Người dân cần biết quyền của ḿnh

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Người dân cần biết quyền của ḿnh ba_den

Joined: Oct 14, 2002 Posts: 1082 Posted: 2003-06-14, 00:09:22

NGÔ NHÂN DỤNG

Ngày hôm qua mục này thuật lại ư kiến của một nhà trí thức Việt Nam qua thăm California, mà v́ ông đă trở về trong nước nên chúng tôi không nêu danh tánh. Ông nói: Người Việt Nam ḿnh không biết họ có những quyền ǵ. Mặt thứ hai của vấn đề này là: Đảng Cộng Sản Việt Nam th́ biết họ muốn có thứ quyền nào cũng được. Khi muốn bắt ai th́ thế nào họ cũng bịa ra một thứ tội, chẳng hạn họ đă bắt các ông Phạm Quế Dương, Linh Mục Nguyễn Văn Lư, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, vân vân. Thi sĩ Bùi Minh Quốc, nhà khoa học Hà Sĩ Phu có thể bị quản thúc nhân danh một nghị định phản dân chủ số CP35 do ông Vơ Văn Kiệt kư. Nhưng làm như thế vẫn c̣n mất công suy nghĩ mệt óc quá; có những trường hợp Đảng muốn bắt giam th́ cứ bắt khỏi cần giải thích, rồi muốn thả lúc nào th́ thả, như trường hợp Ḥa Thượng Thích Huyền Quang.

Nhưng các nhà trí thức trên biết họ có quyền ǵ, c̣n nhiều người dân khác là nạn nhân của một chế độ độc tài mà không biết tại sao, đành ngậm nỗi oan suốt đời. Cần phải có những nhà trí thức đứng lên nói đến nỗi oan của họ. Ngày hôm qua chúng tôi đă nói đến các nhà trí thức Trung Quốc đang yêu cầu quốc hội can thiệp xóa bỏ hệ thống bắt giam trái phép các lưu dân ở nông thôn đi t́m việc làm ở các thành phố.

Cảnh sát Mỹ có đối xử với những người Mễ ngụ cư bất hợp pháp cũng không tàn tệ như công an các xứ Cộng Sản như Việt Nam và Trung Quốc đối xử với đồng bào của họ v́ đói phải tha phương cầu thực. V́ ở nước Mỹ cảnh sát phải làm việc theo luật lệ, trước khi hỏi cung ai hay bắt giam ai đều phải báo cho người ta biết ḿnh nhân danh những luật lệ nào, và cho người bị t́nh nghi quyền có luật sư biện hộ. Ở Việt Nam và Trung Quốc th́ không giống Mỹ. Báo chí trong nước không được phép kể những chuyện bắt người bất chấp luật pháp nên chúng ta chỉ biết những trường hợp nổi tiếng như kể trên đây. C̣n ở Trung Quốc, nhờ có các giáo sư luật học đă nêu ra những trường hợp cụ thể khiến các nhà báo ngoại quốc có thể đăng tên tuổi. Báo New York Times đầu tháng Sáu kể trường hợp một nông dân tỉnh Hà Nam lên Bắc Kinh t́m việc đă được ba năm, ông này chỉ cho biết ḿnh họ Ngô, hoặc Vũ (phiên âm là Wu.) Ông Vũ 30 tuổi, sống với hai người lưu dân lao động khác ở cái cḥi bên ngoài thành phố, đi mua bán gỗ thừa để sống, mỗi tháng có thể kiếm được 800 nguyên, một con số khá lớn. Ở Bắc Kinh mỗi năm có 300 ngàn lưu dân bị bắt, phạt tiền, cưỡng bách trở về quê hoặc phải làm việc trong trại giam. Hệ thống công an phụ trách việc này có cả những trại giam riêng của họ, và họ không cần theo thủ tục tư pháp nào cả. Căn bản pháp lư của họ là một nghị định hành chánh đă có từ năm 1982 nhưng chưa bao giờ chính thức thành luật. Năm ngoái ông Vũ bị công an chặn bắt, hỏi hộ khẩu tạm thời, tức giấy phép làm việc ở Bắc Kinh, giống như người di dân Mễ bị hỏi ở California. Ông nói bỏ quên giấy ở nhà. Ông bị bắt giam, không được phép gọi điện thoại cho người quen để nhờ mang giấy tờ lại; rồi bị tống lên xe lửa áp giải về Hà Nam; thân nhân ông phải đóng tiền phạt gần 200 nguyên ông mới được thả. Những người không đóng được tiền phạt th́ phải ở trong trại giam, làm việc không công. Khi dành dụm đủ tiền lộ phí, ông Vũ lại đi xe lửa lên Bắc Kinh làm việc. Ở thành phố Bắc Kinh với 15 triệu dân có khoảng ba triệu lưu dân không có hộ khẩu và không có việc làm chắc chắn. Tất cả mọi người biết như vậy, các cán bộ, công an biết như vậy và ngoảnh mặt làm ngơ. Nhưng bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị bắt như ông Vũ. Họ làm những việc mà người dân thủ đô không thèm làm, như lượm rác, gánh nước, vân vân. Ông Vũ nói: "Họ cần chúng tôi, nhưng họ lại sợ không chấp nhận chúng tôi." Ông than: "Nhiều khi có hộ khẩu tạm họ cũng muốn bắt là bắt. Họ tịch thâu cái xe đẩy của ḿnh, họ lấy hết các dụng cụ để ḿnh làm việc sinh nhai!" Những người dân như ông Vũ có hàng triệu người ở Việt Nam, hàng trăm triệu ở Trung Quốc; họ cần có các nhà trí thức bênh vực. Giáo sư Tô Di Vĩnh ở Luật Khoa đại học Viễn Thông đang làm kiến nghị bênh vực các lưu dân này. Ông nêu lên vấn đề các thủ tục pháp lư khi bắt giam người đă không được tôn trọng, và có các tờ báo của đảng Cộng Sản đă loan tin về kiến nghị của ông. Ông nhận xét: "Hiến pháp Trung Quốc nói rằng mọi công dân b́nh đẳng trước pháp luật. Nhưng các nông dân bị đối xử phân biệt và hạn chế mọi thứ quyền tự do." C̣n ông Vũ, một nông dân, chỉ nói: "Tôi chả biết hiến pháp nói cái ǵ, nhưng tôi chỉ biết là cả cái hệ thống này nó sai!" Ngày hôm qua, nhật báo Financial Times ở London loan tin trên trang nhất là đảng Cộng Sản Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi hiến pháp! Một ủy ban cao cấp và bí mật do ông Ngô Bang Quốc đứng đầu đang soạn các điều mới tu chính hiến pháp cũ, trong đó sẽ công nhận quyền tư hữu các phương tiện sản xuất. Đây sẽ là một cách mạng trong hiến pháp, kể từ khi đảng Cộng Sản cầm quyền năm 1949. Nhưng hiến pháp các nước Cộng Sản chỉ là một mớ những khẩu hiệu. Các khẩu hiệu được hô to rồi không biết có ảnh hưởng ǵ đến người dân hay không. Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc công nhận quyền bảo vệ tài sản của các xí nghiệp tư th́ những người được hưởng quyền đó đầu tiên đa số chính là các cán bộ, đảng viên, và gia đ́nh họ, đă "bung ra làm ăn" từ hai chục năm qua. Sửa hiến pháp như vậy cũng là một cách bảo vệ tài sản của giai cấp tư bản đỏ. C̣n người dân b́nh thường, nhất là những nông dân nghèo khó và ít học th́ chắc đời sống vẫn như cũ, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam. Vấn đề là: Họ không biết họ có những quyền ǵ ghi trong hiến pháp! Hiến pháp Trung Quốc cũng như Việt Nam đều ghi rằng muốn bắt, muốn giam người, muốn hỏi cung, trưng bằng cớ th́ phải theo các thủ tục pháp lư. Nhưng nếu bây giờ ông Tổng Thống Bush qua thăm Hà Nội, Sài G̣n như ông Clinton đă đến thăm cuối năm 2000 th́ chắc sẽ có rất nhiều người bị bắt, không cần theo thủ tục nào cả. Ở Việt Nam vừa rồi chỉ có một người một ḿnh chỉ trích công khai đám công an bắt giam và hỏi cung trái phép. Đó là ông Trần Mai Hạnh, một tay chân của Năm Cam nhưng cũng là một Ủy Viên Trung Ương Đảng đă được Năm Cam cho tiền! Trần Mai Hạnh đă chỉ thẳng vào mặt công an Tiền Giang phản đối, v́ đó là nhóm công an được trao quyền điều tra vụ án. Nhưng đám công an Sài G̣n th́ không dám bôi mặt để chửi đồng nghiệp, v́ xưa nay họ vẫn bất chấp thủ tục pháp lư quen rồi! Cuối cùng th́ những người dân Việt Nam và Trung Quốc muốn được hưởng những quyền tự do căn bản của ḿnh, phải có những nhà trí thức đứng lên tranh đấu cho tất cả mọi người, như các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, v.v.. hoặc các giáo sư Luật Khoa ở Bắc Kinh. Người dân cần biết quyền của ḿnh, nhưng phải có người biết rồi chỉ cho họ thấy.

Cần có những người can đảm và ky sinh làm công việc "nâng dân trí" như Phan Châu Trinh đă nêu ra từ thế kỷ trước. Nước nào cũng cần những người trí thức hiểu biết và dũng cảm; trong 80 triệu người dân Việt Nam không biết được bao nhiêu nhà trí thức dám noi gương Phan Châu Trinh?

NGÔ NHÂN DỤNG

-- Lu Dam Duc (vietnamcongsans@yahoo.com), May 04, 2004


Moderation questions? read the FAQ