Di dân lên núi rồi... để đó ... VN van con ddi kinh te moigreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Di dân lên núi rồi... để đó Lời giới thiệu: Ở nước ta không thiếu gì những vùng kinh tế mới "ngon lành", và cũng không thiếu gì những vùng dở khóc dở cười như trong bài viết này. Tuy nhiên dự án Khe Mạ lại có nét riêng: Dự án cấp xã, ban quản lư lại là cấp huyện, còn tiền rót về lại từ tỉnh (!). Thế là nước chảy qua 3 cấp chỉ được một khúc dạo đầu có vẻ róc rách, sau đó là nhỏ giọt và tạnh hẳn. Xã ngửa cổ chờ huyện, huyện chỉ biết làm công văn kêu tỉnh và chờ mưa. Nếu bài báo này là con cóc gõ cửa nhà Trời thì hy vọng Trời sẽ mưa cho 48 hộ nông dân nghèo khó này được nhờ. Trần Chinh ĐứcTrường mẫu giáo của Khe Mạ bị bỏ hoang từ ngày xây dựng đến nay vì không có trẻ con. Hoàng Văn Minh Vì tin vào những hứa hẹn về một tương lai xán lạn của cán bộ, 48 hộ dân đến từ nhiều địa phương khác nhau của huyện Phong Điền đã khăn gói ly hương lên vùng núi Khe Mạ của huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế theo một dự án xây dựng vùng kinh tế mới. Thể nhưng sau 3 năm triển khai, "khu kinh tế mới" vẫn là con số không về điện, đường, trường, trạm...và những hộ dân này đang trong tình cảnh dở khóc dở cười vì dự án bị ngừng đầu tư không rõ lư do.
Giấc mơ... tỉ phú Vùng gò đồi của xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, còn có tên gọi là Bắc Ô Lâu, hay Khe Mạ có diện tích khoảng 4.000ha. Trên lư thuyết, vùng đất hoang hoá này sẽ là những con gà đẻ trứng vàng nếu biết đầu tư. Thế nhưng từ thuở khai hoang lập địa đến nay, vùng Khe Mạ mới chỉ được "đánh thức" bằng cây mía cách đây mấy năm, và gần đây là cây caosu. Sau khi dự án mía đường của tỉnh TT-Huế đổ vỡ, vùng đất này gần như bỏ hoang.
Nhằm bố trí lại dân cư để khai thác quỹ đất Bắc Ô Lâu theo hướng đa dạng hoá nông nghiệp để "khai thác vàng", UBND huyện Phong Điền đã lập dự án kinh tế mới vùng Bắc Ô Lâu và đã được UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 9 tỉ đồng, trên diện tích 3.800ha, thời gian đầu tư từ 2001 -2005. Bước đầu sẽ chọn khoảng 150 hộ dân biết cách làm ăn của các xã Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong An...của huyện để đưa lên đây làm nền tảng.
Ông Nguyễn Văn Tâm - một nông dân xã Phong Hoà, huyện Phong Điền - nói: "Khi đi vận động dân, cán bộ xã, huyện thuyết trình với tui nghe sướng lắm. Họ nói trên nớ đất đai rộng mênh mông, ưa làm chi thì làm, lại được Nhà nước hỗ trợ bước đầu mỗi hộ dân 2,7 triệu đồng để làm vốn và một giếng nước. Nào là lên đó chỉ có lo... làm giàu thôi bởi điện, đường, trường, trạm, hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đã được xây dựng đầy đủ, thậm chí còn ngon hơn cả xã Phong Hoà của tui.
Nghe xong, tui sướng muốn điên lên, vì bao năm nay ở nhà, đất đai không có, làm quần quật vẫn không đủ cơm ăn. Lúc đầu, vợ chần chừ không muốn đi, tui thuyết phục, cứ đi, đất đai nhiều, lại thuận lợi như rứa, độ dăm bảy năm là mình thành tỉ phú. Nói mãi, nói mãi rồi vợ chồng tui cũng quyết định khăn gói ly hương lên Phong Mỹ với giấc mơ tỉ phú. Nhưng lên đến nơi, tui đã không tin vào những gì mà mắt tui nhìn thấy..." .
Ông Lê Viết Xuân nói: Hồ của mình đầy cá to, nhưng không bắt được. "Bỏ về mới là khôn" Những gì mà ông Tâm "không tin vào mắt mình" cách đây 3 năm, bây giờ tôi đến, vẫn còn vẹn nguyên như thế. Mặc dù chỉ cách trung tâm huyện Phong Điền 16km, và cách trung tâm xã Phong Mỹ có 5km, nhưng Khe Mạ được coi là vùng sâu, vùng xa, gần như biệt lập với bên ngoài bởi muốn vào được đấy phải "lội" qua sông Ô Lâu rộng khoảng 1km (không có cầu). Mùa nắng thì còn chịu khó được, chứ mùa mưa thì chỉ có "đứng bên ni bờ mà ngó bên tê bờ". Qua được sông rồi, nỗi khổ tiếp theo mà tôi phải chịu là con đường đất dài khoảng 15km vòng quanh khu dân cư, được mở từ hồi làm mía, lồi lõm ổ gà, ổ voi (thế nhưng trong dự án ghi đây sẽ là đường giao thông nông thôn loại...A).
Điều làm tôi bất ngờ nhất là đến thời điểm này, toàn bộ vùng Khe Mạ, ngoài cái trường mẫu giáo xây rồi bỏ hoang đã mấy năm nay vì không có trẻ con, và mỗi nhà có một cái giếng nước, còn lại những phần hạ tầng tối thiểu mà một khu dân cư - kinh tế nông nghiệp cần phải có vẫn là con số không. Cả vùng Khe Mạ mênh mông núi đồi mới chỉ có vẻn vẹn 48 hộ dân, lại ở rải rác, có khi phải băng qua hai ngọn đồi mới thấy một cụm dân cư ba - bốn nhà ở cách xa nhau hàng trăm mét.
Nét mặt không thể buồn hơn được nữa, ông Lê Viết Xuân, 51 tuổi, người dân tộc Vân Kiều, lên đây từ năm 2000 từ chương trình dãn dân của xã Phong Mỹ nói: "Trước đây vùng này có gần 60 hộ, nhưng chỉ ở được mấy tháng, khổ quá không chịu nổi nên bỏ về lại hết. Thậm chí có người mới lên hôm ni, nhìn quanh một vòng là hôm sau khăn gói về luôn. Lúc đầu, mình cũng định về, nhưng lỡ lấy hai mụ vợ, lỡ chia tài sản, đất đai rồi, về lại cũng không khá hơn nên đành trụ ở đây, tới mô thì tới".
Ông Lê Văn Tâm - nhân vật mà tôi đã dẫn ở trên - tâm sự: "Lên đây trụ được một tháng thì tui bỏ về lại Phong Hoà vì không chịu nổi khổ, buồn và thất vọng. Ở đây đúng là đất đai mênh mông, nhưng tui không có tiền, lấy chi mà đầu tư. Vả lại nhìn mô cũng trống trơn rừng núi, cái chi cũng không, sống như người rừng rứa răng mà chịu được? Bây giờ nhìn những người ở lại, mới thấy mình bỏ về là khôn".
Đi dở, ở không xong Có trở lại quê cũng không khá hơn ở đây là mấy vì không có đất sản xuất, không có việc làm, nên 48 hộ dân còn lại, dù khó khăn, gian khổ đến đâu cũng phải cố bám trụ. Cũng vì cố bám trụ mà phần lớn họ phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ, một cảnh hai quê.
Anh Nguyễn Đắc Thọ, ở xã Phong Sơn, lên đây từ năm 2003, kéo tay tôi vào thăm nhà anh, cũng là điển hình của 48 hộ dân ở đây. Ngôi nhà phên trống huơ với duy nhất chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế lắp ghép hổ lốn để tiếp khách. Tài sản đáng giá nhất là chiếc tivi đen trắng 14 inch thời... "Bảo Đại" chạy bằng bình điện. Thọ kể: "Từ ngày lên đến giờ, tui chỉ làm được một vụ lạc, bán được 7 triệu đồng. Hiện đang trồng được 3ha caosu, nhưng không biết năm tháng mô mới thu hoạch được". Mặc dù đã 2 con, nhưng ở đây, vợ chồng Thọ vẫn còn "son", bởi "hai đứa con phải gởi ông bà nội ở Phong Sơn để còn được đi học, chứ lên đây coi như mù chữ".
Ở Phong Sơn, vợ chồng anh vẫn còn căn nhà và 3 sào ruộng, đến vụ lại phải về, xong rồi lại lên đây. Hỏi sao không bán ruộng, bán nhà đi để chấm dứt tình trạng một cảnh hai quê, anh cười: "Cũng muốn lắm nhưng chưa biết đây tương lai ra răng. Nói thiệt, bà con ở đây hiện thất vọng và hoang mang lắm".
Vợ chồng anh Thọ trong ngôi nhà tạm bợ của mình. Ông Lê Viết Xuân, vì lên trước nên được ưu tiên hơn anh Thọ chút ít là được dự án hỗ trợ thêm một hồ nuôi cá. Tưởng là chuyện vui, ai ngờ gặp tôi, ông lại than. "Cái hồ cá nó hành mình cực như chó". Vừa nói, ông vừa dẫn tôi luồn qua một "rừng" lau lách cao quá đầu người để đi tìm cái hồ. Ông nói: "Cá mình đầy hồ, to lắm, nhưng không bắt được vì nước sâu quá. Hồi làm hồ, không hiểu răng người ta lại không làm hệ thống thoát nước. Mình thử đào rãnh để thoát nước, nhưng đào mãi không được vì đá cứng quá nên mình bỏ luôn".
Nói đến đây, tự nhiên ông Xuân ôm bụng, nhăn nhó. Tôi chưa kịp hoảng hốt, ông đã cười: "Không có chi mô. Mình đau bao tử lâu năm lắm rồi. Muốn về huyện khám bác sĩ nhưng mãi không có tiền. Sắp tới, mình định xuống ngân hàng vay ít tiền đi chữa bệnh, nhưng không biết "nó" có cho mình vay không?".
"Tui không biết nên... đoán bừa" Tôi đem một "rừng" điều không thể nào hiểu được sau một ngày mục sở thị ở Khe Mạ về hỏi ông Võ Phi Bình - Chủ tịch HĐND xã Phong Mỹ, thành viên của dự án trên. Ông Bình nói: "Đúng là trước đây khi còn làm chủ tịch xã, tui là thành viên của dự án, nhưng không biết giờ chức danh đó có còn không, bởi dự án đã được ngừng đầu tư từ cuối năm 2003 (sau khi đã thực hiện khoảng 30% trong kế hoạch 5 năm), và từ đó đến nay tui không có thông tin chi thêm cả. Lư do vì sao ngừng, tui cũng không được biết, nhưng nhà báo hỏi thì tui... đoán bừa như ri: Dự án nhìn thì rất ngon, nhưng có thể là không có tính khả thi, bởi dự án chỉ cấp xã, nhưng BQL dự án lại cấp huyện, và do phó chủ tịch huyện làm trưởng ban, nên có nhiều bất cập trong chỉ đạo, điều hành và nhiều bất cập khác khi triển khai".
Ông Bình dẫn chứng: "Thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng trước, rồi đưa dân lên sau, thì đây không hiểu vì sao lại làm ngược lại, tức đưa dân lên trước, rồi... làm hạ tầng sau. Người dân muốn có điện thắp sáng, nhưng trên đó nhà ở cách nhà có khi cả mấy cây số, có tiền tỉ cũng không kéo điện được. Khi mới triển khai, chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị về vấn đề này, nhưng không ai quan tâm để giải quyết. Tiếp đến, hầu hết người dân lên đây đều rất nghèo, không có vốn. Dù họ biết làm ăn giỏi đến mô, nhưng không có vốn thì cũng nhìn đất mà khóc chứ làm chi?".
Người cuối cùng mà tôi tìm đến với tâm trạng đầy hy vọng là ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, kiêm Trưởng ban Quản lư dự án, nhưng tôi chỉ nhận được một tiếng thở dài: "Tôi cũng không biết vì sao dự án lại bị ngừng đầu tư. Huyện cũng đã nhiều lần làm công văn gởi UBND tỉnh TT-Huế về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm...". Đến lượt tôi... thở dài. Hỏi đích danh ông trưởng ban quản lư dự án mà cũng không biết thì coi như... bó phép.
Trong tất cả các cuộc họp liên quan đến vấn đề di dân, dãn dân đến những khu tái định cư, những khu kinh tế mới, tôi thường nghe các vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh TT-Huế nói thuộc nằm lòng rằng: Phải tạo điều kiện tối đa để người dân đến nơi ở mới phải tốt hơn, hoặc chí ít cũng phải bằng nơi ở cũ. Nhưng xem ra, "phương châm" ấy không đến được tới vùng Khe Mạ. Xét một khía cạnh nào đó, có thể ở thời điểm hiện tại, thu nhập của người dân Khe Mạ bằng nơi ở cũ (khoảng 5 - 7 triệu đồng/ năm/ hộ, trong lúc thu nhập bình quân của người dân xã Phong Mỹ là 12 -14 triệu đồng/ năm/ hộ -NV). Nhưng, cuộc sống không thể chỉ có thu nhập bao nhiêu một tháng, một năm là đủ, mà sống phải cho ra sống. Chí ít là con cái họ phải được đến trường, họ phải được ở trong những ngôi nhà tươm tất, phải có điện thắp sáng, phải có đường để đi, phải có phương tiện để tính kế làm ăn lâu dài, và quan trọng nhất là họ phải mường tượng được cuộc sống tương lai của mình như thế nào...
Hy vọng rằng qua bài viết này, lãnh đạo, chính quyền tỉnh TT-Huế sớm có câu trả lời về tương lai của 48 hộ bị di dân lên rồi...để đó của vùng Khe Mạ.
-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 14, 2004
Em chao anh Bac Lieu .Vn chua co dan chu thuc su thi chua the rut ngan khoan cach voi cac nuoc trong khu vuc duoc . Mai mai khong bao gio .
Vn hien nay ton tai cung nho ban do ban thao tai nguyen cua dat nuoc , hau het tap trung o MN . Nhung tien thi nop ve trung uong Ha noi , do la chuyen tuy la. nhung co thiet o Vn .
-- NlddT (NlddT@invn.now), November 14, 2004.
Rồi từ đó mang triều cống Tàu Phù .Toàn dân ai cũng biết .Toàn dân hăy vùng lên diệt tan lũ sán lăi cộng sàn để tự cứu ḿnh cưú đất nước .
-- thich du thu (toollovers@comcast.net), November 15, 2004.