troi oi la troi .. cac nha` cô? chu´ng cu~ng không tha,

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Nhà sàn cổ về thành

Một “văn phòng giao dịch” nằm ngay trên đường làng Do Lộ, quốc lộ 6, Hà Nội - Hòa Bình TT - Tôi tìm vào làng Do Lộ nằm cách thị xã Hà Đông (Hà Tây) 2km bên dòng sông Đáy, trong vai một doanh nhân đang máu kinh doanh nhà hàng ăn uống mang đậm bản sắc dân tộc.

Thấy tôi, một trung niên tên Tư, thợ mộc kiêm chủ xưởng gỗ nằm lùi sâu trong quốc lộ 6, “bắt” luôn: “Thế thì chơi nhà sàn là tuyệt đỉnh. Ông anh thích đồ tân hay đồ cổ?”. Thấy tôi yêu cầu xem nhà sàn cổ, Tư thỏa thuận: “Nhà sàn cổ rất đắt, là hàng độc, anh dám chơi không?”.

Chiêu mới của thợ mộc

Làng Do Lộ (thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) vốn nổi tiếng làng buôn gỗ. Thế nhưng từ khi Nhà nước đóng cửa rừng thì hàng trăm chủ nhảy ngay sang buôn nhà sàn cổ. Ăn theo các chủ là hàng trăm thợ mộc người bản địa, chưa kể một số thành viên từ địa phương khác tìm về mượn đất làm ăn.

Chỉ trong vài năm, người Do Lộ đã dẫm nát cả mấy huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình và giờ đây tiếp tục đổ bộ lên tận Sơn La, Lai Châu… để “làm thịt” nhà sàn cổ đang là linh hồn núi rừng Tây Bắc.

Ngày và đêm, hàng chục xe tải vẫn âm thầm nối đuôi chở những xe “củi” từ khắp ngả rừng Tây Bắc theo quốc lộ 6 đổ về Do Lộ, rồi tiếp tục tỏa đến các khu trang trại mà không bị cơ quan nào ngăn chặn!

Theo anh Tư, 3-4 năm trước để kiếm một nhà sàn cổ chỉ cần lang thang một ngày vì “hàng” có sẵn ngay tại thị xã Hòa Bình hoặc các làng bản cách đó vài cây số, nhưng giờ đây những thợ mộc như Tư phải ngược lên tận Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, lặn lội vào tận chốn rừng thiêng nước độc may ra mới “chộp” được một dinh cơ cổ của người Mường, Tày, Thái.

Mấy năm trước, tuần nào dọc quốc lộ 6 qua làng Do Lộ cũng chất từng đống cột, kèo, xà, ván (nhà đã tháo tung) với hàng ngàn mét khối gỗ lù lù ở hai bên đường, nhưng từ khi dân nội thành Hà Nội và nhiều “tiểu khu” ăn uống, du lịch ở Gia Lâm, Sóc Sơn (Hà Nội), Hà Đông, Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc (Hà Tây), Việt Trì (Phú Thọ), Đại Lải, Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Lương Sơn (Hòa Bình)... đua nhau chơi mốt nhà sàn cổ thì toàn bộ kho gỗ phế liệu trên mới biến thành tiền và được dọn sạch.

Thấy tôi nôn nóng một ngôi nhà sàn đưa lên dựng tại “tiểu khu” Hòa Lạc và hoài nghi tài năng của anh em Tư, anh ta liền khoe thành tích đã dựng hai nhà sàn sành điệu cho hai đại gia là quan chức của Hà Nội tại làng Hạ Bằng (Hà Tây) và cam đoan như đinh đóng cột: “Bọn em bảo đảm săn được cho anh ngôi nhà mỹ mãn, nhưng giá cả và phương án làm ăn phải để bọn em bàn thảo, mai mới trả lời anh được”.

Tôi hỏi lư do, anh ta cho biết: “Chơi loại hàng này không chỉ một mình bọn em mà phải cả đường dây mới mò ra. Bây giờ hàng hiếm, biểu giá thay đổi từng ngày”.

Nhưng ngay tối hôm sau Tư gọi điện về Hà Nội báo tôi vào xem chân dung một nhà sàn cổ qua… ảnh!

Trước mặt tôi là bốn tấm ảnh màu chụp đủ góc độ ngôi nhà như tôi yêu cầu mà Tư đưa ra giới thiệu: “Ngôi nhà này hiện đang ở tận một làng nằm sát biên giới Việt - Lào. Nhà trưởng bản đấy, 300 tuổi rồi, dựng bằng gỗ gụ, chò, táu… Nếu thỏa thuận xong với anh thì bọn em mới đặt vấn đề với chủ đường dây”.

Song Tư dứt khoát đòi giá 1,5 triệu đồng/m2 mới dám kêu “đường dây” làm lễ dỡ nhà, bốc gỗ lên xe chở xuống núi.

“Công trường” phục chế nhà sàn, nhà cổ của họa sĩ Mạnh Đức nằm ngay dưới chân đê Do Lộ Làng buôn nhà sàn

Tuy nhiên, Tư vẫn chỉ là một cò con trong cái làng nổi tiếng cả miền Bắc về buôn nhà sàn, nhà cổ.

Ở Do Lộ hiện có những người mang danh chủ xưởng gỗ nhưng thực chất lại là “trùm” cả đường dây buôn nhà sàn từ làng bản về thành phố.

Nhiều tay trùm mà khách sộp ở Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ... không ai lạ mặt như Nguyễn Huy Dân, Lê Đình Đối, Nguyễn Duy Hải, Kiều Xuân Bình, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Văn Tính, Vũ Văn Bội…

Trùm Dân ngoài 40 tuổi, xem ra là tay lão luyện trong đời buôn nhà sàn cổ, cứ dò xét, cảnh giác mãi khi thấy tôi bất ngờ tìm đến ngỏ ư mua một nhà sàn cổ. Cuối cùng anh ta mới yêu cầu tôi để lại danh thiếp để khi nào “bọn đàn em gửi ảnh về sẽ nhắn anh tới xem”.

Trùm Đối hiện đang nắm một xưởng mộc lớn nằm ngay mặt quốc lộ 6 với gần chục thợ mộc tinh nhuệ. Toàn bộ gỗ trong xưởng của anh ta là các chi tiết được tháo ra từ hàng trăm nhà sàn cổ và các thợ mộc chỉ là một bộ phận trong đường dây làm ăn có nhiệm vụ “mông má”, tân trang và phục dựng nhà sàn cho khách ngay tại thực địa sau khi tiếp nhận đống gỗ từ đội quân chuyên vận chuyển ở rừng về.

Nhưng số người cắt rừng vượt suối, cắm chân rết vào từng làng bản, trường kỳ mai phục mới chính là đội quân chủ lực của anh ta. Từ khi có “cơn sốt” nhà sàn, đến nay trùm Đối đã cất được vài chục ngôi nhà ở khắp nơi quanh Hà Đông, Hà Nội.

Nhưng đáng mặt đại gia phải là “công ty kinh doanh nhà sàn” của trùm Nguyễn Văn Mậu, “dân thổ” nhà sàn Hòa Bình dạt về Do Lộ đóng đô từ 10 năm trước. Hiện trùm này đang nắm cả trăm “chân rết” cắm khắp miền Bắc.

“Công ty ông ta lúc nào cũng chất sẵn hàng trăm khối gỗ dưới dạng rui, mè, xà, kèo, cột, ván… và ngày ngày hơn chục nhân công phải đánh vật với cưa xẻ, đẽo đục, kẻ vẽ… mới kịp hoàn tất hợp đồng.

Trùm Mậu không từ bất cứ nhà sàn, nhà cổ nào; từ ngôi nhà vài chục năm đến niên đại vài trăm năm còn đậm dấu tay thống lư, thầy mo, trưởng bản; từ loại mini 50-70m2 đến loại ngũ đại đồng đường 150-200m2.

Riêng họa sĩ Mạnh Đức, dân chơi cổ vật Hà Nội, đang làm chủ một công trường nhà cổ ở chân đê Do Lộ, còn rước cả loại nhà rường, nhà bức bàn từ miền Trung, miền Nam ra dựng sẵn cả dãy để triển lãm, gặp khách là bán.

Mỗi nhà sàn trên mua tại gốc (bản) chỉ 20-30 triệu đồng, thậm chí mấy làng ở huyện Mai Châu, Đà Bắc (Hòa Bình) mới đây còn “thanh lư” vội cả một dãy nhà sàn với giá chỉ 6,7-10 triệu đồng/ngôi; nhưng khi chở về thành phố “mông má”, lắp ghép nguyên dạng cho khách, các ông trùm thường nhét túi 100-120 triệu đồng.

Hiện các trùm đang vào cuộc đua. Họ không chỉ dừng lại những ngôi nhà bình dân có giá 100-200 triệu đồng mà đang nhắm tới những ngôi nhà cổ độc đáo nhất giá tới 400-500 triệu đồng bằng gỗ chò, đặc biệt là gỗ lim và pơmu thì 1-2 tỉ đồng/ngôi.

Để săn kỳ được loại nhà độc trên, trùm Mậu còn dám bao mức lương trên 1 triệu đồng/tháng cho tất cả đám tay chân người bản địa.

Nhà nước chỉ cấm khai thác, buôn bán gỗ rừng chứ không cấm buôn bán gỗ đã qua sử dụng và tất nhiên gỗ nhà sàn, nhà cổ đã sử dụng từ vài chục đến trăm năm rồi.

Không ít chủ hộ dân tộc Tày, Mường, Thái thấy dân Do Lộ lên trả 10-30 triệu đồng một ngôi nhà cũ kỹ, “chỉ là thứ gỗ phế liệu”, ngon ăn quá gật đầu bán. Nhưng bán xong chính họ lại cầm búa vào rừng đốn gỗ về dựng nhà mới...

co`n ddâu la va(n hoa´ dda(.c biê.t cua~ ngu*o+i` dân tôc thiêu? sô´

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 07, 2004

Answers

Response to troi oi la troi .. cac nha` cô? chu´ng cu~ng không tha,

O ben My co mot loai ca goi la "salmon" thit do ,rat duoc ua thich va ban rat duoc gia ,moi mua ca dan chung chi duoc cau moi nguoi mot chuc con neu ai cau nhieu hon ma bi bat thi phai phat 100$ mot con ,trai lai nhung nguoi dan da do duoc luoi ca tha gian ,nhung nguoi da do nay neu ban den xin mot hai con ho cho lien ,nhung neu ban hoi mua du gia cao ho khong bao gio ban ,do la vi ho co tinh do dan tri rat cao ,ho muon bao ton nguon loi cua ho ,bat ca chi du an ,khong phi pham . Trai lai o VN nhung thu gi khong phai cua ho thi duoc coi la do chua ,tha ho lay ban ,thoi VNCH co doi kiem lam de kiem soat viec don cay cua go ,moi nguoi dieu biet moi cay phai co toi thieu khoang 50 nam moi lay go duoc ,trung binh mot cay phai 100 nam .Voi cai da nay doi con hoac chat cua chung ta se khong bao gio nghe nhung chu : lim ,trac ,cam lai ,gu ,xa cu . . . vi bi tuyet giong .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), August 07, 2004.

Moderation questions? read the FAQ