VN thừa nhận không kiểm soát nổi Internetgreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
VN thừa nhận không kiểm soát nổi Internet
HÀ NỘI 02-03 - “Không cơ quan nào quản lý hết thông tin trên web được!”- Ðó là lời của ông Ðỗ Quý Doãn, Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin của Việt Nam (cơ quan quản lý hầu hết hệ thống xuất bản sách báo, phát thanh truyền hình...) với hãng tin VietnamNet khi được hỏi về việc nhà cầm quyền Việt Nam ra lệnh siết chặt hơn nữa các website cung cấp thông tin trên Internet của Việt Nam.
Theo lệnh này, kể từ ngày mùng 1 Tháng Ba năm 2005, Bộ Văn Hóa Thông Tin bắt đầu thực hiện việc kiểm tra, xử phạt đối với các báo điện tử và website tin tức hoạt động trái với quy định của chính quyền Việt Nam.
Nguyên văn lệnh này được Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lại cho biết: “Yêu cầu các báo điện tử, các ICP, các trang tin điện tử trên Internet (được cấp giấy phép hoạt động) phải thực hiện việc ghi đầy đủ các thông tin trên trang chủ. Những thông tin này bao gồm tên gọi của báo điện tử, ICP, các trang tin điện tử, tên cơ quan chủ quản; số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp, họ tên tổng biên tập (đối với báo điện tử), hoặc người chịu trách nhiệm chính (đối với nhà cung cấp thông tin, trang tin điện tử); địa chỉ, điện thoại, fax, email liên lạc. Thời gian qua, do những lỏng lẻo trong việc quản lý, nhiều trang tin, báo điện tử đã có những vi phạm cả về nội dung thông tin (đưa ảnh sex lên trang tin), cũng như phương thức hoạt động (không có phép, không rõ người chịu trách nhiệm về trang web...) Bằng chứng cụ thể nhất là sự vi phạm của trang web www.tintucvietnam.com, với rất nhiều thông tin gây “sốc” với bạn đọc (nhất là trong mục tình yêu, giới tính). Cuối năm 2004, trang web này đã bị đình chỉ hoạt động vì không có giấy phép, không rõ nguồn gốc trang web sau... vài năm tồn tại công khai”.
Theo lời ông Ðỗ Quý Doãn, tại Việt Nam hiện có khoảng 70 báo điện tử và nhà cung cấp thông tin trên Internet ICP và 2,500 website đã được cấp phép.
Hoạt động của các báo điện tử này phải tuân thủ theo quy định của luật báo chí về trách nhiệm, nghĩa vụ việc cung cấp thông tin.
Về việc một số website trong nước nhưng đặt máy chủ ở nước ngoài, ông Doãn cho biết là “tên miền” không thuộc quản lý của Bộ Văn Hóa Thông Tin, mà do Bộ Bưu Chính Viễn Thông quản lý. Vì sao người ta đặt máy chủ ở nước ngoài? Lý do là các máy này có đường truyền chất lượng tốt tốc độ cao. Nếu Việt Nam nâng cao chất lượng của đường truyền sẽ kéo người ta về đặt máy chủ ở trong nước. Ngay từ năm 1997, ICP của Trung Tâm Tin Học thuộc Tổng Cục Du Lịch đã đặt máy chủ ở nước ngoài.”
“Các quy định pháp lý cho việc quản lý, cung cấp thông tin trên Internet đang rất thiếu. Ví dụ, việc phân định rạch ròi các khái niệm báo điện tử, các nhà cung cấp ICP và các trang tin điện tử như thế nào chưa có quy định rõ ràng. Thứ hai là thiếu các chế tài xử lý. Trong khi chúng tôi đang tập xử lý các vi phạm tại đại lý Internet công cộng, thì trên thực tế đã phát sinh ra hàng loạt tệ nạn mới như chat sex, tung hình khiêu dâm trên mạng, xem sex trên di động...”
Ông Doãn thừa nhận: “Theo tôi, không thể có cơ quan nào có thể quản lý được hết thông tin trên mạng. Thậm chí, ngay cả báo viết, chúng tôi cũng chưa thể quản lý triệt để, huống hồ đây lại là một xã hội ảo...”
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 03, 2005
Duoi che do XHCN Stalinist cai me gi dang CS cung muon kiem soat ca,xin loi hoi tuc mot chut ,khong biet trong tuong lai dang co the kiem soat luon cai muc CHOI cua dan chung hay khong?Thi du nhu moi cong dan XHCN phai bao cao voi CA phuong dem qua da de vo hay dao bao nhieu lan ,tai sao ? O dau ? Ro chan bo me!
-- Lin Ho (Lin@hotmail.com), March 04, 2005.