những người bị lãng quên

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

những người bị lãng quên

Nguyễn Qúy Ðại

Ðêm văn nghệ tết kết thúc, trên đường về những cánh tuyết rơi còn lại trên những cành cây màu trắng lung linh. Tôi vẫn nghe dư âm nhạc phẩm Ly Rượu Mừng, gợi lại trong tiềm thức nhạt nhòa mùa xuân quê hương, nỗi nhớ nao nao của người viễn xứ mãi vấn vương những nỗi buồn vô dạng.

Rót thêm tràn đầy chén quan san. Chúc người binh sĩ lên đường Chiến đấu công thành Sáng cuộc đời lành Mừng người vì nước quên thân mình...

Kià nơi xa xa có bà mẹ già .Từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà Chúc bà một sớm quê hương. Bước con về hoà nỗi yêu thương á a a.. Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi Ngày ấy quê hương yêu vui . Ðợi anh về trong chén tình đầy vơi....

(Ly rượu mừng, nhạc sĩ Phạm Ðình Chương)

Quê hương Việt Nam trải qua cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm, mọi người mong ước hoà bình để cùng nhau xây dựng quê hương yên vui, xương máu thôi tuôn rơi ! Biến cố ngày 30/4/ 1975 dù chấm dứt chiến tranh, nhưng hàng triệu người Việt đã phải bỏ quê hương xứ sở ra đi tìm tự do. Ðối đầu với xả hội mới Âu Mỹ văn hoá, phong tục hoàn toàn mới lạ.

Nhưng một thời gian ngắn, người Việt đã hội nhập vào xả hội, cuộc sống tạm ổn định và nghĩ đến việc duy trì truyền thống văn hóa, bảo tồn bản sắc dân tộc. Cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới tổ chức các lễ như : Tết âm lịch, giổ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, lễ Vu Lan, Phật Ðản rất qui mô phong phú nhiều người tham dự.

Theo Phong tục Tây Phương hàng năm có các lễ lớn như : lễ Tạ ơn, Giáng Sinh, tết Dương Lịch. Nhưng người Việt nam chúng ta ra đi không chỉ mang theo quê hương mà chúng ta còn mang theo cả truyền thống sinh tồn của dân tộc, Cộng đồng người Việt ở rải rác khắp năm Châu, ảnh hưởng văn hóa đa dạng. Nhưng sinh hoạt của người Việt vẫn giữ lại những nét đặc thù văn hóa Việt Nam.

Người Việt hải ngoại đã tích cực đóng góp vào công việc bảo tồn văn hóa thành công. Dĩ nhiên là tất cả cộng đồng chúng ta, từ cụ già, cho tới những thanh thiếu niên, trẻ em cùng vui, múa hát trong những Hội Xuân, những ngày lễ lịch sử.

Tết Qúy Mùi tại Muenchen nhiều hội đoàn tổ chức mừng xuân như : Hội Cao Niên; Cộng đoàn Công Giáo (Giáo xứ Nữ Vương Hoà Bình), các nhóm Võ : Karaté ; VOVINAM. Riêng nhóm Từ Thiện tổ chức vui xuân vào ngày thứ bảy Mồng Một Tết, đã đón nhận đông đảo đồng hương về tham dự thành công và vui vẽ. Dù phải thuê mướn hội trường nhưng ban tổ chức Không bán vé vào cưả, tạo điều kiện tốt để mọi người gặp nhau, tâm sự, chúc mừng năm mới, thưởng thức các món ăn đậm đà quê hương, bánh tét, bành chưng thơm mùi lá chuối... Tiền bán thức ăn, nước uống dành cho việc Từ-Thiện ?

Thời tiết khá lạnh –10 độ C, tuyết rơi đầy đường cỏ cây chỉ còn một màu trắng, Nhưng vào hội trường có cành mai vàng nở rộ, mang cho muà xuân thêm phần hương sắc. Dù cành hoa ấy không giống mai bên quê nhà thưở nào. Các cụ, các em trong những chiếc áo dài màu sặc sở...rộn rả tiếng cười, chào hỏi và chúc tụng. Nhưng nhiều người rất ngạc nhiên, trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tỵ nạn thường có cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, nhưng nay lại vắng bóng ? !!

Chùa Tâm Giác tổ chức tết văn nghệ tuyển lựa „ giọng ca vàng, cây nhà lá vườn“, vào ngày 8/2 dù thời tiết thay đổi, tuyết rơi nhiều gây trở ngại lưu thông, nhưng hội trường khoảng 500 chổ bán vé vào cửa đã đầy người, có chính quyền điạ phương đến chúc tết. Khai mạc đêm văn nghệ Quốc ca Việt Nam cử hành dưới ngọn cờ vàng.

Sinh hoạt văn hóa, tưởng nhớ quê nhà, lạc quyên giúp người nghèo khó „ ai chia sẻ của cải của mình cho người nghèo khó là thực sự được rửa sạch “ (1) là việc làm cao quý, hàng năm người Việt tỵ nạn tại Muenchen cũng như khắp nơi trên nước Ðức tổ chức, nhưng không rầm rộ qui mô như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Úc.. với rừng cờ vàng tung bay trong nắng ấm, các Hội Cựu Chiến Binh mặc quân phục, để tưởng nhớ và vinh danh các chiến sĩ, đã hy sinh cho cuộc chiến đấu tại miền Nam trước năm 1975. Các Gia Ðình Mũ Ðỏ, Mũ Nâu... đều có chương trình giúp đở những thương phế binh, bởi vì họ là chiến binh chiến đầu, bỏ lại một phần thân thể trên chiến trường.

Sinh hoạt các Hội đoàn kêu gọi đồng hương đóng góp tiền giúp : bảo lụt, trẻ em mù khuyết tật trong tình thương không biên giới. Nhưng các thương phế binh Quân đội VNCH dường như bị lãng quên !! trên Diẽn Ðàn Việt Nam Forum số 135 thông báo thương phế binh VNCH với cấp độ tàn phế 100% có ghi rỏ chứng chỉ cuả trung tâm miễn dịch của nha Quân Y bộ Quốc Phòng VNCH... Hạ sĩ Lã Văn Chung ở số 396B Tổ 16 KP5 Phước Long B quận 9. Cần sự giúp đở lòng từ-thiện hảo tâm hổ trợ của mọi người. Tiếng kếu cô đơn của người thương binh có thể rơi vào hư không !!

Nhóm Từ-Thiện có trưng bày hình các thương phế binh cụt tay, cụt chân, bên dưới có thùng lạc quyên! dù có gợi lại bao nhiêu hình dáng phế binh, để bao nhiêu thùng mấy ai chú ý ! bởi vì người Việt gặp thích tâm sự, ngồi lai rai với nhau. Nếu có người ôm thùng đi vận động, Mọi người đều hoan hỉ ủng hộ .

Hoàn cảnh người Thương binh xấu số, mong ước lòng từ thiện của mọi người cùng giúp đở ,người chiến binh kém may mắn, bị tàn phế và giúp những thương phế binh khác. Tuổi đời đã già, vết thương đau nhức cần thuốc chửa trị vv.. Với chế độ hiện nay tại Việt Nam họ không hưởng quyền lợi nào. Muốn vào bệnh viện phải có tiền, muốn cái xe lăn một cặp nạn mới như một ước mơ !!

Ðược biết Hội Tình thương là Hội trợ giúp cho thương phế binh VNCH, nhóm Từ Thiện Muenchen cũng hổ trợ với Hội Tình Thương. Thương phế binh phải có giấy chứng minh cấp độ tàn phế ..tránh việc lợi dụng có thể xảy ra. Trong việc chuyển tiền trợ giúp, được chứng minh giấy hồi báo, có chữ ký của người nhận, để khai thuế cuối năm

Hình ảnh người thương binh trở về mái nhà xưa, được nhạc sĩ Phạm Duy mô tả trong bản nhạc “Ngày trở về”, những người đã hy sinh một phần thân thể ngoài chiến trường trong cuộc chiến đấu vì tự do cuả dân tộc, trong ngày thanh bình của đất nước :

„ .. Ngày trở về có anh nông phu chống nạng cày bừa Vì thương yêu anh nên ngày trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ .Ngày trở về, luá ngô thi nhau hát trước ngõ Gió mát trăng thanh. Ôi ngày trở về ,có anh thương binh sống đời hoà bình (điệp khúc1)

...Ngày trở về, Có anh thương binh lấy vợ hiền lành Người đẹp bên anh ta cùng học hành Những khi tan công, hết việc xếp gánh

Ngày lại ngày, có em vui tươi, xách gạo bếp nước Có nắm cơm ngon ôi trời lạnh lùng Có đôi uyên ương sống đời mặn nồng (điệp khúc2)

Khát vọng hoà bình đã không đến với dân tộc Việt Nam. Nhạc phẩm cuả Pham Duy không còn là xoa dịu, an ủi cho người thương binh. Tập quyền cộng sản đầy tham vọng vẫn tiếp tục cuộc chiến, được sự hổ trợ cuả khối cộng sản Ðông Âu, Nga Tàu cưỡng chiếm miền Nam, áp đặt một chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử. Chúng ta đã trải qua giai đoạn cực kỳ khốn khổ, trại cải tạo mở rộng, cánh cưả tự do bị kép kín tình người lãng quên !! hận thù đầy vơi

Trong giai đoạn ký Hiệp Ðịnh Paris, nhạc sĩ Nhật Ngân cưụ học sinh Phan Châu Trinh Ðà Nẳng đã sáng tác nhạc phẩm “Tôi đưa em sang sông”, mơ ước ngày hoà bình về với quê hương, thời kỳ tự do sáng tác của miền Nam.

„ rồi anh sẽ diù em đi tìm thăm, mộ bia ký trong nghiã địa buồn, bạn anh đó đang say ngủ yên. Xin cảm ơn , xin cảm ơn người nằm xuống. Ðể có một ngày, có một ngày, cho chúng mình.Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la

Chuông chuà làng ta, chiều lại vang, bếp ai lên khói ấm tình thương, bát cơm rau thắm mối tình quê, có con trâu, có nương dâu, thiên đường nầy mơ ước bao lâu ..“

Chiều ngày 30/4 các thương binh trong các bệnh viện quân đội VNCH bị đuổi ra khỏi bệnh viện dù vết thương còn rớm máu !! Những thương binh nặng bị kê súng vào đầu bóp cò không thương tiếc !! bọn người man rợ „ les barbares“ (2)

Hoà bình với miền Nam bằng những trại tù, đổi tiền, cải cách công thương nghiệp đánh tư sản, tịch thu tài sản, đuổi người đi vùng kinh tế mới, muốn xóa tên nghiã trang quân đội . Vòng tay mở rộng thương mến bao la ! đã bị siết chặt với giáo điều cộng sản

Trước năm 1975, miền Nam thường xảy ra những cuộc đấu tranh chính trị, những nhật báo tư nhân, độc lập đả kích chính phủ, những cuộc xuống đường biểu tình, những bài ca phản chiến đến độ phản bội vẫn được lưu hành. Miền Nam tự do, trong lúc bên kia vĩ tuyến 17 miền Bắc không được phép biểu tình, phản chiến ?

Trên các mặt trận các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã xả thân chiến đấu, để cho những sinh hoạt tự do dân chủ đó diễn ra tại thành phố Sài Gòn.

Những sinh hoạt xuống đường, hát nhạc phản chiến như những con dao đâm sau lưng chiến sĩ

Nhưng Quân đội Việt Nam Cộng Hòa anh dũng, vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến phút cuối cùng phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu. Những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ phản bội dân tộc, nhiều người đã nằm xuống để bảo vệ cho tự do.

Trên bước đường lưu vong người Việt hải ngoại khi đã ổn định được cuộc sống, nhiều người gởi tiền nuôi gia đình, Các Hội Cựu quân nhân cùng nhau tìm cách giúp đỡ anh em thương phế binh cùng đơn vị tác chiến còn lại trong nước.

Hội Tình Thương Ðức Quốc, do một số cưụ quân nhân thành lập, không phân biệt binh chủng, nếu có giấy tờ chứng minh sẽ được giúp đỡ chia sẻ với các thương phế binh từ lâu bị lãng quên. Nhưng cũng có nhiều trường hợp khó giải quyết, nhũng người bị giấy tờ thất lạc !! những người Nghĩa quân, không có quân số !! Nhưng nhờ những người về thăm Việt Nam đã đến tận nơi để chia sẻ và xác nhận các trường hợp trên để giúp đỡ.

Voi tinh thần „lá lành đùm lá rách„ hy vọng các Hội Quảng Nam Ðà Nẳng, đã định cư Hoa Kỳ từ lâu, cùng nhiều người đi diện HO.(Humanitarian Operations) hay theo đi theo thử tục Orderly Departure Program. Ðã hội nhập ổn định đời sống, những chiến binh cùng một thời chiến đấu bị tàn phế, không có chương trình nào giúp đỡ của Ðồng minh Hoa Kỳ. Mong các Hội Ðoàn đồng hương giúp đỡ các thương phế binh với đời sống nghèo khổ, bị phân biệt bên quê nhà !!!

Các Hội QNÐN tại Hoa Kỳ :

Hội Ðồng Hương QNÐN tại Seattle Washington

Hội Ðồng Hương QNÐN tại tiểu bang Georgia

Hội Ðồng Hương QNÐN tại Nam California

Hội Ðồng Hương QNÐN tại Dallas- Fort Worth Texas

Hội Ðồng Hương QNÐN tại Hoston , Texas

Hoa nở để rồi tàn theo thời gian. Nhưng chỉ có loài hoa tình thương được nở từ lòng người sẽ không bao giờ tàn phai. Hoa tình thương phát xuất từ lòng từ bi bác ái và lòng từ tâm vô lượng cuả mọi người, chắc chắn sẽ giúp cho những thương phế binh còn lại trong nước, bớt đi nỗi buồn của thời gian bị lãng quên !!

(1) Trang 77 trong cuốn Cầu nguyện cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

(2) Những người đã bỏ mình vì nước và nơi an nghĩ cuối cùng cùa họ của bác sĩ Vicent thuộc đoàn (Me’decins sans frontie’ re) http://www.freeviet.org/forum/octt/text/oncotrit.html



-- Ho chi Minh Dam tac .. (vietnamcongsans Nuoi heo nhieu lam'' tieu doi nay mai @yahoo.com), October 30, 2004


Moderation questions? read the FAQ