Thịt tươi” và “quan họ ôm” Kinh Bắc

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thịt tươi” và “quan họ ôm” Kinh Bắc 25/10/2004 7:43:42 PM GMT +7Đổi thay: Nằm chênh chếch ở phía Đông kinh thành Thăng Long, vùng Kinh Bắc bên kia con sông Đuống qua cây bút của thi sỹ Hoàng Cầm với “Ngô khoai biêng biếc, lúa nếp thơm nồng” đã đi vào thi ca, nhạc hoạ.

Kinh Bắc 49 làng Quan họ với xứ Đông, xứ Đoài – những cái mà chỉ nghe sao vẫn thấy thân thương, trữ tình. Có lẽ đó là cái khí chất ngàn năm của một vùng văn hoá đặc sắc. Nhưng nay chỉ vừa sang qua chiếc cầu Đuống cổ kính, ngay sát mé sông, cùng tiếng dòng sông quan họ ầm ì cuộn chảy, không biết từ bao giờ đã dậy lên những câu gọi “anh ơi”. Khổ lắm, “vùng tối” Kinh Bắc thời nay…

Dân chơi Hà thành có câu “Chơi Bồ Đề, ăn đê Nhật Tân”. Làng Bồ Đề (nay nằm ngay cạnh “phố nhà nghỉ” Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm) nổi tiếng là chốn ăn chơi ngay từ thời Pháp thuộc. Dù bây giờ “con phố sung sướng” này đã chuyển hướng, hàng loạt khách sạn tư nhân thi nhau mọc lên, nhưng nơi đây tuyệt nhiên không nuôi tiếp viên, chỉ có cặp tình nhân nào tới thì cho thuê. Tuy vậy, giới sành ăn, ham chơi không bị thất vọng. Vùng phía Đông bờ sông Đuống (nay thuộc thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) ngay lập tức được nhiều tú ông, tú bà định đất xây dựng cơ nghiệp. Nơi ngã ba này, một đằng sang trung tâm thủ đô, một đằng đi Thái Nguyên, gần nhất là huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), khách vãng lai nhiều, cánh tài xế đường dài hay ghé, nhất là những tay chơi Hà Nội đã ngán ngẩm với ánh đèn nhộn nhạo, muốn tìm về hương đồng gió nội cũng khá nhiều. Vậy nên, thật khó tránh, cùng dòng sông Đuống hiền hoà chảy suốt ngày đêm, chẳng biết từ bao giờ nhiều thôn nữ cũng mạnh dạn đứng vẫy khách: “anh ơi” gần như 24/24. Ban đầu chỉ mấy em, nay dọc con phố Phan Đăng Lưu dài chưa đến một cây số, đếm sơ sơ đã được gần chục quán có các em tiếp viên đứng “chào hàng”.

“Vào đây em hát quan họ cho nghe”

Quán không tên, hoặc có tên cũng rất khó nhìn; chỉ cần thắp mấy bóng đèn màu hồng, hay màu xanh; có vài em đứng trước cổng vẫy vẫy… Đó là phong cách “giản dị” ở đây, bờ Đông sông Đuống. Các cô gái, đúng như thiên hạ đồn thổi “còn thơm mùi rơm mới”, hầu hết trông bộ vừa thoát khỏi ruộng đồng, không ăn nhập mấy với những bộ váy, đầm theo phong cách mới. Dừng lại một quán gần cuối phố của anh Lưu, chị Phượng (sau này tiếp viên giới thiệu) có hai cô gái trông khá hiền ngồi yên lặng ở cửa, tôi hỏi: “ở đây có gì không em?”. “Thịt tươi” – một cô vừa chạy ra đón, vừa cười trả lời. Có lẽ tôi cũng chẳng dám nấn ná lâu làm gì nếu bỗng chợt không có một câu nói thỏ thẻ như rót vào tai: “về làm gì, vào đây em hát quan họ cho nghe nào”… Thật hay giả? Tò mò, tôi bước vào. Xe được dắt lên thềm, cửa đóng lại, không ai nhìn được biển số. Chặt chẽ vậy nên vị nào vào đây mà nói chỉ uống nước thôi thì thật khó tin. Quả thật, vừa gọi đồ uống, cũng là lúc tôi được dẫn thẳng xuống tầng hầm, đẩy vào một ô ngăn sẵn (khu này mặt đường cao nên rất tiện, nhà nào cũng có hầm). Trong bóng tối lờ mờ, tôi ra nhận căn phòng rộng chừng 25m2 được tận dụng ngay trong bếp ăn của gia đình. Bát đũa còn lỉnh kỉnh. Các “ngăn” cũng được chia rất đơn giản. Một tấm liếp chặn ngang, một chiếc rèm che ngoài. Trong có một ghế xa-lon, một cái bàn bé tư. Quán của chị Phượng quy mô nhỏ, chỉ có 3 ngăn sát nhau. Nhà hàng phải mở nhạc để các đôi không nghe được tiếng của nhau. Có em vu vơ hát nhẩm theo đài, mặc cho khách “mỏi tay”. Nhưng thi thoảng nhạc ngắt, những âm thanh nhạy cảm vụt lên, thế là có tiếng cười ré. “Các em nhà quê mà, mộc mạc mà nhiệt tình” – dân chơi kháo nhau vậy. Ngoài quy định không được cởi đồ và đi “đến Z”, khách được chiều hết mức. Thế nên ngay cạnh “ngăn” của tôi, một anh chàng giọng lè nhè say rượu vừa vào đã sấn sổ, chẳng thèm kéo rèm, cô tiếp viên vẫn mặc, đồng lòng “phê” cùng khách. Đến mức tôi thò người ra, giơ máy di động chụp, máy kêu đánh xoạch mà cả hai không biết. Dân Hà Nội thích sang đây một phần cũng là vì thế.

Tiếp tôi là một cô gái tên Hoa. Không cho khách uống bia ngay, nàng bảo “để em thực hiện nghiệp vụ đã”. Cô giật tay cởi áo, cúi xuống, kéo nốt mảnh vải phía dưới rồi tự nhiên bảo: “ở đây chỉ vậy thôi, không cho cởi hẳn ra đâu!”. Ban đầu, tôi vẫn nghi ngờ lời mời “em hát quan họ cho nghe” là nói đùa, chắc gì cô hát được nhưng khi hỏi: “sao em không hát?”, cô gái tên Hoa vặn vẹo rồi… hát thật. Giọng cười cợt thế mà hát rất khá, tôi không phân biệt nổi đó có đúng là giọng vùng Kinh Bắc không nhưng Hoa nói đích xác tên một làng nổi tiếng vùng quan họ mà cô bảo là “quê em thật đấy”. Rõ uổng, cô này nói đúng ra là chẳng đẹp, cũng không duyên nhưng giọng thật mượt mà. “Ngày xưa em thuộc đội văn nghệ xã mà lị” – cô giải thích, rồi vô cớ cười nắc nẻ.

Hôm sau đến một quán cafe phía bên tay phải đường Phan Đăng Lưu, vừa dừng, 3 em đã ào ra dắt vào. “Có em nào biết hát quan họ không?”. Em, em, em… Cả ba cô đều nhận là “Bắc Ninh đây!”. Chỉ một cô tên Lan, nàng vơ vội chai bia, mặc mấy cô bạn tiu nghỉu tiếp tục phải ra… vẫy. Vào đến “ngăn”, Lan cười bảo thật: “em ở Tuyên Quang cơ”. Nàng lấp liếm “chè Thái gái Tuyên anh còn chê gì nữa”? rồi thêm: “Gì chứ quan họ thì em hát tốt”. Lan hát liền lúc 3 bài cho tôi nghe khiến ngăn bênh cạnh, anh chàng nào đó cũng bắt tiếp viên hát. Cô này lơ lớ tí rồi tịt hẳn. Chỉ có điều, giống cô Hoa hôm trước, Lan cứ nhất định trổ “nghiệp vụ” cho tôi trước; “xong việc rồi, nói chuyện gì mới nói”. Bảo “hôm nay anh chưa tắm, chỗ ấy bẩn lắm”, cô vẫn giục “em quen rồi, một ngày không thổi mấy cây thì nhớ phải biết ấy chứ”. Ngoài “nghiệp vụ” chủ bắt phải chiều khách để giữ mối làm ăn, việc của tiếp viên là tiếp chuyện khách cho hết 30-45 phút/ca (tuỳ quán và giờ cao điểm) nên bờ Đông sông Đuống đã khá nổi tiếng là chiều khách và tiếp viên “ngoan”. Ban ngày hay những hôm trời mưa vắng khách, tiếp viên còn được khuyến khích “xuống nói chuyện tiếp đi”. Nên phải khá vất vả tôi mới tìm được lư do “hôm nay anh phải chiều vợ rồi, mệt lắm”, Lan mới yên tâm ngồi uống bia rồi hát. Không phải liền anh liền chị nhưng có lẽ ngồi ngay cạnh dòng sông Đuống, câu hò “quan họ ở chúng em tạ về” của Lan tôi nghe cũng mượt mà, tình tứ lắm…

Bao giờ sông Đuống lại như xưa?

Sức mạnh của nhu cầu “giải đen”, hạ hoả thật lớn. Dù mới manh nha loại hình “quan họ ôm” nhưng “công nghệ” ở bờ Đông sông Đuống đã ở mức khá hoàn thiện. Khi một vị khách vừa vào trước tôi hỏi giá, bà chủ bảo: “anh yên tâm đi, đã có giá làng rồi”. Khảo sát mấy quán liền, đúng là “biểu giá” chung đã được thống nhất. Khá “mềm”: khi vào quán, khách trả 50.000đ, được kèm đồ uống. Sau khi “coctailk tay” xong, bo thêm cho tiếp viên 50.000đ nữa, không bị nài thêm. Có lẽ vì vậy mà ngoài đối tượng khách chủ yếu là tài xế đường dài, dân chơi lai vãng; một nguồn sống quan trọng của các cô gái bán thân bên bờ sông Đuống là đám thanh niên huyện Đông Anh và mấy cậu choai choai từ nội thành Hà Nội rủ nhau sang “nếm mùi đời”.

Thật buồn, không biết vụ “em hát quan họ cho nghe” có phổ biến không nhưng chỉ nghe mấy anh tài xế đường dài khao, gạ nhau đi ăn “thịt tươi” Kinh Bắc đã thấy rất buồn cho cái tiếng của mảnh đất vốn liền vùng quan họ. Mặc dù nhiều đợt truy quét đã được tiến hành nhưng vì khu chợ tình bên sông Đuống là địa bàn giáp ranh nên cứ có động, tiếp viên có “võ” đối phó, theo bài hẳn hoi: Không cởi hẳn đồ, công an xuống, khách chỉ việc… rụt tay lại, tiếp viên kéo hai cái là “đàng hoàng”. Nếu kiểm tra tạm trú, hợp đồng lao động; rất đơn giản, chỉ việc chạy sang địa bàn khác. Một hai ngày sau thấy yên, họ lại trở về. Và thiên hạ lại phải thấy các cô gái ăn mặc phong phanh ra “hóng gió” từ rất sớm.

Chống không được, đã mấy năm rồi, những “mầm độc” ở đường Phan Đăng Lưu vẫn sống “hiên ngang”. Chỉ tội danh tiếng của các cô gái xứ Đông, xứ Đoài bị vô tình làm cho vẩn đục. Và hiện tại, dù nói gì, tiếc gì thì với tiếng tăm “hương đồng gió nội”, ghế tại các quán bán “thịt tươi” bên bờ Đông sông Đuống vẫn luôn đầy. Thực đáng buồn, vùng Kinh Bắc trữ tình xưa, đúng như Hoàng Cầm nói: “Chỉ dòng sông là còn lãng mạn yêu đương”…



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 25, 2004

Answers

Response to Thịt tươi” và “quan họ Ă´m” Kinh Bắc

hic ...BAC NINH quê nôi cua~ tôi ...chu*a 1 lâ`n ddu*o*.c ddi tha(m

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 25, 2004.

Response to Thịt tươi” và “quan họ Ă´m” Kinh Bắc

sorry, man. que huong no more is a "chum khe ngot". VC fucks up everything.

-- (tamgaloi@yahoo.com), October 25, 2004.

Moderation questions? read the FAQ