Rao bán lịch sử VN

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Rao bán lịch sử VN

Bộ ảnh đầy đủ duy nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ ở đâu? Nguyễn Bách Việt
Có nhiều thứ khác qúy giá hơn gấp triệu lần mấy bức ảnh cũ rách ấy c̣n đang nằm ngoài Việt Nam. Đó là sự tự do thịnh vượng!

Trưng bày đồ “nhái lại“?
Đầu tháng 5 năm nay, năm 2004, cả nước Việt nam đă phải nghe, xem và chứng kiến rất nhiều màn biểu diễn kỷ niệm 50 năm Chiến Dịch Điện Biên Phủ.

Bảo tàng quân đội Việt Nam khai mạc riêng một triển lăm các di vật, h́nh ảnh về Chiến Dịch Điện Biên Phủ. Bất ngờ lớn nhất mà ít ai biết đến và cũng ít ai quan tâm là phần lớn những bức ảnh lịch sử trưng bày trong triển lăm này là những bức ảnh c̣n sót, c̣n dư lại hay là bản sao của những bức ảnh chính duy nhất đă bị bán mất. Tại sao có thể vậy? Đơn giản thôi, bộ ảnh gốc gần như đầy đủ nhất, duy nhất không chỉ về Chiến Dịch Điện Biên Phủ mà c̣n bao gồm cả nhiều h́nh ảnh quư giá khác cho lịch sử Việt Nam như ảnh ông Hồ đọc tuyên ngôn ở Ba Đ́nh, các cuộc họp bí mật, những giây phút đầu tiên ở Hầm tướng Decart v.v. đă bị rao bán cho các thương nhân Đài Loan và Pháp trong những năm 1997-1998 và hiện nay đang lưu lạc tại Mỹ trong một gia đ́nh gốc Việt.

Thế nhưng, các màn kỷ niệm Chiến Dịch Điện Biên Phủ đă diễn ra vô cùng tốn kém. Nhà nước đă bỏ ra 13 tỉ đồng (gần 1 triệu USD) để làm một bộ phim về Chiến Dịch Điện Biên Phủ, đúc một bức tượng đài chiến thắng lớn nhất tại Việt Nam bằng đồng và phải dùng tới 16 xe tải để chuyển cục đồng đó đến Điện Biên. Bức tượng đồng này giá trị hàng chục tỉ VND và thêm một giải thưởng Hồ Chí Minh (?)

Hàng không Việt Nam cấp vé máy bay miễn phí về Điện Biên cho các cựu chiến binh có 60 tuổi đảng và giảm giá 50% cho mọi cựu quân nhân có chứng nhận đă tham gia chiến dịch này. Nhưng chỉ một số ít cựu chiến binh có thể bay đến Điện Biên khi đủ tiền để trả nốt 50% giá vé c̣n lại. Giá vé máy bay ở Việt Nam thuộc vào hàng đắt nhất trên thế giới nếu tính theo tỉ lệ so sánh với thu nhập của người dân. Giáo sư Stiglitz, người được giải thưởng Nobel về kinh tế trong chuyến thăm Việt Nam năm 2001 đă phát biểu thẳng thắn như vậy (xem http://www.vnexpress.net/Vietnam/Ki...01/07/3B9B1F48/) . Ông đă thốt lên khi được hỏi về ấn tượng lớn nhất khi đặt chân đến Việt Nam, ông nói: “Giá vé máy bay của các bạn quá đắt. Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng chi phí đi lại th́ khó có nước nào b́ kịp!“ Cựu đại tá Phạm Quế Dương không thể hưởng sự ưu đăi giảm giá vé này v́ đang ngồi tù do dám lập ra Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng và CLB Dân Chủ Việt Nam.

Tự ái dân tộc nên ngu hay Ngu nên tự ái dân tộc Tôi được giới thiệu gặp chủ nhân của cuốn album ảnh độc nhất về toàn bộ Chiến Dịch Điện Biên Phủ để hỏi: Tại sao anh lại bỏ ra một số tiền lớn để mua một bộ ảnh cũ. Một hành động mà nhiều người khen và nhiều người chê là ngu xuẩn.

Anh T. ngồi im, nghĩ hồi lâu và kể lại, gần như tâm sự: “Thực ra tôi không phải là người ham mê, sưu tầm hay buôn bán đồ cổ. Trong lần về thăm Việt Nam khoảng những năm 97-98 lần đó tôi có quen với một vài người là chỗ họ hàng với một trong những người chụp ảnh cho Vơ Nguyên Giáp. Qua đó tôi biết được tin một số bộ sưu tầm các hiện vật quư về lịch sử Việt Nam đang đem ra gạ bán cho các thương gia buôn bán đồ cổ Pháp và Đài Loan. Trong số những thứ đem ra bán đó có bộ ảnh duy nhất về Chiến Dịch Điện Biên Phủ. Lúc đầu tôi cũng thờ ơ v́ chẳng liên quan ǵ đến ḿnh, nhất lại là một bộ ảnh nào đó về Điện Biên Phủ.“

Anh dừng lại như để nhớ và t́m lại những cảm xúc ngày đó và tiếp: “... Nhưng sau đó bị một số bạn bè khiêu khích và thách đố khi cả đám chúng tôi ngồi ca thán về chuyện cả nước Việt Nam đă bị bán, đàn bà Việt Nam cũng đă bị bán và đến bây giờ cả những tài sản lịch sử duy nhất cũng bị bán nốt cho dân ngoại quốc.“ Anh T. dừng lại để trấn tĩnh v́ h́nh như anh đang nhớ lại cảm giác “nhục nhă uất ức...“ ngày nào.
- Khi đó tức khí quá v́ nhục mà anh quyết định mua lại bộ ảnh đó? Tôi buộc phải hỏi để phá tan cảm xúc của anh.
Anh T. bừng tỉnh lại:
- Sau hôm đó, tôi về thề sẽ phá bằng được vụ buôn bán đó và mua lại bộ ảnh này. Mà lúc đó tôi không phải là kẻ nhiều tiền để có thể làm những chuyện đó.
- Khi đó giá bộ ảnh định bán cho thương gia Đài Loan và Pháp là bao nhiêu?
- Khoảng quanh $7.000 – 8.000 USD.
“Chỉ có $7.000-8.000 USD thôi!“ Chúng tôi cùng im lặng v́ cái giá quá thấp của lịch sử Việt Nam. Ít nhất nếu so sánh với 13 tỉ VND để làm một bộ phim, mấy chục tỉ và cả cái Giải thưởng Hồ Chí Minh (20 triệu đồng) để đúc tượng đồng.

Tất nhiên tôi ṭ ṃ muốn biết, làm sao anh T. có thể biết bộ ảnh đó là thật và duy nhất. Anh T. kể lại: “Sau đó là màn đôi co và mặc cả. Tất nhiên tôi được họ cho xem bộ ảnh đó. Họ khẳng định với tôi là không hề có phim âm bản và đó là bộ ảnh duy nhất c̣n sót lại. Tôi chỉ xem qua cũng có thể đánh giá được ngay giá trị của những bức ảnh trong album. Có vô số những bức ảnh chưa thấy công bố ở đâu và đặc biệt, tôi t́m thấy vài bức ảnh đă từng cho học giả nổi tiếng về Việt Nam, ông Bernarrd Fall, mượn, sao lại và dùng trong một cuốn sách nổi tiếng của ông về chiến tranh Việt Nam, cuốn ‘Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu‘. Tôi đă đọc cuốn sách đó và biết những bức ảnh này, thậm chí những bức ảnh trong cuốn album có hệt những vết bị mọt ăn, những chỗ bị rách hệt như những bức ảnh chụp và in lại trong sách. Nhiều bức ảnh khác c̣n có chữ kư, đánh dấu phía sau ảnh v.v. Không nghi ngờ ǵ, tôi quyết định phải mua bằng được cuốn album này.“

"Hell in a Very Small Place: The Seige of Dien Bien Phu", một cuốn sách về chiến tranh tại Việt Nam.

Anh giở cuốn album được giữ cẩn thận cho chúng tôi xem và chỉ những bức ảnh vàng cũ, ố màu. Nhiều bức ảnh chúng tôi chưa thấy bao giờ nhưng chỉ thoáng qua những nhân vật trong ảnh đă đủ nói lên tất cả. Anh T. c̣n rút một vài bức ảnh ra chỉ chúng tôi xem nhiều bút tích của những nhân vật tên tuổi.

Thận trọng gấp cuốn album lại, Anh T. cho biết anh đă phải móc sâu vào túi của ḿnh để phá vụ buôn bán và mua bằng được bộ ảnh duy nhất đó. Anh không muốn nói số tiền phải trả nhưng cho biết thêm là khi đó do không đủ tiền nên anh phải gán thêm một cổ vật quư của bản thân vào trong số tiền trả để giật lại bộ ảnh duy nhất này.

Tôi không cần tiền để phải bán
Anh T. cho biết thêm, sau đó một vài tờ báo Mỹ lớn trong vùng biết về bộ ảnh đó. Họ gọi điện thoại đặt vấn đề mua lại toàn bộ cuốn album. Chuyện đó diễn ra vào khoảng năm 2001. Nhưng anh từ chối v́ anh chưa cần tiền đến mức để phải bán. Hơn thế, khi anh mua bộ album không phải với mục đích làm ăn mà chỉ v́ tự ái dân tộc và cảm giác nhục nhă khi biết lịch sử của đất nước bị đem ra buôn bán. “Biết mà không làm được ǵ trong điều kiện của ḿnh th́ không chịu nổi,“- Anh nói.

Các tờ báo Mỹ không đầu hàng dễ dàng, không mua được th́ họ đề nghị cho chụp lại ảnh và trả tiền theo từng ảnh sẽ chụp. Tất nhiên lời đề nghị này cũng được từ chối khéo léo v́ không có ư nghĩa. Đặc biệt khi anh T. đă từ chối không bán cả cuốn album này.

Ǵ bán được, bán hết!
Anh X., một người chuyên kinh doanh đồ cổ, cũng biết anh T. khẳng định: “Bộ ảnh đó là thật và duy nhất.“ Anh c̣n nói thêm: “Tôi không có bộ ảnh đó nhưng tôi cũng mua được rất nhiều những bức ảnh quư giá duy nhất khác của lịch sử thời gian trước đó.“ Anh giới thiệu cho chúng tôi vô số các bức ảnh vợ vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, từ thời c̣n trẻ, đến những bức ảnh của gia đ́nh vua Bảo Đại, các vua chúa, quan lại khác trong triều đ́nh từ những năm 1800. Anh c̣n cho chúng tôi xem rất nhiều các ảnh mà chúng tôi chưa thấy bao giờ về gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm Trong đó có những ảnh về các những chuyến thị sát đặc biệt, các nhân vật chưa xuất hiện mà ngay chính anh cũng không biết là ai. Nhiều những h́nh ảnh về Nguyễn Văn Thiệu và các nhân vật chủ chốt miền Nam Việt Nam từ những năm 50-60.

Trước sự khâm phục của chúng tôi về kho sưu tầm của anh, anh X. cười: “Có ǵ đâu? Tiền mua được hầu hết. Những người có chức to th́ bán được tài nguyên, đất nước hay ít ra cũng bán được chức tước để kiếm tiền. Đám chức nhỏ hơn cũng phải t́m ra cái ǵ để bán chứ.“ Anh kể, anh đă từng mua được và bán lại một bộ ấm pha trà cổ từ thời vua Tự Đức cho một thương gia Hàn Quốc. Anh bỗng nói nghiêm túc: “Có một thứ đồ cổ mà tôi rất muốn mua, bán kiểu ǵ cũng lăi cao nhưng chưa biết phải bắt đầu thế nào?“ Chúng tôi cùng im lặng chờ đợi. Anh thong thả: “Đó là cái trưng bày ở lăng ông Hồ tại Hà Nội. Thứ đó sẽ tốn khá tiền để kiểm chứng xem có phải là đồ thật hay không. Nếu đúng th́ bán sẽ rất dễ và được giá!“

Một số bức ảnh trong bộ ảnh của anh T. Sẽ ra sao?
Được hỏi: Bây giờ, nghĩ lại anh có thấy tiếc v́ đă mua cuốn album này không? Anh T. trả lời rất chân thực: “Hoàn toàn không. Chỉ tiếc là khi đó không có nhiều tiền hơn để mua nhiều thứ khác mà họ đem ra bán. Rất nhiều phần lịch sử, văn hóa được bày bán khi đó.“

Tất nhiên chúng tôi thắc mắc, anh sẽ làm ǵ với cuốn album duy nhất đó. Anh cho biết, anh muốn khi có dịp sẽ trả lại nó cho lịch sử Việt Nam khi có điều kiện thích hợp. “Thế nhưng, sau khi anh trả lại họ sẽ lại đem bán tiếp th́ sao? Có ǵ bảo đảm v́ khi đă làm được một lần, sẽ dám làm lần nữa,“ – Chúng tôi hỏi. Anh T. thú nhận là anh không biết và chưa nghĩ đến mức như thế. Anh cũng nói thêm, trường hợp đó th́ chịu thôi v́ anh không đủ khả năng nữa. Anh T. bức xúc: “Khi mua chỉ v́ cảm thấy nhục nhă khi những gia sản của lịch sử bị gạ bán cho lái buôn ngoại quốc. Anh biết nhiều thứ khác cũng bị bán mất nhưng trong khả năng giữ, bảo vệ được cái ǵ tốt điều đó“ Anh T. nói rất muốn trả lại, thậm chí sẵn sàng đích thân đem cuốn album đó về cho không (khỏi cần lấy lại số tiền đă bỏ ra mua) nhưng chỉ muốn làm sao, có ǵ bảo đảm là những bức ảnh duy nhất đó sẽ không bị ăn cắp và bán tiếp lần nữa.

Chúng tôi kể cho anh về chuyện ông X. có ư định mua “cái trưng bày trong lăng ông Hồ ở Hà Nội“. Anh chỉ lắc đầu và nói: “Ông ta nói thật đấy. Buôn bán đồ cổ là nghề của chàng mà!“ Cảm nhận được tâm trạng của anh chúng tôi chỉ thấy buồn và thất vọng v́ quá nhiều điều quư giá của nước Việt Nam đă bị bán mất và đang nằm ngoài nước Việt Nam. Anh H., người giới thiệu buổi gặp gỡ của chúng tôi, cười và nói: “Trời, buồn làm chi, có nhiều thứ khác quư giá hơn gấp triệu lần mấy bức ảnh cũ rách ấy c̣n đang nằm ngoài Việt Nam. Đó là sự tự do và thịnh vượng!“

-- Dương Dê Cụ (DuongDeCu@yahoo.com), August 04, 2004

Moderation questions? read the FAQ