moi cac ban vao xem tin quan trong ... co lien quan dden cong cuoc ddau tranh cua chung ta

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thảo phạt tuyên huấn trung ương Lá thư của ông Tiêu Quốc Tiêu nói Ban Tuyên huấn hoạt động trái Hiến pháp CHND Trung Hoa Một giáo sư Trung Quốc đòi 'thảo phạt Ban Tuyên huấn Trung ương', gây ra tranh luận ở Trung Quốc và các nơi khác trong đó có Việt Nam. Giáo sư ngành báo chí ở đại học Bắc Kinh, ông Tiêu Quốc Tiêu đã phổ biến một bài trên mạng Internet, lên án ban tuyên huấn trung ương nước này.

Theo ông, tuyên huấn là ngành xâm phạm nặng nề tới các quyền tự do ngôn luận và cản trở đất nước trên con đường phát triển văn minh.

Những gì diễn ra cho Tiêu Quốc Tiêu?

Không khác gì thời Trung Cổ

Theo ông, Tuyên Huấn Trung Ương chuyên bao che cho tệ tham nhũng và có quyền lực không kém gì giáo hội La Mã thời Trung Cổ ở châu Âu.

Vị giáo sư này cho rằng từ thời Tứ Nhân Bang tại Trung Quốc đến nay, Ban Tuyên Huấn của Trung Ương Đảng Cộng Sản chưa bao giờ bị phê phán về đạo đức và chính trị và chẳng thay đổi chút gì mà vẫn hoàn toàn mang tư duy Chiến Tranh Lạnh.

Trong thư 'Thảo phạt Tuyên huấn Trung ương' có đoạn như sau: "Mức độ tự do báo chí là thước đo của văn minh xã hội. Các nhà triết học tiền bối phương Tây đã nói: “Có thể không có chính phủ nhưng không thể không có tự do báo chí”. Ban Tuyên Huấn Trung ương đã coi báo chí như kẻ thù, ngay cả bốn chữ “tự do báo chí” cũng không được phép dùng tùy tiện". Ban Tuyên Huấn TƯ là một bộ máy “hồng và độc ác”

Giáo sư Tiêu Quốc Tiêu

Lá thư đã trực diện lên án ngành tuyên huấn bằng những câu như "Họ đã chà đạp lên những chuẩn mực tối thiểu nhất của văn minh. Ban Tuyên huấn Trung ương đã rơi vào “cái lô-cốt” ngu muội và lạc hậu nhất".

Ông cũng đặt câu hỏi về các lệnh cấm từ Ban Tuyên huấn là "từ đâu và do đâu? những cái “không được” của họ là vô căn cứ, hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính áp đặt, chúng không dựa theo một chuẩn mực cơ bản nào của văn minh nhân loại cả, mà trái với những kiến thức khoa học cơ bản".

Vị giáo sư này cũng đặt câu hỏi rằng tại sao các cơ quan, bộ ngành khác của nhà nước có thay đổi, bị phê phán, phải chịu trách nhiệm về công việc của mình, nhưng riêng ngành tuyên huấn thì không bao giờ bị làm sao cả.

Dùng điển tích Trung Hoa thời cổ, giáo sư Tiêu cho rằng ban này "biến hươu thành ngựa" và hoạt động "bất chấp đạo lư, chà đạp văn minh, làm sỉ nhục cả nhân cách của người Trung Quốc".

Sự quan tâm ở bên ngoài Ông Tiêu Quốc Tiêu cho rằng ngành tuyên huấn Trung Quốc là kẻ thù của báo chí

Lá thư của giáo sư Tiêu Quốc Tiêu, mới đầu chỉ phổ biến trong một số bạn bè, sau bị người khác đưa lên Internet, đã gây tiếng vang quốc tế rất nhanh chóng.

Theo chính lời giáo sư Tiêu thì "Tuần San Châu Á (Yazhou Zhoukan) của Hồng Kông đưa tin và công bố bài này sớm nhất. Sau đó đến đài báo phương Tây tiếp tục đưa tin. Ðài truyền hình Sat 1 của Ðức và đài truyền hình CBC của Canada đã thực hiện chương trình phỏng vấn tôi".

Được biết tài liệu này đã được dịch sang tiếng Việt thời gian qua, gây xôn xao trong giới quan chức chính trị, văn hóa tư tưởng và văn nghệ sỹ tại Việt Nam.

Hiện chưa rõ những ý tưởng như "muốn bảo vệ Hiến pháp thì không thể không “thảo phạt” Ban Tuyên huấn Trung ương" của giáo sư Tiêu tại sẽ gây ra phản ứng thế nào ở Việt Nam, nước có cơ chế tổ chức chính quyền, gồm cả ngành tuyên huấn, khá giống với Trung Quốc.

trich tu BBC

-- baclieu2002 (thomasph75@hotmail.com), October 20, 2004

Answers

Áp lực cho thay đổi chính trị tại Việt Nam William Horsley Phóng viên BBC, tường thuật từ Việt Nam

Việt Nam vẫn tin rằng đi theo chủ nghĩa cộng sản là đúng đắn Việt Nam từ lâu đã bỏ đi cách thức quản lý kinh tế theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, thế nhưng tốc độ thay đổi về chính trị thì chậm chạp hơn rất nhiều. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn nắm quyền chính, và không cho phép có sự bất đồng chính kiến.

Trong một trong những phóng sự đặc biệt về VN, phóng viên BBC, William Horsley, giờ đây tìm hiểu về áp lực gia tăng đối với chuyện phải cởi mở thêm nữa về chính trị tại VN.

Tận mục sở thị

Đó là một buổi sáng bận rộn tại trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh trong Sài Gòn. Tôi tới để hỏi các giáo viên và sinh viên học môn quan hệ quốc tế về những gì hiện còn mang tính xã hội chủ nghĩa tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam ra sức kiểm soát các cuộc tranh luận chính trị theo một cách rất rõ rệt. Bất cứ nơi nào tôi đi cũng đều có một người từ Bộ Ngoại giao Việt Nam đi kèm, gọi là “hướng dẫn viên chính thức”.

Một phần công việc của anh ta là tìm cách ngăn chặn tôi hay các phóng viên nước ngoài phỏng vấn những người mà có thể đặt câu hỏi về cách cầm quyền của đảng Cộng sản.

Thế nhưng Giáo sư Võ Văn Sen, trưởng khoa Sử, được phép giải thích về những hạn chế trong việc tự do bày tỏ các ý tưởng chính trị.

Ông nói: "Tôi vẫn tin rằng chủ nghĩa Marx Lenin là đúng đắn, thế nhưng chúng tôi cần phải bổ sung nội dung của chủ nghĩa Marx Lenin với những thành tựu mới của khoa học nhân văn hiện đại".

William:Thế ông nói sao về việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga, hay về Bắc Hàn hiện là một trong số những nước cộng sản cuối cùng còn sót lại? Giáo sư Võ Văn Sen: "Việc sụp đổ chủ nghĩa cộng sản tại Liên bang Soviet và tại các nước Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội cũ. Đó không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và không phải sự sụp đổ của học thuyết chủ nghĩa xã hội. Sau vụ sụp đổ chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội tại Liên bang Soviet, chúng tôi đã nhận ra một số sai lầm lớn". William: Thế còn quyền tự do cá nhân, ông có thừa nhận rằng quyền tự do cá nhân là quan trọng không? Giáo sư Võ Văn Sen: "Dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa, chúng tôi thừa nhận quyền tự do theo như hiến pháp của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; và chúng tôi ủng hộ quyền tự do cá nhân. Thế nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều hạn chế".

Và giới chức Việt Nam vẫn bảo vệ sự độc quyền của họ với những biện pháp cũ. Các tổ chức nhân quyền nói giới chức đã bắt hoặc bỏ tù hàng chục người hoạt động về dân chủ và những người lên chiến dịch đòi quyền tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, các trường đại học như trường tôi đến thăm là một phần của chính sách cởi mở, được biết đến với cái tên “đổi mới”.

Giáo sư Sen và các đồng nghiệp của ông cho tôi biết ông vẫn thích nghe các chương trình phát thanh ngoại quốc như thế nào: "Ngày nào tôi cũng nghe BBC và CNN, rất nhiều sinh viên trong khoa tôi nghe đài BBC hoặc CNN".

Khác biệt

Xã hội Việt Nam đang chịu nhiều áp lực để thay đổi, đặc biệt từ giới trẻ

Thế còn những sinh viên trẻ tại khoa quan hệ quốc tế này thì sao? Đây là thế hệ được tiếp cận một thế giới rất khác so với cha mẹ của họ, là những người đã từng chiến đấu chống Pháp và Mỹ trên mảnh đất Việt Nam.

Như vậy, liệu thuyết cộng sản chủ nghĩa có còn đóng vai trò gì trong thế giới của họ hay không?

Sinh viên Trần Thị Phương Thảo, 23 tuổi, nói: "Phương châm của tôi là thu thập thật nhiều ý kiến từ các nguồn khác nhau và sau đó thiết lập quan điểm của riêng mình. Trước đây thì thường chủ yếu là mối quan hệ giữa hai phía: phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng giờ đây, quan hệ này trở nên đa dạng hơn nhiều, và tôi không nghĩ là chuyện đó còn đóng vai trò quan trọng như trước".

Còn sinh viên Nguyễn Thanh Khoa, 19 tuổi, thì nói: "Tôi học tiếng Đức, bởi vì tôi muốn sang Đức sau khi tốt nghiệp. Tôi muốn xin học ngành quản trị kinh doanh". William:Thế bạn có thể tự suy nghĩ cho chính mình hay bạn phải học theo những câu trả lời sẵn có nào? Nguyễn Thanh Khoa: Đôi khi tôi có ý tưởng của riêng mình và tôi thảo luận với giáo viên của tôi để cho sáng rõ. William: Bạn có thể cho tôi biết một ví dụ về những giải thích cụ thể của giáo viên của bạn được không? Nguyễn Thanh Khoa: Xin lỗi, tôi không thể trả lời câu hỏi này.

Khoa và các sinh viên khác tỏ ra khá dè dặt mỗi khi động chạm gần tới ranh giới của cái được cho là đúng đắn về chính trị.

Chính phủ Cộng sản Việt Nam đưa ra cho người dân một cuộc ngã giá khá tế nhị: quí vị có thể có đủ mọi quyền tự do quí vị muốn, miễn là quí vị không công khai phản đối đảng Cộng sản.

Khoa và những người bạn của mình rõ ràng có vẻ rất thích thú khi đi tới quán karaoke ở địa phương.

Tôi đặt câu hỏi cho giáo sư Sen, rằng tương lai của nhà nước độc đảng tại Việt Nam là như thế nào?

Ông trả lời: "Vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam là bền vững. Tại sao ư? Đó là bởi vì đảng Cộng sản tại Việt Nam đại diện cho không chỉ mô hình phát triển mới của Việt Nam, mà còn đại diện cho quyền lợi quốc gia trong sự phát triển trong tương lai".



-- baclieu2002 (thomasph75@hotmail.com), October 20, 2004.


Mỹ viện trợ vì nhân quyền ở Bắc Hàn Nông dân ở Bắc Triều Tiên Tổng thống George Bush đã ký một đạo luật nhằm cải thiện tình cảnh khó khăn của những người Bắc Triều Tiên. Các quan chức Bắc Hàn đã coi đạo luật này là cố gắng nhằm lật đổ chính quyền cộng sản.

Nhà Trắng nói rằng đạo luật mới là nhằm để thúc đẩy nhân quyền và tự do ở Bắc Triều Tiên.

Đạo luật cung cấp một khoản tài chính 24 triệu đô la một năm để giúp đỡ các nhóm đẩy mạnh nhân quyền và giúp đỡ người tị nạn Bắc Triều Tiên. Nó cũng giúp cho người Bắc Triều Tiên có cơ hội tị nạn ở Hoa Kỳ.

Cho tới nay, những người tị nạn Bắc Triều Tiên vẫn được coi là công dân của Hàn Quốc, nước tự cho mình là chủ của toàn bộ bán đảo Triều Tiên.

Ảnh hưởng hữu hạn

Các nhóm giúp đỡ người tị nạn Bắc Triều Tiên nói rằng đạo luật của Hoa Kỳ là một biểu tượng quan trọng của sự trợ giúp mà họ cần cho dù ảnh hưởng thực tế của nó có thể có giới hạn.

Họ nói rằng hiện còn chưa rõ khoản tiền mới sẽ được phân bổ như thế nào và khi nào sẽ được phân bổ.

Hơn nữa, những người Bắc Triều Tiên cũng không được đối xử đặc biệt khi họ xin tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ.

Ít nhất hai trăm ngàn người Bắc Triều Tiên đã vượt biên giới vào Trung Quốc nhưng họ sẽ bị trả về quê hương nếu bị chính quyền Trung Quốc phát hiện.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều cảm thấy khó xử và lo ngại về đạo luật mới. Cả hai nước đều không muốn dòng người tị nạn sẽ lớn thêm.

Các quan chức Bắc Hàn lên án đạo luật khi nó được quốc hội Mỹ thông qua. Họ nói rằng đây là một phần của chính sách thù địch của Tổng thống Bush và nhằm để lật đổ chính phủ ở Bình Nhưỡng.

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 20, 2004.


Áp lực cho thay đổi chính trị tại Việt Nam William Horsley Phóng viên BBC, tường thuật từ Việt Nam

Việt Nam vẫn tin rằng đi theo chủ nghĩa cộng sản là đúng đắn Việt Nam từ lâu đã bỏ đi cách thức quản lư kinh tế theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, thế nhưng tốc độ thay đổi về chính trị thì chậm chạp hơn rất nhiều. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn nắm quyền chính, và không cho phép có sự bất đồng chính kiến.

Trong một trong những phóng sự đặc biệt về VN, phóng viên BBC, William Horsley, giờ đây tìm hiểu về áp lực gia tăng đối với chuyện phải cởi mở thêm nữa về chính trị tại VN.

Tận mục sở thị

Đó là một buổi sáng bận rộn tại trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh trong Sài Gòn. Tôi tới để hỏi các giáo viên và sinh viên học môn quan hệ quốc tế về những gì hiện còn mang tính xã hội chủ nghĩa tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam ra sức kiểm soát các cuộc tranh luận chính trị theo một cách rất rõ rệt. Bất cứ nơi nào tôi đi cũng đều có một người từ Bộ Ngoại giao Việt Nam đi kèm, gọi là “hướng dẫn viên chính thức”.

Một phần công việc của anh ta là tìm cách ngăn chặn tôi hay các phóng viên nước ngoài phỏng vấn những người mà có thể đặt câu hỏi về cách cầm quyền của đảng Cộng sản.

Thế nhưng Giáo sư Võ Văn Sen, trưởng khoa Sử, được phép giải thích về những hạn chế trong việc tự do bày tỏ các ư tưởng chính trị.

Ông nói: "Tôi vẫn tin rằng chủ nghĩa Marx Lenin là đúng đắn, thế nhưng chúng tôi cần phải bổ sung nội dung của chủ nghĩa Marx Lenin với những thành tựu mới của khoa học nhân văn hiện đại".

William:Thế ông nói sao về việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga, hay về Bắc Hàn hiện là một trong số những nước cộng sản cuối cùng còn sót lại? Giáo sư Võ Văn Sen: "Việc sụp đổ chủ nghĩa cộng sản tại Liên bang Soviet và tại các nước Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội cũ. Đó không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và không phải sự sụp đổ của học thuyết chủ nghĩa xã hội. Sau vụ sụp đổ chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội tại Liên bang Soviet, chúng tôi đã nhận ra một số sai lầm lớn". William: Thế còn quyền tự do cá nhân, ông có thừa nhận rằng quyền tự do cá nhân là quan trọng không? Giáo sư Võ Văn Sen: "Dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa, chúng tôi thừa nhận quyền tự do theo như hiến pháp của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; và chúng tôi ủng hộ quyền tự do cá nhân. Thế nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều hạn chế".

Và giới chức Việt Nam vẫn bảo vệ sự độc quyền của họ với những biện pháp cũ. Các tổ chức nhân quyền nói giới chức đã bắt hoặc bỏ tù hàng chục người hoạt động về dân chủ và những người lên chiến dịch đòi quyền tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, các trường đại học như trường tôi đến thăm là một phần của chính sách cởi mở, được biết đến với cái tên “đổi mới”.

Giáo sư Sen và các đồng nghiệp của ông cho tôi biết ông vẫn thích nghe các chương trình phát thanh ngoại quốc như thế nào: "Ngày nào tôi cũng nghe BBC và CNN, rất nhiều sinh viên trong khoa tôi nghe đài BBC hoặc CNN".

Khác biệt

Xã hội Việt Nam đang chịu nhiều áp lực để thay đổi, đặc biệt từ giới trẻ

Thế còn những sinh viên trẻ tại khoa quan hệ quốc tế này thì sao? Đây là thế hệ được tiếp cận một thế giới rất khác so với cha mẹ của họ, là những người đã từng chiến đấu chống Pháp và Mỹ trên mảnh đất Việt Nam.

Như vậy, liệu thuyết cộng sản chủ nghĩa có còn đóng vai trò gì trong thế giới của họ hay không?

Sinh viên Trần Thị Phương Thảo, 23 tuổi, nói: "Phương châm của tôi là thu thập thật nhiều ư kiến từ các nguồn khác nhau và sau đó thiết lập quan điểm của riêng mình. Trước đây thì thường chủ yếu là mối quan hệ giữa hai phía: phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng giờ đây, quan hệ này trở nên đa dạng hơn nhiều, và tôi không nghĩ là chuyện đó còn đóng vai trò quan trọng như trước".

Còn sinh viên Nguyễn Thanh Khoa, 19 tuổi, thì nói: "Tôi học tiếng Đức, bởi vì tôi muốn sang Đức sau khi tốt nghiệp. Tôi muốn xin học ngành quản trị kinh doanh". William:Thế bạn có thể tự suy nghĩ cho chính mình hay bạn phải học theo những câu trả lời sẵn có nào? Nguyễn Thanh Khoa: Đôi khi tôi có ư tưởng của riêng mình và tôi thảo luận với giáo viên của tôi để cho sáng rõ. William: Bạn có thể cho tôi biết một ví dụ về những giải thích cụ thể của giáo viên của bạn được không? Nguyễn Thanh Khoa: Xin lỗi, tôi không thể trả lời câu hỏi này.

Khoa và các sinh viên khác tỏ ra khá dè dặt mỗi khi động chạm gần tới ranh giới của cái được cho là đúng đắn về chính trị.

Chính phủ Cộng sản Việt Nam đưa ra cho người dân một cuộc ngã giá khá tế nhị: quí vị có thể có đủ mọi quyền tự do quí vị muốn, miễn là quí vị không công khai phản đối đảng Cộng sản.

Khoa và những người bạn của mình rõ ràng có vẻ rất thích thú khi đi tới quán karaoke ở địa phương.

Tôi đặt câu hỏi cho giáo sư Sen, rằng tương lai của nhà nước độc đảng tại Việt Nam là như thế nào?

Ông trả lời: "Vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam là bền vững. Tại sao ư? Đó là bởi vì đảng Cộng sản tại Việt Nam đại diện cho không chỉ mô hình phát triển mới của Việt Nam, mà còn đại diện cho quyền lợi quốc gia trong sự phát triển trong tương lai".



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 20, 2004.


Moderation questions? read the FAQ