Sound On PLS:::Staying Alive:::Bee Gees:::"Cờ Bay, Cờ Bay, Tung Trời Ta Về Với Quê Hương"greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
"Cờ Bay, Cờ Bay, Tung Trời Ta Về Với Quê Hương"
Trần Gia Phụng
Lá cờ của một hội đoàn, tổ chức, đảng phái, chế độ hay quốc gia đều là biểu tượng nói lên mục đích, cứu cánh, hay lư tưởng mà lá cờ đại diện. Nhân dịp dư luận sôi nổi về việc Hội đồng Giám sát Thành phố San Francisco thừa nhận là cờ Việt Nam Quốc gia là lá cờ của Cộng đồng Việt Nam tại thành phố có Ṭa Lănh sự của chế độ Hà Nội hiện nay, chúng ta thử ôn lại ư nghĩa của các lá cờ Việt Nam từ năm 1945 cho đến ngày nay.
1.- CỜ CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Ngày 9-3-1945, bằng cuộc hành quân Meigo, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Nhật lên tiếng trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ ḥa ước bảo hộ kư kết giữa Việt Nam và Pháp năm 1884 và đưa ra bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày 11-3-1945. Ngày 14-7-1945, ông Trần Trọng Kim lập chính phủ tân tiến đầu tiên gồm các bộ theo kiểu tây phương. Do sự cưỡng ép của Nhật Bản, chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ An ninh, hay bộ Quốc pḥng, v́ lúc đó Nhật muốn nắm toàn quyền quân sự tại Đông Dương. Chính v́ vậy mà Việt Minh mới dễ cướp được chính quyền năm 1945.
Ngày 2-6-1945, chính phủ Trần Trọng Kim chọn quốc kỳ nền vàng, trên có ba sọc đỏ theo h́nh quẻ ly. Quẻ ly là một trong tám quẻ đơn của bát quái trong kinh Dịch. Quẻ ly gồm ba hào (vạch): hào dương dưới cùng (một vạch ngang), hào âm ở giữa (một vạch đứt ở giữa), và hào dương trên cùng (một vạch ngang). Ly vi hỏa là lửa, sáng màu đỏ. Theo quan niệm của Hậu thiên bát quái trong kinh Dịch, ly đóng ở phương nam. Như vậy, màu vàng của nền cờ mới vừa là màu cờ long tinh cũ của hoàng gia (truyền thống), vừa tượng trưng cho "thổ", thích hợp với quẻ ly để chỉ vị trí nước ta (phương nam), và cả về màu sắc (hỏa, màu đỏ, sinh thổ, màu vàng, theo ngũ hành tương sinh), đồng thời với ư nghĩa người Việt Nam máu đỏ da vàng.
2.- CỜ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Ngày 14-8-1945, Nhật Bản đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ. Lợi dụng khoảng trống chính trị, lúc Việt Nam lâm vào t́nh trạng vô chính phủ, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh do cộng sản chỉ huy, tổ chức cướp chính quyền, ép vua Bảo Đại thoái vị ngày 25-8-1945. Hồ Chí Minh lập chính phủ ngày 2-9-1945.
Hồ Chí Minh chọn lá cờ của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, tức Mặt trận Việt Minh làm quốc kỳ. Đó là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng, phỏng theo hồng kỳ của đảng Cộng Sản và nhà nước Liên Xô, cũng như đảng Cộng Sản Trung Hoa. Tuy khác nhau về h́nh thức và cách sắp đặt các ngôi sao, cờ Liên Xô và Trung Cộng cũng nền đỏ với các ngôi sao vàng. Lá cờ cộng sản Việt Nam mang ba ư nghĩa rơ rệt.
Thứ nhất, đây là lá cờ của Mặt trận Việt Minh. Mặt trận Việt Minh do đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập, gồm đa số là đảng viện cộng sản. Lấy lá cờ của một tổ chức để làm lá cờ tổ quốc là một sự áp đặt thô bạo lên tinh thần và tâm tư t́nh cảm của dân tộc. Sự áp đặt chứng tỏ tính cách độc tài của chế độ cộng sản.
Thứ nh́, h́nh thức lá cờ nầy phỏng theo các hồng kỳ các đảng cộng sản nước Liên Xô và Trung Hoa. Việc du nhập h́nh thức lá cờ cộng sản ngoại lai phản ảnh đúng chủ trương của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản là du nhập chủ thuyết Mác xít – Lê nin nít và lư thuyết Mao Trạch Đông, thay thế nền văn hóa dân tộc cổ truyền, làm đảo lộn các giá trị nhân bản Việt Nam.
Thứ ba, xuất phát từ phong trào cộng sản quốc tế ngoại nhập, cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho một chế độ tay sai của ngoại bang. Bí thư thứ nhất của đảng Lao Động Bắc Việt là Lê Duẩn đă từng tự hào: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi kư chính trị của một người không làm chính trị, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích.) Chẳng những làm lính đánh thuê cho ngoại bang, đảng CSVN c̣n nhượng đất do tổ tiên để lại cho ngoại bang. Dân chúng Việt Nam không bao giờ quên việc đảng CSVN đă giết hại không biết bao nhiêu lương dân vô tội từ những cuộc thủ tiêu năm 1945, đến cải cách ruộng đất, rồi tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) và đày ải hàng triệu người Việt Nam đến các trại giam nơi các vùng rừng thiêng nước độc sau năm 1975. Dân tộc Việt Nam cũng không thể nào tha thứ việc cộng sản Hà Nội đă kư hai hiệp ước vào các năm 1999 và 2000 nhượng đất và mặt biển cho CHNDTH.
Chế độ cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đă kềm hăm đất nước trong ṿng chậm tiến, nghèo khổ khó khăn về mọi mặt. Cho đến hôm nay, sau 28 năm ḥa b́nh kể từ 1975, không kể một thiểu số ở thành thị, đại đa số dân chúng ở nông thôn vẫn c̣n nghèo khó, lợi tức đồng niên trung b́nh tính theo đầu người trên toàn cơi Việt Nam chỉ khoảng 400 Mỹ kim (Báo cáo của cuộc họp Hội “Việt Kiều” do nhà cầm quyền cộng sản tổ chức tại Hà Nội tháng 7-2003). Con số nầy chưa chắc đúng với thực tế xă hội Việt Nam hiện nay v́ Hội “Việt Kiều” là một tổ chức do Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, lập ra. Tuy nhiên đây vẫn là con số rất thấp so với các nước Đông Nam Á chứ chưa nói so với Âu Mỹ. Trong khi tự do dân chủ hiện là xu thế chung trên toàn thế giới, tại Việt Nam, dân chúng chưa có quyền tự do tôn giáo, tự do chính trị, tự do báo chí, tự do lập hội...
3.- CỜ CHẾ ĐỘ QUỐC GIA
Sau khi Đức thất trận tại Âu châu và trước khi Nhật đầu hàng ở Á châu, từ ngày 17-7 đến 2-8-1945, đại diện Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô cùng họp tại Potsdam, ngoại ô Berlin, để bàn về các vấn đề hậu chiến, và vấn đề Nhật Bản đang c̣n chiến đấu ở Á Châu. Đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ư qua truyền thanh) cùng gởi một tối hậu thư cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. (Liên Xô không được tham dự vào tối hậu thư nầy v́ lúc đó, Liên Xô chưa tham chiến ở Á Châu.) Tối hậu thư buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện của Đồng minh như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế quốc... Riêng về vấn đề Đông Dương, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tối hậu thư nầy không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước.
Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945. Thi hành tối hậu thư Potsdam, Trung Hoa đưa quân vào Hà Nội và Anh vào Sài G̣n. Quân đội Pháp theo chân quân đội Anh, dần dần tái chiếm miền Nam và thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị ngày 1-6-1946 do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh cầm đầu. Ngày 10-11-1946, bác sĩ Thinh từ trần tại tư gia mà dư luận cho rằng ông bị Pháp lừa gạt, nên thất vọng tự tử. Bác sĩ Lê Văn Hoạch lên thay, nhưng v́ quan điểm Nam Kỳ tự trị, nghĩa là tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, nên chính phủ nầy không được dân chúng ủng hộ. Pháp mời ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng.
Ông Nguyễn Văn Xuân là một sĩ quan trong quân đội Pháp. Nguyên khi ông Hồ Chí Minh lập chính phủ ngày 2-9-1945, ông Hồ đă mời ông Nguyễn Văn Xuân giữ chức Bộ trưởng không bộ nào (quốc vụ khanh), nhưng chẳng bao lâu, ông Xuân không đồng ư với ông Hồ Chí Minh, bỏ về Sài G̣n, làm phó thủ tướng trong chính phủ Nguyễn Văn Thinh.
Cuối năm 1946, ông Nguyễn Văn Xuân sang Pháp, rồi năm sau trở về Việt Nam, thay ông Lê Văn Hoạch làm thủ tướng chính phủ lâm thời Nam Việt ngày 1-10-1947. Lúc bấy giờ đại biểu ba miền đất nước cùng về Sài G̣n thành lập chính phủ lâm thời trung ương Việt Nam ngày 23-5-1948 do ông Nguyễn Văn Xuân đứng đầu.
Chính phủ Nguyễn Văn Xuân đă trưng cầu ư kiến dân chúng về h́nh thức lá cờ. Khi đó có năm lá cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ do đại diện Phật giáo Ḥa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận v́ có ư nghĩa nhất, lại không phức tạp. Ngày 2-6-1948, thủ tướng Xuân công bố lá quốc kỳ mới h́nh chữ nhật, chiều ngang bằng hai phần ba chiều dài, nền vàng giống như cờ của Trần Trọng Kim, nhưng thay v́ quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau chạy dài theo chiều ngang của lá cờ.
Ư nghĩa thứ nhất của lá cờ nầy là tính thống nhất và toàn vẹn lănh thổ. Lúc đó, người Pháp muốn Nam Kỳ tự trị, tách ra khỏi Việt Nam, nhưng toàn dân Việt Nam chống đối điều đó, và riêng tự thân các chính trị gia cũng như dân chúng miền Nam cũng quyết liệt chống đối điều đó, và muốn cùng đứng chung trong cộng đồng dân tộc. Ba sọc đỏ tượng trưng cho sự thống nhất ba miền lănh thổ Bắc, Trung, và Nam phần của đất nước, trên nền vàng tượng trưng căn bản của quốc gia.
Thứ nh́, lá cờ nầy báo hiệu sự xuất hiện của một khuynh hướng chính trị mới ở khắp Bắc, Trung và Nam phần Việt Nam lúc đó, là khuynh hướng chính trị dân tộc độc lập, chống lại sự đô hộ của Pháp, nhưng ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp để chống Việt Minh cộng sản độc tài đang được Liên Xô và Trung Cộng hỗ trợ. Khuynh hướng nầy càng rơ nét khi cựu hoàng Bảo Đại về nước làm Quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam sau khi kư hiệp ước Élysée ngày 8-3-1949 với tổng thống Pháp là Vincent Auriol. Hiệp định Élysée chính thức giải kết hiệp ước bảo hộ năm 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Cựu hoàng Bảo Đại tiếp tục chọn lá cờ nầy làm quốc kỳ.
Ư nghĩa thứ ba là tính tự do dân chủ của chế độ mà lá cờ tượng trưng. Ngay từ đầu,chính phủ Nguyễn Văn Xuân đă trưng cầu ư dân về h́nh thức lá cờ. Sau đó, đại diện dân chúng tự do chọn lựa một trong các mẫu vẽ, chứ không phải là lấy lá cờ của một tập đoàn thiểu số rồi áp đặt trên ư dân như cờ cộng sản.
Khi ông Ngô Đ́nh Diệm thiết lập chế độ Cộng Ḥa, Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956, bàn chuyện thay đổi quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ư hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết nghị hoăn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới; có tất cả 350 mẫu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẫu quốc kỳ và bài hát nào hay đẹp và ư nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên lá cờ và quốc ca cũ làm biểu tượng quốc gia.
Trong cuộc chiến vừa qua, phải thẳng thắn thừa nhận rằng những nhà lănh đạo chế độ Quốc gia, từ Quốc Gia Việt Nam đến Việt Nam Cộng Ḥa có những khuyết điểm, và trong hoàn cảnh chiến tranh, chế độ nầy chưa được hoàn hảo, nhưng ít nhất lư tưởng tự do dân chủ đă được thực thi dưới các chế độ nầy. V́ thực thi dân chủ pháp trị trong lúc đang có chiến tranh với một địch thủ độc tài sắt máu, nên có những người hoạt động cộng sản nằm vùng bị phát hiện rơ rệt, mà vẫn được pháp luật che chở. Ngược lại ở miền Bắc, có ǵ lôi thôi là tù đày hay thủ tiêu ngay, không cần xét xử ǵ cả.
Ở miền Nam có tự do dân chủ mới có chuyện biểu t́nh, lên đường, xuống đường, băi khóa, băi thị ở các thành phố. Dưới chế độ độc tài đảng trị cộng sản, dân chúng đói kém khổ cực, bất công chồng chất, thế mà từ năm 1954 đến năm 1975, ở Bắc Việt, rồi từ 1975 cho đến nay, trên toàn quốc, có thấy cuộc biểu t́nh hay băi khóa băi thị nào đâu?
Người Việt ở đâu cũng như nhau. Trong nước hay ngoài nước cũng đều là người Việt. Trong nước, dân số hiện lên trên 80 triệu người, nghĩa là gấp hơn 30 lần hải ngoại. Có nhiều người trong nước, khi c̣n ở ghế nhà trường, học rất giỏi, đạt được nhiều giải quốc tế về các bộ môn toán, khoa học, hay cả môn thể thao trí tuệ là cờ vua nữa, nhưng khi lớn lên, th́ chẳng có mấy ai thành công. Lư do dễ hiểu là khi một người trẻ lớn lên, dầu thông minh lỗi lạc thế nào đi nữa, nhưng đi vào cơ chế nhà nước độc tài cộng sản, mọi sáng kiến cá nhân đều bị thui chột, mọi hoài bảo đều bị đông lạnh trong đường lối chính sách đảng.
Ngược lại, người Việt ở hải ngoại rất ít so với dân số trong nước, lại phải ganh đua gay gắt với dân chúng điạ phương ḿnh cư trú (mà họ thuận lợi về mọi mặt), nhưng vẫn thành công vẽ vang. Đây chính là sự thành công cuả những người Việt Quốc gia mang trong ḿnh lư tưởng tự do dân chủ mà lá cờ Quốc gia tượng trưng. Chẳng những thế, những người đứng dưới lá cờ Quốc gia, cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, do t́nh gia đ́nh, nghĩa đồng bào, hàng năm từ hải ngoại gởi tiền (hơn 2,7 tỷ Mỹ kim theo thống kê của Hội “Việt Kiều” Hà Nội tháng 6-2003) để viện trợ cho bà con, thân nhân bị khó khăn v́ sự bóc lột đàn áp của lá cờ cộng sản, cờ đỏ sao vàng, và đặc biệt nhà cầm quyền CSVN hàng năm hănh diện làm tổng kết và báo cáo số tiền do những người đứng dưới lá cờ chính nghĩa Quốc gia gởi về.
Sự thành công nầy càng được khẳng định thêm rơ rệt do việc càng ngày càng có nhiều thành phố của Hoa Kỳ, dù bị kẹt trong vấn đề bang giao quốc tế, vẫn thừa nhận lá cờ Việt Nam Quốc gia là lá cờ chính thức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Năm 1975, Việt Nam Cộng Ḥa thất bại về quân sự v́ nhiều nguyên nhân, trong đó chính yếu do việc thay đổi chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Chiến tranh lạnh giữa hai khối Quốc tế tư bản và Quốc tế cộng sản chấm dứt năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên tại Việt Nam, cuộc tranh chấp quốc cộng vẫn tiếp diễn. Cuộc tranh chấp nầy có tính cách chính trị, không vơ trang, giới hạn trong phạm vi nội bộ giữa người Việt Nam với nhau, và biến thái thành cuộc tranh đấu giữa độc tài đảng trị cộng sản và chủ trương tự do dân chủ đa đảng đa nguyên.
Trong cuộc tranh đấu chính trị mới nầy, khuynh hướng tự nhiên của con người, dầu có lúc bị cưỡng ép, hay lầm lạc, vẫn luôn luôn hướng về phía chính nghĩa, hay nói cách khác, phía chính nghĩa sẽ tất thắng, dầu diễn tiến chậm chạp. Hiện tượng tất thắng đầu tiên trong nội bộ người Việt là CSVN phải thay đổi, từ bỏ đường lối kinh tế cộng sản chỉ huy, quay về với nền kinh tế tự do như miền Nam, mà v́ tự ái, cộng sản đổi danh xưng là “kinh tế thị trường”. Cộng sản Hà Nội suốt ngày, suốt tháng chỉ rêu rao những lư thuyết và “tư tưởng” cộng sản rỗng tuếch vô nghĩa, trong khi cộng sản Hà Nội hoàn toàn học theo xă hội miền Nam trước 1975, biến đổi theo miền Nam. Điều nầy ai cũng nhận thấy mà không cần phải chứng minh. Chỉ có một điều duy nhất là để duy tŕ độc tài đảng trị, CSVN vẫn quyết nắm độc quyền chính trị, văn hóa, tư tưởng, chưa chấp nhận tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do chính trị, tự do tôn giáo...
Hiện tượng tất thắng thứ nh́ là sự thừa nhận của quốc tế trong phạm vi nhỏ từng điạ phương. Đó là lá cờ Quốc gia đang được chính quyền các tiểu bang, thành phố, quận hạt ở Hoa Kỳ và Úc Châu dần dần thừa nhận. Trong lịch sử thế giới, chưa có một hiện tượng ngoại giao nào lạ lùng như hiện nay: lá cờ Quốc gia của cộng đồng lưu vong được chính thức thừa nhận, trong khi lá cờ của chế độ đang cai trị tại Việt Nam lại phải xin được Hội đồng Giám sát Thành phố San Francisco cứu xét. (Tin các báo Internet ngày 23-7-2003.)
Từ sự thừa nhận của các cấp điạ phương, chắc chắn dần dần lá cờ chính nghĩa Quốc gia sẽ chinh phục thế giới, để tạo áp lực đưa đến những thay đổi chính trị tại Việt Nam. Đây là điều mà CSVN lo ngại nhất, nhưng trào lưu dân chủ hóa hiện nay là xu thế phổ biến trên toàn cầu và không thể đi ngược được. Chắc chắn rồi đây Việt Nam cũng phải đi theo xu hướng dân chủ trong cuộc hội nhập vào đời sống quốc tế.
Trong thời gian diễn tiến cuộc tranh đấu chính trị để đi đến việc giải thể chế độ cộng sản, thành lập chính thể tự do dân chủ pháp trị tại Việt Nam, hiện nay trên khắp thế giới, lá cờ Việt Nam Quốc gia đang phất phới tung bay khắp nơi một cách hănh diện từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Trong khi đó, lá cờ của chế độ đang cai trị Việt Nam, cờ đỏ sao vàng, chỉ thấp thoáng đâu đó ở bên trong vài trụ sở ngoại giao có thể đếm được trên đầu ngón tay, nhiều khi không dám treo.
Điều nầy chẳng những tạo niềm tin nơi người Việt ở hải ngoại, mà c̣n tạo niềm hy vọng nơi người Việt trong nước. Chắc chắn trong thời gian không xa, lá cờ QUỐC GIA sẽ tung bay trở lại trên bầu trời tổ quốc thân yêu trong tiếng ca vang của mọi người, “CỜ BAY CỜ BAY, TUNG TRỜI TA VỀ VỚI QUÊ HƯƠNG ...”
Trần Gia Phụng
(Toronto, 23-7-2003)
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), December 14, 2004
-- (Hồng Hà@Bạch_Đằng.Com), December 14, 2004.
South Vietnamese Heritage Flag Project
-- (Hồng Hà@Bạch_Đằng.Com), December 14, 2004.
Có người hỏi thế này ? Tại sao Toronto là thành phố có đông người Việt cư ngụ mà lại không thấy thành phố công nhận lá cờ vàng là lá cờ đại diện cho cộng đồng VN vùng Torontocâu trả lời là thế này : các tổ chức cộng đồng Việt đă hoạt động chung với hội đồng thành phố từ những năm 75 để giúp đở dân di cư gốc Việt
do đó trong các văn bản , lể lộc ....hội đồng thành phố Toronto hầu như 100% đều để lá cờ vàng sọc đỏ bên cạnh cờ Canada chứ không bao giờ lẩn lộn cả nếu có ai cắc cớ hỏi tại sao th́ sẽ được nhận câu trả lời khiến cho người nghe phải kinh ngạc bởi sự hiểu biết của họ về 2 lá cờ
trong tất cả các trường trung tiểu học đều để lá cờ vàng bên hàng chử " chào mừng " , thỉnh thoảng nếu có yêu cầu các trường sẽ để lá cờ đỏ bên cạnh lá cờ vàng nhưng dĩ nhiên chỉ được vài hôm là lá cờ đỏ bị vất vào sọt rác , chính Cầy hương đă 1 lần cho lá cờ đó vào thùng rác khi Cầy hương gọi một thầy Hiệu trưởng tuổi c̣n khá trẻ , chỉ cho ông ta thấy và hỏi hết sức đơn giản tại sao nó được cắm bên cạnh cờ vàng , Ông ta ph́ cười lấy nó ra vất đi và nói VC không thể vào trường của ông được - ông c̣n cho biết thêm hầu hết các bạn học người Việt của Ông đều không ưa lá cờ đó- cuối cùng ông xin lổi v́ bận nên không thấy lá cờ đỏ mới đươc cắm ở đó
cho nên bây giờ mà kêu hội đồng thành phố ra nghị quyết công nhận th́ bảo đảm họ sẽ ph́ cười v́ không ai phải đi công nhận một vấn đề mà họ đă công nhận gần 30 năm nay cả , hơn nửa làm một việc ǵ mà giống như bắt chước Mỷ là người Canada không thích lắm , mặc dù biết rằng Canada và Mỷ không khác ǵ nhau
Tại Ottawa đài kỷ niệm người Việt tị nạn cộng săn với cờ vàng phất phới bay được đặt không xa nhà đại sứ của việt cộng là mấy th́ đủ biết các giới chức Canada ủng hộ cộng đồng người Việt tự do tại Canada nhiều như thế nào , đừng có nói là các thành viên trong Quốc hội Canada không biết đến đài tưởng niệm này :)
-- cayhuong (cayhuong@vietcong.ngu), December 14, 2004.
Tôi không thể nào quên được lá quốc kỳ thân thương màu vàng ba sọc đỏ của ḿnh.Tôi sẽ kể lại cho con cháu ḿnh nghe những chiến tích của ông cha ta ngày xưa.
-- Huong Giang (tonnuyeukieu@yahoo.com), December 21, 2004.