Báo Chí tại Viêtnam bị đạn nạn !!!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Website tintucvietnam có thể bị Bộ Văn Hóa ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn



Ba ngày qua những người truy cập vào địa chỉ của tintucvietnam đều gặp thông báo server hiện đang quá tải. Mới đây, thông báo đổi lại là server hiện đang được nâng cấp.

Tuy nhiên theo những nguồn tin riêng của mạng thông tin trực tuyến VietnamNet th́ sự trở ngại liên quan nhiều hơn đến tính pháp lư của www.tintucvietnam.com , không phải là nâng cấp, quá tải, hay bị hacker tấn công.

Theo báo Tuổi Trẻ th́ bộ văn hóa thông tin và đơn vị pḥng chống tội phạm mạng thuộc bộ công an chuẩn bị đưa ra quyết định chính thức đóng cửa vĩnh viễn website này.

Phó chánh thanh tra bộ văn hóa thông tin, ông Vũ Xuân Thành, cho biết hôm nay hai cơ quan vừa kể có cuộc họp để ấn định mức phạt đối với chủ nhân của tintucvietnam.com.

Tuy nhiên khi VietnamNet thử t́m hiểu th́ không thể xác minh chủ nhân của website này là ai.

Ông Vương Vũ Thắng, Tổng giám đốc Vinacom, đơn vị được coi là chủ đầu tư của website đó, từ chối trả lời VietnamNet về vấn đề này.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 12, 2005

Answers

Response to BĂ¡o ChĂ­ tại ViĂªtnam bị đạn nạn !!!

Website Trí Tuệ Việt Nam bị đ́nh chỉ hoạt động



Lời giới thiệu: hôm thứ Hai, nhà cầm quyền Việt Nam ra lệnh đ́nh chỉ hoạt động của Nhóm Trí tuệ Việt Nam trên mạng tin học toàn cầu Internet, đồng thời phải giải tŕnh với các co quan chức năng của nhà nước về nội dung được loan tải trên trang Web của họ. Tổng hợp những thông tin liên hệ về diễn biến này, Lê Dân lược thuật như sau...

Nhóm Trí tuệ Việt Nam quy tụ những người trẻ và trang Web của họ qua địa chỉ http://ttvnonline.com đă phục vụ một cộng đồng hơn 6 ngàn thành viên tại 26 quốc gia trên thế giới.

Khởi đầu chỉ là một trang Web đơn sơ hồi năm 2000, cho phép hỏi đáp dưới dạng diễn đàn, nhóm tác giả ttvnonline đă bổ sung những tính năng mới như thư điện tử, hội thoại, thông điệp tức thời, tŕnh duyệt, tŕnh đọc tin...

Đến năm 2001, trang Web của Trí tuệ Việt Nam đoạt giải nhất toàn quốc trong cuộc thi do Hội Tin học tổ chức, và đoạt giải nh́ trong cuộc bầu chọn những Web sites hay nhất trong năm của tạp chí PC World. Ngay tờ Lao Động hôm 29 tháng Tư vừa qua đă hết lời khen ngợi trang Web ttvnonline và cá nhân anh Vương Vũ Thắng đă giúp giới trẻ gặp gỡ, giao lưu trên mạng, lại c̣n tổ chức được rất nhiều hoạt động lư thù, bổ ích.

Thế nhưng thời gian gần đây đă đôi lần có tin nói rằng nhà nước sắp cấm hoạt động của nhóm trí thức trẻ này, sau khi các trường hợp mà nhà cầm quyền Việt Nam cho là vi phạm luật pháp như vụ ông Phạm Hồng Sơn bị bắt giam v́ trích dịch và loan tải những bài viết nói về thế nào là chế độ dân chủ thực sự, không giống như loại dân chủ do nhà nước phổ biến, ông Lê Chí Quang đăng bài chỉ trích quyết định của Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.

Đến thứ Hai vừa qua th́ bộ Văn hóa-Thông tin chính thức yêu cầu doanh nghiệp tư nhân VVT Inovative Solutions ở Hà Nội hoạt động trong lănh vực công nghệ thông tin, phải đ́nh chỉ trang Web ttvnonline và những người phụ trách phải giải tŕnh về nội dung các hoạt động của trang Web này.

Hôm qua, thứ Tư mùng 7 tháng Tám, chúng tôi đă truy cập trang Web này để t́m hiểu và đọc được thông điệp của ban phụ trách viết nguyên văn rằng :"mạng Trí tuệ Việt Nam thân yêu đang được yêu cầu tạm đóng cửa để được cấp giấy phép chính thức. Sở dĩ có điều nay là do có một số người không thích sự phát triển cộng đồng của chúng ta, sau sự kiện ttvnonline nằm trong danh sách các trang Web được ưa chuộng tại Việt Nam".

Nhận định như vậy v́ ban quản trị ttvnonline quá sức cẩn thận, chỉ nêu khía cạnh cạnh tranh về thương mại và tính phổ cập từ phía một số hoạt động tin học do nhà nước chủ trương, mà cố tránh né sự trấn áp về chính trị và về các quyền tự do căn bản của con người.

Các hăng thông tấn quốc tế hôm qua đều loan tin này với những đoạn nhắc nhở đến các người viết trên Internet đang bị giam giữ như các ông Trần Khuê, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn.

Ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành tổ chức quốc tế Reporteurs Sans Frontières, tức Kư giả Không Biên giới, đă phát biểu rằng việc đ́nh chỉ hoạt động trang Web ttvnonline là bằng chứng mới nhất cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang ra sức trấn áp các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân.

Đối với người trong nước, nhất là với những người trẻ có học, th́ việc phát biểu quan điểm, nhận xét hoặc kiến thức trên Internet không có ǵ là sai trái. Rất nhiều người mong muốn được hưởng tự do thông tin để có sự lựa chọn, cân nhắc, chứ không c̣n để phải theo thông tin một chiều do nhà nước cấp nữa.

Điển h́nh như bà Vũ Thúy Hà, vợ ông Phạm Hồng Sơn là người bị bắt giam về tội phát tán trên Internet một tài liệu nói về chế độ Dân chủ thực sự: Ộ...việc làm của anh Sơn là hết sức đứng đắn và nghiêm túc. Không có ǵ là sai trái cảỢ.

May mắn nhất, theo thông điệp của ban quản trị trang Web ttvnonline là một nhóm thành viên của mạng đă backup được toàn bộ dữ liệu của ttvnonline và hosting tại nước ngoài. Mọi thành viên có thể truy cập theo địa chỉ tạm thời là http://www.vietol.com và vẫn có thể sử dụng username và password sẵn có.



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 12, 2005.

Response to BĂ¡o ChĂ­ tại ViĂªtnam bị đạn nạn !!!

Lại một lần nữa CHXHCN Vit Nam đă chứng tỏ cho thế giới rằng Vịt Nam CNXH lai căng cũng đă có tự do báo chí.

Có lẽ nhiều mạng và báo điện tử sẽ được đảng cho khai tử, một khi bang giao Việt-Hoa đă tiến đến đỉnh cao ǵ nào?

Coi bộ đảng CSVN đang thụt lùi về sau để bảo vệ quyền lợi của bọn phủ lợn luộc

-- (Việt Nhân @ Filson.Net), January 12, 2005.


Response to BĂ¡o ChĂ­ tại ViĂªtnam bị đạn nạn !!!

***

That web site TINTUC mi`nh Vietnam from TX / USA

PS: It will be aired sonn, traffic jamed :)))

-- Dont do idiot MENTAL like you R VC real one :)))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), January 12, 2005.


Response to BĂ¡o ChĂ­ tại ViĂªtnam bị đạn nạn !!!

VnExpress, nạn nhân của "quyền tự do báo chí tùy tiện"



Cả hai tuần nay kể từ khi đích thân Thủ tướng Việt Nam ra lệnh xử lư đối với tổng biên tập và các phóng viên của báo điện tử VnExpress, truyền thông Việt Nam hầu như nín lặng. Chỉ có báo Hà Nội Mới hôm mùng 9 tháng Mười Một loan tin về vụ việc này và sau đó đài BBC và Á châu Tự do có đề cập tới.

Trước tiên, báo điện tử Tin nhanh Việt Nam VnExpress ra đời vào tháng 2 năm 2001 và chính thức được nhà nước công nhận là cơ quan báo chí vào tháng 11 cùng năm.

Trang web của VNExpress đăng bài "chạy đua sở hữu ô tô cao cấp phục vụ ASEM 5".

*Merc cao cấp phục vụ ASEM 5


Sự ra đời của VnExpress đă làm thay đổi hoạt động báo chí trong nước. Từ vài trang web phiên bản điện tử của báo giấy, ngày nay Việt Nam có trên 20 trang báo điện tử, trong số đó duy chỉ có VnExpress là không nằm trong chế độ bao cấp và có đường hướng hoạt động riêng.

Ngày nay, VnExpress có hơn 800 ngàn độc giả thường xuyên với trung b́nh 13 triệu lượt người truy cập mỗi tháng, tiếp tục là website tiếng Việt đứng đầu thế giới, theo thống kê của alexa.com.

Sự thành công của VnExpress phát xuất từ chủ trương của công ty chủ quản là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT. Thành lập từ năm 1988, cho tới nay công ty FPT đă trở thành biểu tượng cho nền công nghiệp tin học của Việt Nam, có nhiều nỗ lực khuyến khích tài năng trẻ như tổ chức nhiều cuộc thi thắp sáng tài năng trẻ, từng được chính phủ trao huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2003.

Từ khi công ty FPT cho ra đời báo điện tử Tin nhanh Việt Nam VnExpress, số người truy cập vào trang web này không ngừng gia tăng, phần lớn là nhờ thông tin trung thực, chính xác và đuợc cập nhật liên tục suốt 24 giờ.

Mercedes-Benz, Home of Mercedes-Benz Luxury Automobiles. Người ta có thể theo dơi diễn tiến của các vụ chuyên án như của Năm Cam, Lương Quốc Dũng....hoặc những cuộc điều tra của thanh tra nhà nước về các sai phạm tại tổng công ty bưu chính viễn thông VNPT, tổng công ty Thủy sản SEAPRODEX....

Thế nhưng những điểm mạnh đó đă gây tác hại cho báo điện tử Tin nhanh Việt Nam. Tờ Hà Nội Mới ngày 9 tháng 11 vừa qua cho biết sau khi bộ Văn hóa-Thông tin có công văn ngày 25 tháng 10 tŕnh Thủ tướng về việc xử lư sai phạm của báo điện tử VnExpress trong thông tin xung quanh việc nhập khẩu 78 chiếc ô tô Mercedes phục vụ hội nghị ASEM, Thủ tướng đă cho những sai phạm đó là đặc biệt nghiêm trọng.

Theo ông Phan văn Khải th́ báo điện tử không chỉ vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quản lư của Nhà nước về báo chí, mà c̣n gây dư luận xấu trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các phần tử xấu kích động dư luận chỉ trích, phê phán và bôi nhọ chính phủ Việt Nam.

"...vâng, như tờ Hà Nội Mới đưa tin là đúng đấy ạ. Hiện nay th́ vẫn đang chờ quyết định để thực thi đấy ạ. Nhưng bọn em không có thẩm quyền để trả lời thêm..."

Một nhân viên VnExpress xác nhận.

Vụ việc khi chúng tôi t́m cách kiểm chứng th́ được một nhân viên VnExpress xác nhận như sau: "...vâng, như tờ Hà Nội Mới đưa tin là đúng đấy ạ. Hiện nay th́ vẫn đang chờ quyết định để thực thi đấy ạ. Nhưng bọn em không có thẩm quyền để trả lời thêm..."

Ngày 10 tháng 10, đài BBC cho biết khi tờ VnExpress loan tin tức liên quan đến việc Hà Nội nhập về 78 chiếc Mercedes cực sang để sử dụng sau hội nghị ASEM, Thủ tướng Phan văn Khải đă không hài ḷng và thậm chí c̣n muốn đóng cửa tờ báo, nhưng cưối cùng nhờ một số quan chức ngành văn hóa can thiệp nên chỉ dừng ở mức độ khiển trách mà thôi.

Tuy nhiên không giới chức nào, kể cả ông Khải, cho biết là tờ VnExpress loan tin sai sự thật ở chỗ nào. Thời gian cuối tháng Chín, đầu tháng Mười vừa qua, các tờ Tuổi Trẻ, Người Lao động, Hà Nội Mới và nhiều báo khác, đều đă cùng VnExpress loan báo về việc Mercedes- Benz Vietnam bàn giao cho chính phủ Việt Nam 78 chiếc xe loại S- Class sang trọng để phục vụ cho hội nghị cấp cao ASEM. Tờ Hà Nội Mới viết rằng chính phủ Việt Nam "mượn" xe cho hội nghị, tờ Tuổi Trẻ cho biết thêm là công văn của Thủ tướng đồng ư cho Mercedes-Benz Vietnam được phép bán toàn bộ số xe trên tại thị trường Việt Nam sau khi hội nghị kết thúc.

Mercedes-Benz, Home of Mercedes-Benz Luxury Automobiles. Tờ Người Lao động hôm 14 tháng Sáu c̣n cho biết theo ông Nguyễn Hợp Kỳ, trưởng pḥng đối ngoại của Mercedes Vietnam th́ 78 chiếc xe này được nhập nguyên chiếc từ Đức theo dạng CBU, nhưng chỉ phải chịu thuế theo dạng CKD tức nhập linh kiện về nước lắp ráp. Như vậy, thay v́ mức thuế tổng cộng lên đến gần 300% theo dạng CBU, ngoài thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt 24%, với 78 chiếc S-Class, Mercedes Vietnam chỉ phải trả thêm 25% thuế nhập khẩu linh kiện giành cho xe dưới 5 chỗ mà thôi.

Báo VnExpress chỉ có khác những tờ báo kia ở chỗ nói về cuộc "chạy đua sở hữu ô tô cao cấp phục vụ ASEM 5", mà cuộc đua chưa bắt đầu, lại đă kết thúc. Lư do là toàn bộ số xe đă được đặt mua hết, kể cả ba chiếc "siêu xe" S600 giá 279 ngàn đôla một chiếc, và hai chiếc "siêu thể thao" S55 AMG giá 269 ngàn đôla một chiếc.

Đài BBC cho biết là kèm với những tin tức đó, tờ VnExpress c̣n mở một diễn đàn cho độc giả nêu lên nhận xét của họ và có những ư kiến không làm giới lănh đạo hài ḷng.

Chúng tôi xin đơn cử ư kiến của độc giả Van Cong Ngoc đăng trên VnExpress ngày 23 tháng Chín vừa qua. Bức thư có phần kết thúc rằng : "như vậy đâu c̣n kỷ cương phép nước nữa ? Muốn đi xe xịn, xin mời, nhưng phải nộp thuế. Đó là chưa kể người dân b́nh thường có khả năng mua những chiếc xe đó không? Hay chỉ giải quyết nội bộ cho một số người nhất định, quen biết nhất định ? Có lẽ chính phủ bận quan tâm tới các vụ tham nhũng ở Bưu điện, Dầu khí, Điện lực rồi, c̣n cái vụ này xem ra quá nhỏ so với các vụ xảy ra ở các tổng công ty độc quyền của nhà nước".

Bạn nghĩ ǵ về vụ việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org Độc giả này đoán nhầm, v́ chính Thủ tướng Việt Nam đă quan tâm đến vụ này, nhưng thay v́ đưa ṭan bộ số xe ra đấu giá và bắt nộp thuế đúng mức, th́ ông tổng biên tập tờ VnExpress bị mất chức. Ông Khải c̣n ra lệnh cho bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ FTP, chủ quản báo điện tử VnExpress, phải kiểm điểm lănh đạo và có kỷ luật thích đáng đối với các cá nhân khác của báo điện tử VnExpress có liên quan đến những điều mà ông gọi là "sai phạm" vừa kể.

Sự can thiệp mạnh mẽ của Thủ tướng Phan văn Khải đă làm cho hầu hết mọi nhà báo khác phải có thái độ hết sức dè dặt, không ai dám hó hé điều ǵ. Khi chúng tôi t́m hiểu, phần lớn chỉ dám nói thoáng qua mà thôi: ".....các ông ấy chỉ bị một cái khuyết điểm ǵ đó nên bị khiển trách vậy mà. VnExpress đấy, th́ tôi chỉ nghe như thế thôi...."

Bên cạnh tin tổng biên tập, giám đốc VnExpress bị kỷ luật, độc giả Việt Nam mấy ngày qua c̣n được đọc tin ông Trần Ngọc Thắng, nguyên phó giám đốc Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không Miền Nam, do tố cáo tham nhũng mà bị trù dập, buộc phải nghỉ việc, dù những kẻ bị tố cáo đều bị bắt giam.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 12, 2005.


Response to BĂ¡o ChĂ­ tại ViĂªtnam bị đạn nạn !!!

Pháp phản đối quyết định đóng cửa tờ Sinh Viên Việt Nam của Hà Nội



Thy Nga

Dạo gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam tung ra đợt bắt bớ các kư giả độc lập, và những người bất đồng chính kiến. Mới đây nhất là lệnh đóng cửa tờ Sinh Viên Việt Nam, một tuần báo do chính phủ Pháp tài trợ trong chương tŕnh huấn luyện báo chí tại Việt Nam. Phản ứng của giới chức Pháp ra sao khi nghe tin đó?

Tuần trước, báo Sinh Viên Việt Nam nhận lệnh của bộ Văn Hóa Thông Tin buộc phải ngừng ấn hành kể từ ngày 15 tháng Bảy. Báo chí nhà nước đăng tải lệnh này, nêu lư do đưa tới quyết định đó là v́ tờ báo “liên tiếp sai phạm trong nội dung bài vở, về cách chọn h́nh ảnh cũng như về sự tŕnh bày”. Theo bộ Văn Hóa Thông Tin th́ trong các số trước đây của tờ Sinh Viên Việt Nam, nội dung một số bài không phù hợp với nguyên tắc và tôn chỉ, như qui định trong giấy phép hoạt động. Điển h́nh là trong số báo phát hành ngày 20 tháng Năm 2002, có một bài viết về sự cực khổ mà lớp trẻ Việt Nam phải trải qua khi t́m kiếm việc làm.

Bài này kèm theo tấm ảnh một tờ giấy bạc in h́nh ông Hồ Chí Minh vứt trong bồn cầu tiêu. Bộ Văn Hóa Thông Tin nói rằng như vậy là vi phạm điều số 6 và điều số 10 của luật báo chí Việt Nam trong đó qui định trách vụ của giới truyền thông đối với quốc gia, và liệt kê danh sách những đề tài cấm đề cập đến, trong đó tối kỵ là chỉ trích hoặc viết sai lệch tiểu sử của ông Hồ chí Minh.

Trong các số báo bị lên án, có số phát hành ngày 7 tháng Bảy 2003, ngoài b́a in h́nh bức tượng một người đàn ông và một người đàn bà khỏa thân. Về vụ này, một viên chức bộ Văn Hóa Thông Tin nói rằng tờ Sinh Viên Việt Nam đăng chuyện giật gân nhằm hấp dẫn người đọc. Như vậy là vượt quá các nguyên tắc công việc, và xúc phạm sở hiếu của dân tộc Việt. Do đó, bộ đă ra lệnh cho tất cả nhân viên của báo này, người nào liên quan đến các số báo có nội dung và h́nh ảnh xúc phạm như kể trên, phải tự kiểm thảo. Đồng thời, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng nhận được lệnh là áp đặt thêm nữa các biện pháp trừng trị tờ Sinh Viên Việt Nam. Bộ Văn Hóa Thông Tin cho hay tiếp là sau ba tháng áp dụng biện pháp, việc duy tŕ hay băi bỏ lệnh đ́nh bản tờ Sinh Viên Việt Nam sẽ được đưa qua cho Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Đảng Cộng Sản quyết định.

Giới chức Pháp phản ứng ra sao khi nghe tin tờ báo do họ tài trợ bị đ́nh bản? Thông tấn xă AFP trích lời một chính khách Pháp nói rằng tờ Sinh Viên Việt Nam được biên soạn một cách chuyên nghiệp và rất phổ biến trong giới sinh viên và thanh niên người Việt. Đây là thành quả hữu ích của chương tŕnh huấn luyện báo chí mà chính phủ Pháp tổ chức tại Việt Nam. Do đó, tuần rồi, đại sứ Pháp tại Hà Nội đă viết thư gởi Bộ trưởng Văn Hóa Thông Tin, Phạm Quang Nghị, chính thức phản đối quyết định của chính phủ Việt Nam.

Cũng tuần trước, vào hôm thứ Năm, tổ chức “Kư Giả Không Biên Giới” gọi tắt là RSF, trụ sở tại Paris đă ra thông cáo kêu gọi bộ trưởng Phạm Quang Nghị hủy bỏ tức khắc lệnh đ́nh bản tờ Sinh Viên Việt Nam v́ theo RDF th́ biện pháp này khiến giới truyền thông phải đương đầu với nhiều khó khăn trong công tác tường tŕnh bằng bài viết hoặc qua h́nh ảnh. Tổ chức RSF cũng hối thúc ṭa đại sứ Pháp tại Việt Nam vận động với chính phủ Pháp về vấn đề đó.

Chúng tôi cũng liên lạc với Ủy Ban Bảo Vệ Kư Giả, văn pḥng tại New York, để hỏi phản ứng của tổ chức này. Phối hợp viên đặc trách về Á châu, bà Kavita Menon, nói là Ủy Ban Bảo Vệ Kư Giả vẫn đang điều tra để biết đích xác sự việc xảy ra như thế nào về vụ tờ báo bị đ́nh bản. Xem có thực sự là nội dung bài vở và h́nh ảnh mà tờ báo đó đăng hoặc tŕnh bày, xúc phạm tới chính quyền hay không.

Ủy ban được biết đây là một tờ báo phổ biến trong giới trẻ, có bài vở sống động chứ không như những báo chí thông thường tại Việt Nam. Giới trẻ ở Việt Nam lại là thành phần đông đảo, cần chú ư đến. Ủy Ban đang xét xem quả thực, tờ báo đó có nội dung vượt quá qui định của nhà nước, có h́nh ảnh gây khó chịu không? Hay là có chuyện ǵ khác bên trong?



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 12, 2005.


Moderation questions? read the FAQ