một bài thơ của vua Tự Đức của “hàm Thượng thư” Khả trong BAVH.

Khôi, anh cả họ Ngô, bắt đầu “tham chánh” từ năm 1910, sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ. Khoảng 6 năm đầu, Khôi làm tại văn pḥng cha vợ là Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ Công. Sau ngày tiếp tay cho Khải Định (1916-1925) lên ngôi, Bài được thăng lên Thượng thư Bộ Lại, và Khôi bắt đầu đi ngồi huyện, phủ, rồi lên tới Tuần vũ, Tổng đốc.

Diệm th́ năm 1917, được tập ấm chức Cửu phẩm, làm việc tại Tân thư viện Huế (tức Musée Khải Định sau này). Năm 1918-1919, Diệm vào trường Hậu bổ Huế. (10)

10. Xem chú 5 supra. Diệm chỉ dịch một phần tập tâu của Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thú, dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Đ́nh Ḥe. Phần c̣n lại do Trần Công Tạn dịch. Tác giả đa tạ ông Nguyễn Đắc Xuân đă cung cấp một phóng ảnh bài viết này.

Người đỡ đầu của Diệm có lẽ là Nguyễn Đ́nh Ḥe, một phụ tá cũ của Khả, lúc đó làm Giám đốc trường Hậu Bổ. Thời gian này, triều đ́nh Huế đă bỏ lối thi Hương và thi Hội truyền thống, và trường Hậu bổ mở thêm một phân khoa Pháp chính của trường Đại học Hà Nội. Học viên học tại Huế hai năm đầu, và năm thứ ba phải ra Hà Nội. Có lẽ Diệm được chuyển qua chương tŕnh này.

Tốt nghiệp năm 1922, nhờ ảnh hưởng của Thượng thư Bài, Diệm được bổ nhậm ngay. Năm 1929, Diệm lên tới chức Tuần Vũ B́nh-thuận (Phan Thiết). Được cấp trên đặc biệt chú ư v́ thanh liêm và tinh thần diệt Cộng rất cao. Một số nhân chứng ghi nhận rằng Diệm, khi làm tri phủ Hoà-đa (B́nh Thuận), đă dùng đèn cầy [nến] thiêu đốt hậu môn tù nhân CS để lấy khẩu cung. (11)

11. Lời chứng của Nguyễn Thi, trong Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành đồng (Hà Nội: NXB Khoa Học, 1964), tập I, tr. 36; Nguyệt Đàm và Thần Phong, Chín năm máu lửa dưới chế độ gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm (Sài G̣n: 1964), tr. 18. Theo hai tác giả này, nhân chứng là Cử nhân Nguyễn Trác, cựu Nghị viên trưởng An Nam. Xem thêm, Bùi Nhung, Thối nát. (Sài G̣n: 1969); Hoàng Trọng Miên, Đệ nhất phu nhân (Los Alamitos, CA: 1989), I:128-129.

V́ thế, theo Giám Mục Thục, Cộng Sản đă thuê một sát thủ ra tận Phan-rang mưu sát Diệm, nhưng Diệm chỉ bị thương.(12)

12. Nguyên văn: “Các anh em tôi cũng liên tục dâng hiến mạng sống họ cho nước Pháp trong dịp Cộng Sản nổi loạn. Diệm, em tôi, đă ngă xuống v́ những viên đạn súng lục của một người Tàu Chợ Lớn, được gửi tới Phan Rang, nơi Diệm hăng say ngăn chặn sự xâm nhập của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ” [Mes frères, eux mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon, envoyé à cet effet à Phan Rang, où Diệm défendait énergétiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyées de la Cochinchine]. Thư Ngô Đ́nh Thục gửi Decoux ngày 21/8/1944; CAOM (Aix), PA 14, carton 2. Thư này do tác giả công bố lần đầu tiên trên báo Lên Đường (Houston) năm 1989; in lại trong Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu [VNNB], 1939-1975, tập I-A: 1939-1946, tr. 200.

Tóm lại, từ Khả xuống Khôi, rồi Diệm, tinh thần phục vụ và ḷng trung thành với Pháp khá vững chắc. Khôi từng nhờ Nhu khai với Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Paul Arnoux ngày 18/8/1944 tại Huế rằng Khôi “xin thề trên thập tự giá” là lúc nào cũng coi Bảo hộ Pháp như “bát cơm” [bol de riz] của ḍng họ ḿnh. Khôi cũng thường nói với Diệm rằng sở dĩ người Pháp [Khâm sứ Emille Grandjean] không ưa v́ “[họ Ngô] quá toàn vẹn,” và “Phạm Quỳnh th́ khôn khéo, nên được cả Pháp lẫn Nhật quảng cáo tài năng.”(13)

13. Nguyên văn: “Franc졩s ne veulent pas de nous, parce que nous sommes trop entiers, à fortiori Japonais qui préfèraient souplesse PHAM QUYNH dont ils vantent talent.” Báo cáo số 1806, A,B,C, D ngày 18/8/1944, Surete gửi DirSurGe; CAOM (Aix), 14 PA, c.2, d.19; trích đăng trong Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, III:856.

Giám mục Thục, trong thư ngày 21/8/1944 gửi Toàn quyền Jean Decoux, tóm lược rơ ràng nhất công lao và ḷng trung thành với Bảo hộ Pháp của họ Ngô cũng như cá nhân Diệm.(14)

14. Xem chú 12, supra.

Dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp “yêu nước, chống Pháp” của Diệm, là cuộc "đảo chính cung đ́nh" ngày 2/5/1933. Ngày này, Toàn quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) và Quyền Khâm sứ Léon Thibeaudeau (2/1933-7/1934) đột ngột bắt Bài và toàn bộ nội các về hưu. Việc này, theo báo Tiếng Dân, chấn động dư luận Huế. Bẽ bàng nhất cho Bài là Bài cùng các Thượng thư không hề được thông báo trước. Và, khi Khâm sứ Thibeaudeau tuyên bố danh sách nội các mới, một số người vẫn chưa kịp về đến kinh đô.

Nguyên Pasquier, với sự thỏa thuận của Albert Sarraut, quyết định thực hiện một cuộc “đại cải cách” ở An-nam, đánh bóng uy tín nhà Nguyễn để làm giảm bớt và điều-kiện-hóa các phong trào quốc gia mới, nhất là sự du nhập và phát triển của phong trào Cộng Sản từ giữa thập niên 1920. Pasquier và Thibeaudeau đoạn tuyệt với nhóm hợp tác cựu trào (Nguyễn Hữu Bài, Ki-tô giáo), vốn chủ trương đồng hóa và thống trị (theo kế sách của Giám mục Paul Puginier và Louis Caspar), lúc đó đang trở thành một thứ kiêu binh của cái mà Phạm Quỳnh và Bảo Đại gọi là “một văn pḥng phụ thuộc nho nhỏ của Ṭa Khâm,” tức triều đ́nh Huế, lúc nào cũng mang sức mạnh của khối giáo dân bản xứ ra áp lực Pháp. Ngựa mới của Pasquier là phe tân trào (tiêu biểu bằng Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Thái Bạt, Lê Dư, v.. v...). Phe này chủ trương hợp tác tinh thành, hay Pháp-Việt đề huề. Quan chức Pháp đă chọn phe tân trào, v́ chủ trương hợp tác có nhiều triển vọng thành công hơn trước sự lớn mạnh của các phong trào quốc gia mới. Trong khi đó, nhóm Quỳnh chấp nhận “tôn quân” cũng là yêu nước,” tạm ngưng lại đ̣i hỏi một thể chế cộng ḥa.

Để làm giảm bớt sự chống đối và bi phẫn của nhóm cựu trào, Pasquier và Thibeaudeau đặc cách Diệm—con nuôi của Bài, cũng một trong hai Tuần vũ thanh liêm, chống Cộng nhiệt t́nh nhất—lên làm Thượng thư Bộ Lại.(15)

15. “Ngôi sao” thứ hai của Pasquier là Bùi Bằng Đoàn (1890-1955), từ Tuần phủ lên chức Thượng thư Bộ H́nh. Ngày 6/5/1933, các tân Thượng thư mới có mặt đầy đủ tại Huế nhân dịp gắn huy chương cho Bài và 4 người khác. Ngày 17/5, Thibeaudeau chủ tọa phiên họp Hội đồng Nội các đầu tiên. Mười ngày sau, 27/5, tân Nội các họp dưới sự chủ tọa của Bảo Đại và Pasquier. Xem Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 1883-1945, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 1999-2000), tập III:793. [Sẽ dẫn: Các vua cuối.] Đoàn sau này hợp tác với Hồ Chí Minh.

Nhiều tài liệu, kể cả một số mật báo viên, lầm lẫn ghi rằng Diệm được làm “quan đầu triều Bảo Đại.” Thực ra, từ tháng 5/1933, Bộ Lại mất đi ảnh hưởng của những năm trước, khi Bài được kiêm nhiệm chức Tổng lư [Chủ tịch Viện Cơ Mật], và chỉ ngang hàng với các Bộ khác. Người có uy thế nhất là Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ Giáo dục kiêm Ngự tiền Tổng lư của Bảo Đại. Quỳnh không những chỉ chuyển dịch lệnh của Toàn quyền và Khâm sứ -- Pháp cho Bảo Đại, mà c̣n đồng thời thiết kế việc thực thi các lệnh trên, cùng báo cáo kết quả lên Khâm sứ.

Thibaudeau c̣n cử Diệm làm Tổng Thư kư Ủy ban Cải Cách, và yêu cầu Diệm làm tờ tŕnh về kế hoạch canh tân. Diệm, có lẽ với sự tiếp tay của Bài, đưa ra 2 điều kiện:

- Phải thống nhất Bắc và Trung Kỳ, và tái bổ nhiệm một Tổng Trú sứ (Résident Général) cho Trung và Bắc Kỳ như đă qui định trong Hoà ước 6/6/1884.

- Phải cho Viện Dân biểu quyền thảo luận.(16)

16. Báo cáo ngày 10/5/1933, Pasquier gửi Colonies; CAOM [Aix], INF, c.366/d.2905; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, tập III:785-809, 1111-1145.

Đề nghị này giống hệt kế hoạch của Bài: Muốn cải cách, việc đầu tiên là phải hủy bỏ hai chức Thống sứ Hà Nội và Khâm sứ Huế; sau đó cho An-Nam ngân sách riêng. Nói cách khác, phải trở lại với Hiệp ước 6/6/1884—đ̣i hỏi mà Bài đă gieo xuống đầu óc thơ dại của vua Duy Tân từ năm 1915-1916, đưa đến việc vua Duy Tân bị truất phế rồi đầy qua Réunion cùng cựu hoàng Thành Thái (Bửu Lân) vào cuối năm 1916. Pasquier, dĩ nhiên, không chấp thuận.

Ngày 9/7/1933, Diệm ra Quảng-trị gặp Bài, ở với cha nuôi ít ngày. Trở lại Huế, ngày 12/7, Diệm nạp cho Thibeaudeau một bản sao đơn từ chức đă tŕnh lên Bảo Đại. Lư do Diệm nêu ra là cơ cấu tổ chức hiện tại không phù hợp với Hiệp ước 6/6/1884—Hiệp ước này qui định Pháp chỉ giữ một chế độ bảo hộ kiểm soát (protectorat de contrôle) mà không phải bảo hộ trực tiếp (protectorat direct). (17)

17. Báo cáo số 303-A.P., 22/7/1933, Gougal gửi Colonies; INF, c.366/d.2905. Xem thêm Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, 2000, tập III:804-806.

Thibeaudeau rất bất măn, gọi Bảo Đại từ Đà Lạt về Huế giải quyết. Bảo Đại bảo thẳng Diệm rằng không thể viện dẫn lư do chính trị để từ chức, v́ đó là hành động phản nghịch. Diệm đành viết lại đơn từ chức khác ngày 18/7, nêu lư do muốn dành th́ giờ cho việc tu hành. Lần này, Diệm được toại ư. Ngày 22/7, Thibeaudeau đổi Thái Văn Toản qua thay Diệm nắm bộ Lại, và đưa Tôn Thất Quảng, Tổng đốc Thanh Hóa, mới lập công lớn trong việc đàn áp đẫm máu tại các tỉnh Bắc An Nam, lên nắm Bộ Công và Nghi Lễ thay Toản.(18)

18. Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, III:806-807. Năm 1962, Diệm lại giải thích với một viên chức Mỹ như sau: Sở dĩ Diệm từ chức v́ không đồng ư với chính sách “chống Cộng” của Pháp. Theo Diệm, Cộng Sản là sản phẩm của các chính phủ tả phái Pháp. Xem Memorandum of a Conversation, Saigon, January 16, 1922; FRUS, 1961-1963, II:41-42. Nội dung buổi nói chuyện này chứng tỏ Diệm, dù tự nhận đă nghiên cứu về Cộng Sản từ năm 1922 qua các tài liệu Switzerland [Thụy Sĩ], chẳng biết ǵ vai tṛ của địa bàn Trung Hoa cùng hoạt động của DALBURO Liên Sô Nga ở Vladivostok, Thượng Hải hay Hong Kong.

Ngay sau ngày Bài đột ngột bị cách chức, vài tờ báo Nam Kỳ công khai đả kích Pasquier. Theo một mật báo viên (Luật sư Lê Văn Kim), những bài đả kích trên từ Huế chuyển vào Sài G̣n. Tháng 12/1933, Diệm c̣n vào Sài-g̣n gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Đức v..v... bàn thảo kế hoạch trả thù Pasquier và Thibeaudeau. Tiếp đó, tờ La Tribune indochinoise [Diễn đàn Đông Dương] và tờ La Lanterne ở Paris mở chiến dịch đ̣i thay Pasquier bằng cựu Toàn quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế.

Biết được tin này, Pasquier truất hết chức tước của Bài, Diệm và Pierre Nguyễn Đệ, Bí thư riêng của Bảo Đại, thuộc một gia đ́nh trung gian bản xứ Ki-tô nổi danh khác ở miền Bắc (Án sát Nguyễn Liên). Diệm c̣n bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng-b́nh. (19)

19. CAOM (Aix), INF, c.366/d.2905; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, III:808.

May mắn cho Diệm, ngày 15/1/1934, Pasquier chết v́ tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài chết tại Quảng Trị. Toàn quyền René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936, 4/1937-8/1941) phục hồi tước vị cho Bài, Diệm và Đệ. Diệm được về Huế dạy ở trường Providence [Thiên hựu] do Linh mục Thục, “anh trai” Diệm, làm Giám học.(20)

20. Năm 1934, Thục cũng t́m cách đả kích Bảo Đại bằng cách áp dụng “giáo luật” vào đám cưới của Bảo Đại với Nam Phương hoàng hậu. Pháp giải quyết bằng cách cho một linh mục Pháp cử hành lễ cưới trong bí mật.



-- baquexola (nguymutcac@yahoo.com), October 31, 2003

Answers

Response to TuĂ´?i tre? cua? "NgĂ´ chi' si~"

"Ngô chi' si~" cuñg co' thó gian "cô.ng ta'c" vo'i Nhâ.t :

Thế chiến thứ hai (1939-1945) và việc Nhật xâm chiếm Đông Dương từ hai năm 1940-1941 khiến Diệm và họ Ngô đi t́m một bát cơm ngoại cường khác. Họ Ngô bí mật yểm trợ Hoàng thân Cường Để và từ năm 1942, công khai hợp tác với Hiến binh Nhật (Kempeitai). Con trai lớn của Khôi, Huân, làm thông ngôn cho Nhật. Trong khi đó, Nhu (1910-1963) che chở cho hai con Cường Để, Tráng Đinh và Tráng Liệt, tại văn khố Ṭa Khâm sứ Huế. Những người thân Diệm cũng làm việc tại ṭa Lănh sự Nhật từ năm 1942.

Đầu năm 1943, Y sĩ Trương Kế An, thủ lănh Liên Đoàn Ái Quốc Việt Nam, gặp Diệm ở Hà-nội. Pierre Đệ, anh rể hụt của Nhu, cũng có mặt.(21)

21. Note số 2995-SP/C, Huế, 4/4/43; 14 PA, c.1. Ít tháng sau, do sự dàn xếp của Thân Thị Nam Trân (1905-1986), vợ Luật sư Trần Văn Chương (1898-1986), Nhu khiến gia đ́nh Nguyễn Liên phải hủy bỏ cuộc đính hôn để Nhu kết hôn với Lệ Xuân, con gái thứ hai của Nam Trân-Chương, thua Nhu tới 14 tuổi.

Trong khi đó, Khôi, Tổng đốc Nam-Ngăi, đă dùng Dinh thự của ḿnh cho Diệm tiếp xúc với những cá nhân thân Nhật. Khôi c̣n cố ư che chở cho tín đồ Cao Đài trong vùng cai trị. Mật thám Pháp cũng t́m thấy trong nhà một người cháu họ của Khôi ở Quảng Nam, Ngô Đ́nh Dậu, tài liệu liên quan đến Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Để. V́ việc này, trong buổi gặp mặt trên đèo Hải Vân, Khâm sứ Grandjean (6/1941-8/1944) ép Khôi về hưu không được hàm Thượng thư. Tháng 1/1944, Grandjean c̣n cho lệnh Bảo Đại trục xuất Diệm khỏi Huế, chỉ định cư trú ở Quảng- B́nh. Anh em Diệm trút mọi hờn oán lên Phạm Quỳnh, đương kim Tổng lư [Tể tướng] triều đ́nh. (22)

22. Mối hiềm khích, nếu không phải hận thù, giữa họ Ngô và Phạm Quỳnh, là điều bất cứ giới chức quan lại nào ở Huế đều rơ. Các viên chức Pháp quyết định không ngả theo phe nào, theo đúng chủ trương chia để trị. Xem thêm chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946,” Ph.D. dissertation, December 1984, University of Wisconsin-Madison, Part I, chapters 3, 4 & 6.

Mùa Hè 1944, Mật thám Pháp khám phá ra tổ chức Đại Việt Phục Hưng của Diệm, gồm khoảng 50 đảng viên tích cực, kể cả một số giáo sĩ; nằm ngay trong đội lính khố xanh (Garde indochinoise), cảnh sát v..v... Một trong những lănh tụ là Trần Văn Lư, Tuần vũ Hà-tĩnh.(23)

23. CAOM (Aix), GGI, 7F 29, tr. 56.

Ngày 12/7, Trung úy Kuga Michio của Hiến binh Nhật đưa Diệm vào Đà Nẵng, rồi đáp phi cơ vào Sài-G̣n. Trong thời gian ở miền Nam, Diệm lui tới với Mitsuhiro, Chủ công ty Đại Nam [Dainan Koosi hay Dainan Konsi], trùm t́nh báo dân sự của Nhật, cũng người tự nhận là bạn thân của Cường Để.(24)

24. Matsushita [Tùng Hạ] đă tới Đông Dương từ thập niên 1920. Năm 1938, bị trục xuất; nhưng trở lại Sài G̣n từ năm 1941. Matsushita thường tuyên bố là bạn thân và đại diện của Cường Để tại Đông Dương.

Một tháng sau, ngày 12/8, một cán bộ của Diệm là Nguyễn Huy Tân, Cán sự Công chính ở Quảng-Ngăi, khai rằng tổ chức của Diệm có nhiều công chức người Việt, kể cả một Hạ sĩ quan Khố xanh [Đỗ Mậu]. Tân cũng khai Nhật đă chọn Diệm làm Thủ tướng, trong một chế độ quân chủ lập hiến mà người làm vua không nhất thiết phải là Cường Để. Hai ngày sau, 14/8, Paul Arnoux, Giám đốc Cảnh Sát, được lệnh bí mật khai thác Nhu và Khôi ngay tại Huế. Ngày 18/8, Arnoux báo cáo rằng Nhu nh́n nhận việc làm tội lỗi của Diệm, nhưng Khôi không dính líu, xin thề trên thập tự giá là chỉ muốn duy tŕ "bát cơm" Pháp cho. (25)

25. Xem chú 13 supra.

Ngày 20/8, v́ t́nh h́nh Âu Châu đang rối loạn, phe “Pháp tự do” của Charles de Gaulle đang tiến vào Paris, Decoux đồng ư với đề nghị của Arnoux là chỉ trừng trị những cán bộ hạng trung, tránh khiêu khích Nhật.

Trong khi đó, ngày 21/8, Thục—đă được thụ phong chức Giám mục Vĩnh long từ năm 1938—viết thư xin Decoux nghĩ đến công lao hăn mă của cha ḿnh với chính phủ Pháp trong việc “đánh dẹp phản loạn” (tức những phong trào Văn Thân và Cần Vương yêu nước, kháng Pháp) khi xét xử việc làm của Khôi và Diệm. Anh em Thục, Thục nhấn mạnh, cũng đă nhiều lần dâng hiến thân tâm cho Bảo hộ Pháp.(26)

26. Xem chú 12 supra.

Chẳng hiểu v́ công lao to lớn của Khả (đặc cách từ Thương biện viện Cơ Mật lên Thái thường tự khanh, tức Chánh tam phẩm năm 1896), vị thế Giám Mục của Thục, thành tích phục vụ của anh em Diệm-Khôi, hay v́ mối lo ngại cho sự an nguy chính bản thâ⮠Decoux, Pháp không tiếp tục truy cứu việc này.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Diệm tá túc trong bệnh viện Chợ Quán, được trưng dụng làm cơ sở quân sự của Nhật, sau này đổi tên thành bệnh viện bài lao Hồng Bàng. Tại đây, Diệm cùng Y sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Y sĩ Lê Toàn, Kỹ sư Vũ Văn An, Kư giả Vũ Đ́nh Dy thành lập Ủy Ban Kiến Quốc, pḥ trợ Cường Để (27)

27. Nguyễn Xuân Chữ , Hồi kư Nguyễn Xuân Chữ (Houston: Văn Hóa, 1996), tr. 243-249.

Cuối năm 1944, khi chuẩn bị kế hoạch Mago để lật đổ chế độ thân Vichy Decoux, Hiến binh Nhật đă dự trù Diệm sẽ trở thành Thủ tướng. Tuy nhiên, t́nh h́nh ngày một đổi thay mau chóng. Tướng Tsuchihachi Yuitsu, Tân Tư lệnh Quân đoàn 38—lực lượng trách nhiệm pḥng thủ bán đảo Đông Dương chống lại cuộc đổ quân Đồng Minh—dồn mọi nỗ lực cho mục tiêu quân sự hơn chính trị. Bởi thế Tsuchihachi giữ Bảo Đại làm vua một nước Việt Nam “độc lập trong Khối thịnh vượng chung Đông Á,” chống việc đưa Cường Để về nước.

Tháng 3/1945, sau cuộc Hành quân Meigo (9-10/3/1945) loại bỏ chính quyền Decoux, Bảo Đại hai lần nhờ Nhật mời Diệm làm Thủ tướng, nhưng không có hồi âm. Măi sau này, Bảo Đại mới được Nhật thông báo rằng họ không muốn dùng Diệm. (28)

28. Bảo Đại, Le Dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), tr. . Mùa Thu 1945, Giám mục Thục cho rằng sở dĩ Diệm không nhận lời v́ thấy chế độ do Nhật lập nên khó tồn tại lâu dài; hơn nữa quanh Bảo Đại có những thành phần tả phái và franc-mac-on [tam điểm]. CAOM (Aix), GGI, CP 125. Lời chứng này khó tin cậy. Mục đích của Thục là biện minh cho sự hợp tác của Diệm với Nhật. Và có thể Thục cũng không biết đến quyết định của Tsuchihashi.

Thay vào đó, tháng 4/1945, Trần Trọng Kim (1883-1952) được đưa từ Krung thêp về Huế làm Tổng lư nội các [Thủ tướng] “Đế quốc Việt Nam” (4-8/1945). (29)

29. Xem Vũ Ngự Chiêu, The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Vietnam (4-8/1945) / Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (4-8/1945) (Houston: Văn Hóa, 1996). Bản Anh ngữ tập sách nhỏ này, trích ra từ luận án năm 1984, đă in trong Journal of Asian Studies vào tháng 2/1986.

Thực ra, nhóm Diệm-Chữ đă bị phân tán ra khắp ba miền. Y sĩ Chữ về lại Nam Định, rồi Hà Nội, và cuối cùng trở thành Chủ tịch Ủy Ban Lănh Đạo Chính trị miền Bắc, thay Khâm sai Phan Kế Toại từ chức vào giữa tháng 8/1945. Diệm về lại Vĩnh Long, tá túc trong giáo phận của Giám mục Thục. (30)

30. Vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/1945, có những vận động đón Cường Để hồi hương làm Cơ Mật viện trưởng cho Bảo Đại, nhưng Cường Để không về nước được v́ chiến tranh chấm dứt đột ngột vào giữa tháng 8/1945.

-- baquexola (nguymutcac@yahoo.com), October 31, 2003.


Response to TuĂ´?i tre? cua? "NgĂ´ chi' si~"

"Ngô chi' si~" bat ddâù "ho.p ta'c" voi Hoa Ky`:

Từ năm 1947, Diệm đă mở liên lạc với viên chức Mỹ, xin viện trợ. Đây chẳng phải là sáng kiến mới mẻ ǵ của họ Ngô. Hầu hết các chính khách Việt đều nhận rơ vị thế siêu cường của Mỹ, nhưng không có đư ợc những đường giây móc nối như anh em họ Ngô. Ngay chính Hồ Chí Minh cũng đă hoạt động cho OSS Mỹ trong hai năm 1944-1945. Điều khiến Mỹ e ngại, và cuối cùng theo đuổi chính sách “hands-off” [không nhúng tay] khi Pháp tái xâm lăng Việt Nam là thành tích hoạt động cho QTCS của Hồ. Việc Hồ quyết định giải tán Đảng CSĐD ngày 11/11/1945 vẫn chưa đủ thuyết phục các viên chức Ngoại giao Mỹ—những người vẫn chủ trương chỉ có Âu Châu mới đáng chú tâm hàng đầu.

Sau khi Bollaert kư thông cáo chung Hạ Long (6-7/12/1947) với Bảo Đại, ngày 21/12, Diệm cùng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Lư lênHong Kong gặp cựu hoàng. Trước khi qua Geneva ngày 24/12, Bảo Đại ủy Diệm về nước tham khảo ư kiến các phe phái để thành lập chính phủ thống nhất. Diệm từ chối v́ những nhượng bộ của Pháp quá ít so với đ̣i hỏi của Việt Nam. Ngày 26/12, Diệm trở lại Sài-g̣n chờ đợi t́nh thế chuyển biến.

Điều ít ai biết là phía sau hậu trường, ngày 24/12/1947, Diệm bí mật gặp Tổng lănh sự Mỹ tại Hong Kong là George D. Hopper, tŕnh bày về nội t́nh VN và giải pháp Bảo Đại. Mục đích chính của Diệm, theo Hopper, là xin viện trợ Mỹ. Hopper chỉ ghi nhận mà không hứa hẹn ǵ. (72)

72. Ngày 18/12/1947, Tổng Lănh sự Charles Reed đă từ Sài-g̣n điện trước cho Hopper rằng có thể Diệm sẽ ghé thăm; FRUS, 1947, VI:152-155.

Tại Việt Nam, đa số các chính khách chống Cộng đă tạm thời thỏa măn. Ngày 25/12, mặc dù không ưa Xuân, Hoạch thành lập Việt Nam Quốc Gia Liên Hiệp để ủng hộ "giải pháp Bảo Đại."(73)

73. CAOM (Aix), 7F 27.

Riêng Diệm, qua đường giây Giám mục Thục, bí mật tổ chức một nhóm thân Mỹ và chống Cộng. Tại miền Bắc, Diệm có những thân hữu cũ như Trần Trung Dung, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đ́nh Thuần, v.. v... Tại miền Trung, Trần Văn Lư thành lập Đảng Xă Hội Công Giáo. Tại miền Nam, Diệm được sự yểm trợ của Nguyễn Phước Hậu, Bertin, Nguyễn Bửu, Trần Tử Hoàng, v.. v....(73)

73. Theo tin t́nh báo Pháp, ngày 8/2/1848, Diệm đồng ư với lập trường của VNQGLH: Độc lập - thống nhất. Năm Lửa Trần Văn Soái cùng lập trường, và tỏ ư quí trọng Diệm. (10H 4201). Ngày 11/2/1948, Tiết, một người thân cận Diệm và Nhu, từ chức Giám đốc báo Thống Nhất ở Huế, về Quảng-nam làm Giám đốc trị sự công ty bảo hiểm Le Secours. Lư do chính là không đồng ư với Trần Văn Lư (10H 4201). Ngày 12/2/1948, Diệm cử Đông đi Hà-tiên, Sa-đéc, Cần-thơ, Vĩnh-long gặp một số linh mục kháng chiến cùng đại diện Cao Đài, Hoà Hảo để vận động cho Bảo Đại. Theo Đông, phần lớn giáo dân trong vùng Việt Minh ủng hộ kháng chiến; nhưng sẽ ngả theo Bảo Đại nếu được độc lập, thống nhất. Cũng định gửi một số sách báo vào vùng Việt Minh, như cuốn Tôi Muốn Tự Do. Nhu sẽ lên đường qua Pháp chừng hai tháng. Dự trù gặp Bảo Đại, và xuống Roma (10H 4201).

Tháng 2/1948, Diệm lại qua Hong Kong, chờ đón Bảo Đại. Ngày 14/3/1948, Bảo Đại về tới Hong Kong. Gặp Chủ tịch các Hội Đồng An Dân Hà-Nội và Hội Đồng Chấp Chánh Huế. Có Tướng Xuân và Hoạch của Cộng Ḥa Nam Kỳ Tự Tri. Mọi người yêu cầu Bảo Đại xúc tiến nhanh hơn việc thương thảo. Xuân đồng ư thống nhất 3 miền. Bảo Đại sai Diệm về Sài G̣n báo cho Bollaert biết là "Nguyện vọng của dân Việt vượt quá những điều kư kết ở Hạ-long [Les aspirations du peuple vietnamien dépassaient les termes de l'accord d'Halong [12/1947]."] Tuy nhiên, vai tṛ Diệm bị lu mờ dần trước những khuôn mặt được Pháp chọn lựa. Một trong những lư do là thành tích hợp tác với Nhật của Diệm

Chuyến viếng thăm Sài-g̣n ngày 25/5/1948 của Hồng y Francis Spellman mở thêm đầu mối liên hệ với Mỹ cho anh em Diệm. TGM Sài-g̣n, Cassaigne, mời Thục tham dự buổi tiếp đón Spellman.(75)

75. Tháp tùng Spellman có Fulton G. Green. Thời Sự (Hà Nội), 7/3/1949.

Ngày 5/6/1948, Bollaert cùng Nguyễn Văn Xuân và đại diện ba miền kư Thoả ước Hạ-Long với “sự chứng kiến” của Bảo Đại. Trư ớc đó, Bảo Đại đă cử Xuân làm Thủ tướng chính phủ Lâm thời Quốc Gia Việt Nam trong khi chờ đợi một hiệp ước cơ bản cuối cùng giữa Bảo Đại và Pháp. Thủ đô đặt ở Hà Nội, nhưng mỗi miền có một Thủ hiến và lực lượng an ninh riêng.

Trong tháng 6/1948, Trần Văn Lư chính thức thành lập Đảng Xă Hội Công Giáo, do Thục bảo trợ. Diệm được coi như lănh tụ tối cao của đảng này. (76)

76. CAOM (Aix), Indochine, 7F 29, tr. 57.

Tại Đà Lạt, Nhu cùng nhóm Linh mục Parrell tụ họp nhân sự cho hạt nhân đầu tiên của chủ thuyết “Nhân vị.” Thuyết này dựa theo thuyết Personalisme [Nhân vị] của Emmanuel Mounier, đặt trên cơ bản thần quyền Ki-tô giáo. Tuy nhiên, Diệm không hợp tác với Xuân.

Những chiến thắng liên tiếp của Mao Trạch Đông tại lục địa khiến Pháp hối hả hơn trong việc thực hành thí nghiệm Bảo Đại. Cao ủy Léon Pignon góp công lớn trong việc này. Ngày 8/3/1949 Tổng thống Pháp Vincent Auriol trao đổi công hàm với Bảo Đại, nh́n nhận Việt Nam là một Tiểu bang tự do [l’Etat libre] trong Liên Hiệp Pháp. Quốc hội Pháp cũng thông qua đạo luật trả lại Nam Việt cho Bảo Đại. Tháng 4/1949, Bảo Đại về Đà Lạt. Có tin Diệm lại từ chối lời mời lập chính phủ; nêu lư do sợ giáo dân Ki-tô bị VM thảm sát. Thực ra, Diệm không thoả măn với nội dung thỏa ước 8/3/1949. Đích thân Bộ trưởng Hải Ngoại Coste-Floret cố gắng thuyết phục Diệm, nhưng không thành công. (77)

77. Irving 1975:69.

Ngày 21/9/1949, Diệm về Huế, sống ở nhà Ngô Đ́nh Cẩn (1911-1964), em trai áp út. Ngày 22/11—sau khi Mao Trạch Đông đă tuyên bố thành lập chế độ Cộng Sản ở Trung Hoa lục địa (ngày 1/10/1949), và các đạo Hồng quân Trung Cộng đang tiến sát dần tới biên giới Việt-Hoa, Diệm rời Huế vào Sài-g̣n, rồi Vĩnh-long, và Đà Lạt (2/1950).

Thời gian này, Giáo hoàng Vatican cũng ra lệnh rút phép thông công bất cứ ai liên hệ với Cộng Sản. Thánh lệnh này khiến các cộng đồng Ki- tô giáo Việt ngày một nghiêng về phía Thế giới Tự Do, thắp hồng “cuộc thánh chiến chống Cộng Sản.” Tuy nhiên, Diệm vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Tháng 3/1950, Giám mục Từ tại Phát Diệm phải sai Lê Quang Luật vào Nam yêu cầu Diệm đừng "chùm chăn" và "ngang bướng" nữa, cần yểm trợ Bảo Đại.(78)

78. Ngày 24/3/1950, Luật tiết lộ với cơ quan t́nh báo Pháp (SEHAN) rằng Diệm không thân cận được với Bảo Đại v́ bản tính nhu nhược (faible) và thiếu cương quyết (indécis) của Bảo Đại. Nếu lên nắm quyền, Diệm sẽ chống Cộng thẳng tay, mà muốn thế cần có sự tín nhiệm và yểm trợ tuyệt đối của Bảo Đại. Điều này chắc không có. Ngoài ra, lập trường chính trị của Diệm cũng khác biệt. Thứ nhất Diệm muốn biết chắc thể chế độ chính trị của Việt Nam sẽ được tương tự như India trong Liên Hiệp Bri-tên. Nhưng sự bảo đảm chắc chắn này không được chứng tỏ qua thực tế, như việc bàn giao chủ quyền, hay qua sự tiến hoá của các khuynh hướng chính trị tại Pháp. Luật thêm rằng tại miền Bắc, Diệm chẳng có bao nhiêu người ủng hộ, ngoại trừ phe Ki-tô chịu ảnh hưởng Phát-diệm. Tại Hà-nội, theo Luật, có thể có Trần Văn Lai, Trần Trung Dung và Nguyễn Xuân Chữ. SHAT (Vincennes), Indochine, 10H 1039.

Ngày 9/4/1950, Tổng lănh sự Mỹ Edmund Gullion báo cáo chính phủ Nguyễn Phan Long sắp đổ và Trần Văn Hữu có thể lên thay. Gullion nghĩ rằng Pháp hẳn muốn Diệm, nhưng Bảo Đại không đồng ư.

Giữa năm 1950, Diệm có ư định thành lập một lực lượng thứ ba, thân Mỹ, chống Pháp để lôi kéo những người bất măn trong hàng ngũ Việt Minh. Cuối tháng 6/1950, tổ chức Phong Trào Quốc Gia Quá Khích ra đời ở Trung và Nam Việt, có liên hệ với Diệm.



-- baquexola (nguymutcac@yahoo.com), October 31, 2003.


Response to TuĂ´?i tre? cua? "NgĂ´ chi' si~"

May bai xuyen tac vu khong nay cung kha cong phu va mach lac lam day.

Chuan bi cho vo cho nam chung voi ca dong tai lieu vu khong; xuyen tac trieu dai Tay Son Quang Trung Nguyen-hue cua nha Nguyen la vua.

Boi tro trat trau thien ha khong tho lau dau.

-- Long dut mach. (nongdutmanh@phuchutit.com), October 31, 2003.


Response to TuĂ´?i tre? cua? "NgĂ´ chi' si~"

Ḿnh chỉ xin nói vài câu ngắn gọn ở đây thôi: Không cần biết Ông Ngô Ị́nh Diệm, Ông Nguyễn văn Thiệu, Hồ Chí Minh là đúng hay là sai, lịch sử việt nam sẻ có chổ dành cho các ông ấy. Chỉ biết rằng lịch sử thề giới của loài người chúng ta đang thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là bóng đen và hiểm hoạ của loài người và những kẻ tôn thờ chủ nghĩa đó chẳng qua là lủ phi nhân bạo tàn. V́ vậy chủ nghĩa đó đă bị đào thải v́ không thích hợp với trào lưu tiến bộ của con người và nó đă sập ngay tại cái nôi cách mạng tháng mười của nó; và c̣n những thằng cộng sản khác th́ đang giăy dụa 1 cách ngu đần vô vọng. Chủ nghĩa cộng sản đă, đang và sẻ chấm dứt; không ai sẻ thay đổi được quy luật này của lịch sữ. Chỉ c̣n những thằng cộng sản "cơ hội" là cố bám lấy 1 chút cức đái dư thừa của chũ nghĩa cộng sản để làm giàu cho bản thân, bọn này không khác những con sán lăi trong dống phân hôi thối "cộng sản" của lịch sữ nhân loại đă đào thăi ra... Chúng thật đáng khinh bỉ!

-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), October 31, 2003.

Moderation questions? read the FAQ